Giá điện mới: Một giá hay tính tiền 5 bậc... thì dân lợi hơn?

(Kiến Thức) - Bộ Công Thương đang nghiên cứu phương án cho phép khách hàng dùng điện sinh hoạt được lựa chọn cách tính giá điện, hoặc một giá hoặc theo biểu giá bán lẻ điện bậc thang sửa đổi (sẽ rút gọn từ 6 còn 5 bậc).

Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng chia sẻ với báo chí vào ngày 8/7. Theo đó, đơn giá trong trường hợp này sẽ được xây dựng dựa trên giá điện bình quân 1.864,44 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT).
Trường hợp người tiêu dùng chọn phương án giá điện nào thì sẽ được ngành điện áp dụng phương án đó cho tới khi có biểu giá mới. Cụ thể, mức giá của phương án một giá đang được cân nhắc, nhưng chắc chắn sẽ cao hơn giá điện bình quân hiện nay là 1.864,44 đồng/kWh.
Theo thứ trưởng Vượng, tuần sau Bộ Công Thương sẽ họp rà soát lại và có báo cáo lần cuối, đưa ra lấy ý kiến trước khi trình Thủ tướng vào cuối năm nay.
Gia dien moi: Mot gia hay tinh tien 5 bac... thi dan loi hon?
Ảnh minh họa. 
Tuy vậy, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho hay, tính toán ban đầu cho thấy những người sử dụng nhiều điện trên 400 kWh, sẽ chọn phương án một giá điện. Trong khi, những người sử dụng bình quân dưới 400 kWh, hiện chiếm 70-80% tổng số lượng khách hàng có thể sẽ chọn biểu giá điện bậc thang do vẫn được hưởng lợi hơn.
"Phương án nào cũng có mặt được và không được, do đó phải tính toán tổng thể đối tượng nào trong xã hội chịu tác động. Với chính sách giá điện bậc thang hiện nay, những người thu nhập thấp sử dụng dưới 300 kWh/tháng vẫn có lợi hơn", Thứ trưởng Vượng nói.
Về tác động của phương án này đến doanh thu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Thứ trưởng Vượng cho rằng, nếu nhiều người sử dụng điện chọn phương án 1 bậc ít nhiều ảnh hưởng đến doanh thu của EVN. Song, xét tổng thể thì dù với phương án giá nào, tổng doanh thu trên số điện thương phẩm thì giá điện thu được cũng bằng giá bình quân của hệ thống điện để đảm bảo hài hòa lợi ích.

Giá điện tăng, người dân mất thêm bao nhiêu tiền mỗi tháng?

Việc giá điện tăng lên mức bình quân 1.710 đồng/kWh kể từ ngày 1/12/2017 sẽ khiến mỗi hộ dân mất từ 13.800 đến 34.800 đồng/tháng.

“Với hộ khách hàng sinh hoạt đáng áp dụng 6 biểu giá bậc thang, mỗi thang giá có một mức độ tác động khác nhau. Hộ tiêu tụ 50kW/h mỗi tháng thì tăng 3.250 đồng, hộ tiêu tụ 100kW/h mỗi tháng thì tăng 6.600 đồng, hộ tiêu tụ 200kW/h mỗi tháng thì tăng 13.800 đồng, hộ tiêu tụ 300kW/h mỗi tháng thì tăng 23.600 đồng, hộ tiêu tụ 400kW/h mỗi tháng thì tăng 34.800 đồng”, Cục trưởng Cục điều tiết điện lực cho biết.

Giá điện năm 2018 sẽ quyết định tăng ra sao?

Giá điện trong 6 tháng đầu năm 2018 dự kiến ổn định, trong 6 tháng cuối năm sẽ biến động tùy thuộc vào kết quả kiểm toán giá điện.

Báo cáo tình hình giá cả năm 2017, dự báo 2018 của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho thấy: Năm 2017, mặt bằng giá cả thị trường biến động theo hướng tăng thấp trong những tháng đầu năm, giảm trong quý II và tăng dần trở lại trong những tháng cuối năm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với năm 2016 và tăng 2,6% so với tháng 12/2016.

Tin mới