Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.

Bộ Công Thương đề xuất mức giá điện sinh hoạt mới, cao nhất lên tới 3.785,6 đồng/kWh, cao hơn nhiều so với mức 3.302 đồng/kWh hiện đang được áp dụng.
Trong hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Quyết định của Thủ tướng quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc theo đề xuất của EVN và Tư vấn, có thay đổi về cơ cấu tỷ trọng so với giá bán lẻ điện bình quân.
Gia dien sinh hoat moi len toi 3.700 dong/kWh
Ảnh minh hoạ (Nguồn thitruongtaichinhtiente.vn) 
Cụ thể:  Bậc 1: cho 100 kWh đầu tiên, đề xuất giá mới 1.892,8 đồng. Bậc 2: cho kWh từ 101 - 200, đề xuất giá mới 2.271,5 đồng. Bậc 3: cho kWh từ 201 – 400, đề xuất giá mới 2.860,2 đồng. Bậc 4: cho kWh từ 401 - 700, đề xuất giá mới 3.407 đồng (giá hiện tại 3.197 đồng).
Như vậy, Bộ Công Thương đề xuất giữ nguyên giá điện hiện hành cho bậc đầu từ 0-100 kWh nhằm đảm bảo ổn định giá điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện thấp (chiếm 33,48% số hộ). Phần chênh lệch giảm doanh thu tiền điện được bù đắp từ hộ sử dụng điện từ 401-700 kWh và trên 700 kWh.
Ngoài ra, giá điện hiện hành cho các bậc từ 101-200 kWh và 201-300 kWh cũng được giữ nguyên.
Song, giá điện cho các bậc từ 401-700 kWh và từ 700 kWh trở lên được thiết kế tăng cơ cấu giá bán điện nhằm bù trừ doanh thu cho các bậc thấp và khuyến khích tiết kiệm trong sử dụng điện.
Như vậy, so với giá điện sinh hoạt hiện tại, những khách hàng dùng từ 400 số trở lên sẽ phải chịu giá điện cao hơn.
Trước đó, EVN cũng tăng giá bán lẻ điện bình quân từ mức 2.006,79 đồng/kWh lên mức 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), tương đương tăng 4,8% từ ngày 11/10. Và với việc điều chỉnh lần này, giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm hơn 96,32 đồng/kWh.

Mới đây Bộ Công Thương vừa gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định quy định về một số nội dung liên quan đến giá bán lẻ điện bình quân.

Theo đó, Bộ Công Thương tiếp tục đề xuất điều chỉnh giá điện 2 tháng/lần, thay vì 3 tháng như hiện nay. Khi giá bán điện bình quân tăng từ 2% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng.

Còn khi giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh giảm tương ứng (giữ nguyên như quy định hiện hành).

Giá điện vừa được điều chỉnh tăng lên hơn 2.100 đồng/kWh

Theo đó, sẽ có hàng chục triệu khách hàng bị tác động và nhóm đơn vị sản xuất sẽ phải trả thêm khoản tiền nhiều nhất khi giá điện tăng.

Từ 11/10, giá bán lẻ điện bình quân tăng từ mức 2.006,79 đồng/kWh lên mức 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), tương đương tăng 4,8%. Và với việc điều chỉnh lần này, giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm hơn 96,32 đồng/kWh.

Đối tượng nào bị tác động sau khi điều chỉnh giá điện tăng?

Giá điện tăng sẽ kéo hàng hóa “leo thang”?

Giá điện bán lẻ bình quân tăng 4,8%, lên 2.103,11 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT) từ 11/10. Các chuyên gia cho rằng, giá điện tăng tác động tất cả sản phẩm khác của hàng hóa mà phải dùng điện.

Gia dien tang se keo hang hoa “leo thang”?-Hinh-8
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chính thức điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân lên 2.103,11 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT) từ ngày 11/10. Mức tăng này tương đương 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành. Đồng thời, biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt cũng được điều chỉnh tăng. Bộ Công Thương cũng đã ban hành Quyết định quy định về giá bán điện. Báo cáo hoạt động kinh doanh của EVN, trong năm 2023, tập đoàn này đã lỗ hơn 21.800 tỷ đồng.

Tin mới