Giá dầu "đe dọa" lạm phát

Chốt phiên giao dịch tại New York (Mỹ) ngày 10/5, giá dầu thô ngọt nhẹ New York (WTI) tiếp tục lên 71,36 USD/thùng, tăng hơn 10 USD/thùng so với cách nay một tháng. Đây cũng là mức giá dầu cao nhất kể từ tháng 11/2014.

Giá dầu thô tăng kéo theo giá xăng RON92 (xăng nền để pha chế xăng E5RON92) tại thị trường Singapore ngày 10-5 lên mức 84,78 USD/thùng, tăng đến 23,43 USD/thùng so với mức giá cách nay một năm, trong khi xăng A95 cũng lên 87,17 USD/thùng.
Đây là mức tăng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Một tin vui đối với ngành dầu khí, nhưng sẽ gây áp lực lên giá xăng dầu trong nước.
Giá xăng dầu bán lẻ trong nước dự báo sẽ được điều chỉnh tăng trong kỳ điều hành ngày 23-5 tới, do giá xăng dầu thế giới tăng mạnh - Ảnh: Q.Định
 Giá xăng dầu bán lẻ trong nước dự báo sẽ được điều chỉnh tăng trong kỳ điều hành ngày 23-5 tới, do giá xăng dầu thế giới tăng mạnh - Ảnh: Q.Định
Kinh doanh xăng dầu lo thua lỗ?
Trao đổi với chúng tôi, ông Cao Hoài Dương - tổng giám đốc PVOil - cho biết việc giá dầu tăng mạnh thời gian gần đây đã ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp đầu mối xăng dầu, trong đó chi phí giá vốn tăng quá lớn.
Theo ông Dương, khi giá dầu chỉ 50 USD/thùng, doanh nghiệp chỉ cần 500 tỉ đồng tiền vốn, giờ lên 70 USD/thùng thì chi phí giá vốn bị đội lên thêm 200 tỉ, trong khi doanh nghiệp phải đi vay ngân hàng và đương nhiên phải trả lãi.
Điều này khiến chi phí tăng thêm, mà đối tượng chịu thiệt cuối cùng lại là người tiêu dùng. Hơn nữa, chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu của Việt Nam là 15 ngày một lần. "Doanh nghiệp phải chịu rất nhiều áp lực" - ông Dương nói.
Trong khi đó, ông Dương Văn Phi, phó giám đốc Petrolimex Sài Gòn, cho rằng giá xăng dầu thế giới tăng không chỉ người dùng mà doanh nghiệp xăng dầu cũng ảnh hưởng, trong khi lợi nhuận định mức vẫn không thay đổi. Dầu khí là ngành được kỳ vọng sẽ hưởng lợi khi giá dầu thế giới tăng.
Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), giá dầu thô có dấu hiệu phục hồi là tin vui đối với ngành dầu khí.
Tuy nhiên, một lãnh đạo Tập đoàn PVN cho biết thị trường cung cấp dịch vụ dầu khí và các dịch vụ liên quan trong ngành có sự cạnh tranh gay gắt do có nhiều nhà cung cấp dịch vụ dầu khí nước ngoài có tiềm lực vượt trội.
Hơn nữa, việc suy giảm sản lượng khai thác ở các mỏ chủ lực trong năm 2018 dự báo còn diễn biến bất lợi, khó lường, các mỏ còn lại nhỏ, điều kiện phát triển, vận hành phức tạp, rủi ro địa chất cao... ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện mục tiêu khai thác dầu trong nước.
Vận tải gặp khó
Giá dầu tăng làm nhiều doanh nghiệp "đứng ngồi không yên". Ông Bùi Văn Quản, chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM, cho biết ngành vận tải đang trong tình trạng cung vượt cầu nên không thể tăng giá.
Vì vậy, khi giá xăng dầu tăng, các doanh nghiệp thường sẽ... chở quá tải để bù vào chi phí. "Doanh nghiệp mong muốn nhà điều hành trích quỹ bình ổn giá xăng dầu để ổn định thị trường xăng dầu trong nước đi kèm giảm bớt phí, thuế như phí bảo trì đường bộ, phí BOT..." - ông Quản đề xuất.
Ông Nguyễn Công Hùng, giám đốc điều hành Công ty CP Mai Linh (miền Bắc) - chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội, cũng cho rằng xăng dầu tăng giá với tỉ lệ bao nhiêu, các doanh nghiệp vận tải chịu thiệt hại tương ứng.
Còn nếu điều chỉnh giá cước thì chính doanh nghiệp cũng chịu thiệt hại do nhiều chi phí phát sinh.
Chẳng hạn, để điều chỉnh giá cước, doanh nghiệp phải đi kiểm định lại đồng hồ côngtơmet, đồng nghĩa hàng ngàn chiếc xe phải dừng chạy. Phí cho một xe taxi đi đăng kiểm đồng hồ là 110.000 đồng; in lại biển hiệu nhận dạng, giá cước niêm phong trong và ngoài xe theo nghị định 86 là 110.000 đồng/bộ.
Chưa hết, theo ông Tạ Long Hỷ - phó tổng giám đốc Vinasun, muốn tăng giá cước, doanh nghiệp taxi phải đi đăng ký với Sở GTVT, Sở Tài chính, Cục Thuế TP, trung tâm kiểm định của Cục Sở hữu trí tuệ, tốn kém cả thời gian và chi phí.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng lo ngay ngáy. Theo ông Nguyễn Tôn Quyền - chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, riêng công đoạn xẻ gỗ chủ yếu dùng nhiên liệu xăng, chưa kể khâu vận chuyển do phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu và thuê đơn vị vận chuyển.
"Một khi giá xăng tăng sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản xuất và sức cạnh tranh của hàng hóa Việt khi xuất khẩu" - ông Quyền lo lắng.
Ông Nguyễn Văn Thanh, chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô VN, cho rằng giá vận tải do thị trường quyết định, các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh phù hợp với khả năng chịu đựng của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, theo ông Thanh, "nếu thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu tăng lên kịch khung 4.000 đồng/lít từ ngày 1-7 tới, chắc chắn doanh nghiệp và người dân sẽ sống dở, chết dở".
Khó giữ lạm phát thấp?
Trao đổi với chúng tôi, bà Đỗ Thị Ngọc - vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê - cho rằng với xăng dầu thế giới tăng giá, nếu cơ quan điều hành điều chỉnh tăng giá xăng dầu trong nước chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới lạm phát, tác động tới giá cả.
Tuy nhiên, cơ quan thống kê phải chờ tới kỳ điều hành xăng dầu vào ngày 23-5 mới đánh giá chính xác ảnh hưởng tới mức độ nào.
"Trong tháng 4, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng vào ngày 7-4 và ngày 23-4, tổng cộng giá xăng A95 tăng 520 đồng/lít, giá xăng E5 tăng 590 đồng/lít, giá dầu diesel tăng 1.020 đồng/lít nên bình quân tháng 4-2018, giá xăng dầu tăng 2,72% so với tháng trước, đóng góp làm tăng CPI chung 0,11%" - bà Ngọc cho biết.
Trong khi đó, theo TS Nguyễn Đức Thành - viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, lạm phát cả năm 2018 sẽ không còn thấp như năm 2017.
Nguy cơ lạm phát vượt mức 4% là hoàn toàn có thể, khi mà các đợt điều chỉnh giá các dịch vụ công cũng như điều chỉnh tăng giá xăng dầu sẽ gây áp lực tăng lạm phát rất lớn.
Chính vì vậy, để kiềm chế lạm phát, các cơ quan điều hành sẽ cần phải theo sát diễn biến giá cả.
TS Nguyễn Đức Độ (Học viện Tài chính) cho rằng giá dầu là biến số khó đoán định, giá dầu tăng cũng có thể giảm, phụ thuộc vào căng thẳng chính trị giữa Mỹ - Iran.
Thậm chí, ngay cả trong trường hợp giá dầu tăng cao và lạm phát tăng 0,4%, CPI năm 2018 vẫn chỉ tăng 3,92%.
"Tất nhiên, khi lạm phát tăng 0,4%/tháng lạm phát cùng kỳ sẽ được duy trì ở mức trên 4%, áp lực kiểm soát lạm phát sẽ chuyển sang năm 2019" - ông Độ nói.
Giá dầu có thể tăng lên 100 USD/thùng?
Đây là ước đoán của Bank of America nêu ra ngày 10-5 dựa vào những diễn biến lo ngại của thị trường trong bối cảnh biến động kinh tế, chính trị tại Venezuela và Iran.
Theo Hãng tin Bloomberg, trong ngày 10-5 (giờ Mỹ), giá dầu Brent giao sau giao dịch với mức gần 77 USD/thùng.
Trong khi đó, theo Bank of America, dự kiến giá dầu sẽ đạt 90 USD/thùng trong quý 2-2019, thậm chí có thể còn cao hơn do nguồn cung trên toàn thế giới sụt giảm.
Đây cũng là ngân hàng đầu tiên ở Phố Wall dự báo khả năng giá dầu quay trở lại mốc 100 USD, mức giá chưa từng thấy kể từ năm 2014.
Dù cũng nhận định giá dầu Brent sẽ tăng lên mức 82,50 USD/thùng trong các tháng tới đây, thậm chí vượt qua mức này, nhưng Tập đoàn Goldman Sachs tin rằng giá dầu sẽ giảm trở lại trong năm 2019.
Giá dầu thô đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm khi Tổng thống Donald Trump quyết định sẽ áp đặt lại các lệnh trừng phạt với Iran.
Trước đó, giá dầu cũng đã tăng do khối OPEC cắt giảm sản lượng và những bất ổn nội chính của Venezuela - nhà sản xuất dầu lửa hàng đầu thế giới.

Giá dầu lao dốc kinh hoàng, xuống đáy thấp nhất 12 năm

(Kiến Thức) - Giá dầu WTI xuống dưới 28 USD một thùng trong phiên giao dịch đêm qua (20/1), thấp nhất trong 12 năm qua.

Trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu WTI giao tháng Hai giảm mạnh 6,7% xuống 26,55 USD/ thùng, thấp nhất kể từ tháng 5/2003.

Giá dầu giảm kỷ lục, xuống mức thấp nhất từ tháng 11/2016

(Kiến Thức) - Giá dầu thế giới đêm qua (giờ Việt Nam) đã giảm không phanh và rớt xuống mức thấp nhất trong 3 tháng qua. Giá xăng hiện cũng giảm theo dầu. 

Giá dầu thế giới đêm qua (giờ Việt Nam) đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng qua. Nguyên nhân là do các nhà khoan dầu Mỹ bổ sung thêm nhiều giàn khoan khiến lượng cung tăng cao, bất chấp những nỗ lực của OPEC trong việc hạn chế sản lượng dầu mỏ.
Cụ thể, dầu thô Brent giảm 42 cent (0,82%), xuống còn 50,95 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ ngày 30/11/2016.

Tin mới