Giá đất ven biển lao dốc không phanh

Ngay sau khi có thông tin danh sách thu hồi 296 dự án bất động sản (BĐS), giá đất ven biển ở Quảng Nghĩa đóng băng và lao dốc không phanh. Bên cạnh đó, có những dự án doanh nghiệp giữ đất để… cỏ mọc hoang.

Vắng người mua

Còn nhớ, đầu tháng 7/2019, trang kinh tế của nhiều tờ báo nhấn mạnh về phân khúc bất động sản ven biển của tỉnh Quảng Ngãi sẽ trỗi dậy mạnh mẽ sau lễ khởi công dự án FLC Quang Ngai Beach & Golf Resort (FLC Quảng Ngãi), đất nền vùng biển Quảng Ngãi lập tức “bật dậy” từ năm 2019. Khu vực ven biển xã Bình Tân Phú tấp nập người đi mua đất. Giới kinh doanh bất động sản ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM… liên tục đổ về khảo sát tiềm năng thị trường bất động sản vùng ven. Một cò đất ở địa phương cho biết, người ở xa thông qua cò đất” đứng ra mua và hưởng hoa hồng.

Tại thôn An Thành, xã Bình Tân Phú, 2 hộ tranh thủ “bán nóng” và giá đất cao đến bất ngờ. Hộ ông Phạm Tấn V. bán lô đất chiều ngang 5 mét, dài 21 mét với giá 470 triệu; ông Phạm Văn L. bán lô đất chiều ngang 8 mét, dài 25 mét, giá 750 triệu. Một người chuyên BĐS cho biết, thời trước, bán lô đất đó 100 triệu chưa chắc đã tìm được người mua.

Khu vực đông dân cư ở các xã Bình Tân Phú, Bình Châu, người dân có tâm lý chờ giá đất nhích lên mới bán. Khu vực người dân bán đất nhiều nhất là xóm Châu Tân, thôn Châu Me, xã Bình Châu. Đây là xóm nằm biệt lập giữa cù lao cát hoang vắng, gia đình nào cũng sở hữu hàng ngàn m2 đất vườn. Vì vậy khi thấy đất nhích lên, nhiều người không thể chờ, mà “cắt xén” bán bớt để tận hưởng “lộc” sau nhiều năm sống khổ ở xóm chài nằm biệt lập.

Nhiều người đã trúng nhờ bán đất, như ông Bùi Văn N., Nguyễn D., Nguyễn B.,... Mỗi gia đình này bán đất kiếm được từ 1,5 đến 2 tỷ đồng. Ông N., một người dân địa phương nói cái đất Châu Tân hồi trước chỉ có ma mới ngó tới, “thanh niên trai trẻ về đây buồn quá rồi cũng đi vô Nam, xuống Sa Kỳ để kiếm sống. Nhưng giữa năm 2019 đất lên giá liên tục, ai hô bán là có người mua liền. Họ mua rồi bán sang tay, nhưng tới giờ thì nguội lạnh như cũ”.

Ông Phạm Tấn Cộng, một người dân ở thôn An Thành, xã Bình Tân Phú, cho biết, “giữa năm 2019, những người buôn bán đất về tấp nập, nhưng cuối năm 2019 thì vắng, bây giờ rao bán không có ai mua”.

Dân nhịn, doanh nghiệp để đất hoang

Năm 2006, khoảng 70 hộ dân ở thôn Vạn Tường, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) nhận được thông báo, phải rời khỏi khu bờ biển, dừng việc buôn bán, vì đất đã giao cho doanh nghiệp. “Đó là một cú sốc lớn, vì xã Bình Hải chỉ còn duy nhất một đoạn bờ biển sạch và bà con có thể ra đó bán hàng để kiếm thêm thu nhập” - một người dân chia sẻ.

Dự án được triển khai với cái tên khá đình đám “Khu dịch vụ Du lịch sinh thái Bình Sơn Hải”, chủ đầu tư là Cty 658, trụ sở chính nằm ở phường Tiền Phong, tỉnh Thái Bình. Ban Quản lý Khu kinh tế (BQL KKT) Dung Quất trao Giấy chứng nhận đầu tư số 0032/GCN-KKT DQ (ngày 30/6/2006), tổng diện tích đất thu hồi là 42.741 m2. Khi dự án triển khai, nhiều người dân địa phương đã đưa ra nhận định “họ chiếm đất, vì tất cả doanh nghiệp du lịch ở vùng này đang lỗ thì xây dựng khu du lịch sinh thái là điều phi lý”.

Nhưng sau cú khởi công đình đám thì Cty 658 bắt đầu bỏ hoang, cỏ mọc um tùm. Cho đến nay, hành tung của Cty 658 vẫn là một ẩn số.

Đến năm 2019, sau 13 năm “treo” dự án, nhu cầu về việc tái định cư của người dân đang sinh sống ở xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, cạnh Cty Cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất trở nên cấp thiết. Khu tái định cư triển vọng nhất được tỉnh Quảng Ngãi đang triển khai, đó là khu vực thôn Vạn Tường, xã Bình Hải (nơi có dự án treo).

Ngày 31/7/2019, thời điểm người dân ở xã Bình Thuận tha thiết xin được về khu tái định cư, Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất lập tức ký quyết định thu hồi dự án Bình Sơn Hải, sau đó tiếp tục ký quyết định chủ trương đầu tư số 279/QĐ-BQL, giao 13.274 m2 đất cho Cty Cổ phần phát triển Bất động sản (BĐS) Tuấn Tú, trụ sở tại phường Trần Phú, TP Quảng Ngãi, do bà Phạm Thị Thu Ngọc làm đại diện. Tên dự án là Khu du lịch Casa Marina Bay.

Trong hồ sơ pháp lý của Cty BĐS Tuấn Tú, BQL KKT Dung Quất đã đưa vào những điều khoản giúp doanh nghiệp “câu giờ”, chiếm đất mặt biển để tiếp tục treo. Cụ thể, trong mục tiến độ thực hiện dự án nêu rõ “tổ chức giải phóng mặt bằng từ quý IV năm 2019 đến quý II năm 2020…”. Trong khi mặt bằng dự án này không còn gì cần phải giải phóng thêm. Và kể từ ngày 31/7/2019 đến nay, Cty BĐS Tuấn Tú để đất cỏ mọc.

Khu dịch vụ tổng hợp Hương Lúa ở xã Tịnh Kỳ (TP Quảng Ngãi) cũng là dự án treo. Rất nhiều hộ dân phải rời khu đất ven biển này để doanh nghiệp xây dựng. Nhưng kết cục là dân mất chỗ mưu sinh, còn dự án vẫn là “bánh vẽ” trên giấy.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đề xuất bổ sung 6 khu công nghiệp gần 4.800 ha

(Vietnamdaily) - Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa đề xuất với UBND tỉnh bổ sung thêm 6 KCN, tổng diện tích hơn 4.796 ha vào định hướng phát triển.

Danh sách gồm KCN - Đô thị - Dịch vụ Xuyên Mộc (huyện Xuyên Mộc) có diện tích lớn nhất 1.143 ha; KCN Đất Đỏ II (mở rộng của KCN Đất Đỏ I - huyện Đất Đỏ), diện tích 1.000 ha; KCN Phước Hòa (thị xã Phú Mỹ), diện tích 800 ha; KCN Đá Bạc (huyện Châu Đức) giai đoạn 2 - 3 với diện tích 500 ha; KCN Phú Mỹ 3 mở rộng (huyện Tân Thành), diện tích 650 ha; KCN Cù Bị (huyện Châu Đức), diện tích 500 ha.

Ba Ria - Vung Tau: De xuat bo sung 6 khu cong nghiep gan 4.800 ha
 

Ninh Thuận: Nhiều doanh nghiệp bất động sản 'né' thanh tra

(Vietnamdaily) - Đoàn kiểm tra của Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận gặp khó do nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đã trốn tránh thanh kiểm tra, kể cả khi đã nhận thông báo.

Mới đây, Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận cho biết đã thành lập Đoàn kiểm tra hoạt động kinh doanh của 23/28 doanh nghiệp (từ ngày 1-30/7/2020). Trong quá trình kiểm tra, do ý thức chấp hành không cao, có nhiều đơn vị đã nhận thông báo nhưng lại trốn tránh và không tiếp đoàn.