Giá mít Thái tăng mạnh

Giá mít Thái tại một số tỉnh như Tiền Giang, Bến Tre… lên hơn 30.000 đồng/kg, tăng gần gấp đôi so với trước đó.

Cụ thể, mít Thái đang được thu mua với giá 33.000 đồng/kg loại 1; loại 2 được mua với giá 25.000 đồng/kg và loại thấp nhất cũng có giá hơn 10.000 đồng/kg.
Gia mit Thai tang manh
 Mít Thái đang được thương lái thu mua với giá 33.000 đồng/kg.
Đây là mức giá cao nhất trong vòng hơn 5 năm qua khi giá mít Thái lập kỷ lục, được bán với giá 50.000 đồng/kg vào năm 2018 và sau đó rớt giá thê thảm.
Thậm chí, có những giai đoạn mít Thái bán không ai mua, nhiều nhà vườn đã phải chặt bỏ cây mít Thái để chuyển qua các cây trồng khác.
Theo đánh giá của ngành chức năng, thời điểm hiện nay, nông dân địa phương đang chủ yếu tập trung xử lý, bơm tát chống hạn kết hợp chăm sóc phục hồi vườn mít ứng phó tình hình thời tiết khô hạn kéo dài, bảo vệ vườn cây và chuẩn bị cho các vụ thu hoạch giữa và cuối năm tới bội thu. Do vậy, nguồn cung không nhiều là một trong những nguyên nhân làm cho giá mít Thái tăng mạnh sau Tết.

Đang rẻ rề, giá mít Thái miền Tây lại tăng vọt, dân phấn chấn

Hiện nay, giá mít Thái loại 1 được thu mua tại các vựa trên địa bàn huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang) là 34.000 đồng/kg, còn mít loại 2 là từ 28.000 đồng/kg. Giá mua xô mít Thái cũng tăng lên và hiện ở mức trên 20.000 đồng/kg.

Mức giá mít Thái ở Hậu Giang hiện dù thấp hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng đã tăng hơn 10.000 đồng/kg so với cách đây một tháng.

Gần đây, các thương lái đã đẩy mạnh thu mua mít Thái trở lại khi tình hình thông quan mặt hàng nông sản ở các cửa khẩu có khởi sắc hơn so với một tháng trước.

Giống mít lạ khổng lồ, mỗi năm thu lời 300 triệu

Mô hình trồng cây mít Thái ruột nghệ tứ quý đem lại thu nhập từ 300-350 triệu đồng tiền lãi mỗi năm cho gia đình bà Lê Thị Xuân, thôn Thọ Phú, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, giúp gia đình bà có đời sống khá giả.

Trồng mít Thái ruột nghệ của gia đình bà Xuân trở thành mô hình điển hình trong phong trào chuyển đổi vườn tạp kém hiệu quả tại địa phương.

Năm 2012, bà Lê Thị Xuân, thôn Thọ Phú, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa đầu tư mua trên 150 cây mít thái ruột nghệ vàng tứ quý về trồng trên diện tích gần 1 ha vườn đồi. Sau quá trình đầu tư, chăm sóc, bà thấy cây mít Thái phù hợp với điều kiện đất đồi rừng, nhanh cho quả nên năm 2015 bà tiếp tục đầu tư trồng thêm 100 cây mít Thái. 

Tin mới