Kiến trúc sư James Law trong “ngôi nhà ống” nguyên mẫu. |
Có tên gọi OPod, “ngôi nhà ống” này chỉ có diện tích khoảng 30,48 mét vuông. Trong khi diện tích của một gara tiêu chuẩn khoảng 60 mét vuông. |
Công ty của Law là James Law Cybertecture đã sản xuất một “ngôi nhà ống” như hình trên đây từ các ống nước bằng bê tông có đường kính khoảng 2,5 mét. |
Bên trong sẽ có một chiếc ghế sofa có thể mở ra thành giường, kệ đỡ, một tủ lạnh mini, lò vi sóng và một phòng tắm có vòi hoa sen. |
Mỗi căn nhà ống có giá khoảng 15.000 USD tương đương hơn 340 triệu đồng. Giá này không rẻ, nhưng thấp hơn rất nhiều so với giá một ngôi nhà mới ở Hong Kông là 1,8 triệu USD – hơn 4 tỷ đồng. |
Law thấy những căn nhà ống của mình chính là giải pháp tạm thời cho tình trạng thiếu nhà ở tại Hong Kong. Các ngôi nhà ống có thể đặt tại những không gian chưa sử dụng. Như các xưởng đóng tàu. |
…giữa các tòa nhà... |
... hay thậm chí dưới gầm đường cao tốc… |
Vì mỗi chiếc ống bê tông này nặng gần 22 tấn nên chúng có thể an toàn xếp chồng lên nhau mà không cần vật liệu kết dính. Theo kiến trúc sư điều này sẽ giúp giảm thiểu chi phí lắp đặt. |
Tại Hong Kong có rất nhiều người phải sống trong điều kiện sống bẩn thỉu hoặc những khu chung cư cũ nát do giá thuê nhà, chi phí nhà cửa quá cao. Chính vì thế những ngôi nhà OPod là một lựa chọn không hề tốn kém. |
Đây cũng là công ty chuyên thực hiện các dự án tòa nhà sang trọng và cực ấn tượng. Như trung tâm thương mại hình trứng Cybertecture Egg Mumbai - Ấn Độ. |
Tổ hợp resort khách sạn Mega Wave tại Dubai. |
Trung tâm hội nghị Mumbai - Ấn Độ. |
Tháp DU Telecommunication tại Tiểu vương quốc Ả Rập. |
Tổ hợp khách sạn, sòng bài Suncity tại Ma Cao. |