Giá, phí đồng loạt “nổi sóng"

(Kiến Thức) - Người tiêu dùng liên tục "choáng" vì một loạt mặt hàng tiêu dùng đồng loạt tăng giá từ 1/8 nhưng lại được trấn an bằng việc giảm một số loại phí, thuế.

Điện, gas, sữa đồng loạt tăng giá

Ngày đầu tiên của tháng 8, người tiêu dùng liên tục đón nhận những thông tin tăng giá của một loạt các sản phẩm tiêu dùng như: điện, gas, sữa.

Sau nhiều lần nghi binh nói không và chưa tăng giá, chiều 31/7, ngành điện đã có thông báo chính thức về việc tăng giá bán điện. Theo đó, kể từ ngày 1/8, giá bán điện bình quân là 1.508,85 đồng/kWh (chưa gồm VAT), tăng 71,85 đồng/kWh (5%) so với giá bán điện bình quân đang áp dụng (1.437 đồng /kWh).

Giá điện tăng 5% từ ngày 1/8
 Giá điện tăng 5% từ ngày 1/8
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết lý do điều chỉnh giá bán điện là để bù đắp một phần chi phí phát điện tăng lên do tăng giá than và tăng giá khí. Đặc biệt là giá than từ ngày 20/4/2013 tăng 37%-41% tùy loại.

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), lần điều chỉnh giá bán điện này không có sự thay đổi về đối tượng áp giá, cơ cấu biểu giá mà chỉ điều chỉnh mức giá đối với các đối tượng theo quy định tại Quyết định 268/QĐ-TTg ngày 23/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Mức giá bán điện sinh hoạt bậc thang từ 0 đến 50 kWh áp dụng cho hộ nghèo và thu nhập thấp không thay đổi. Các hộ sử dụng điện sinh hoạt 100 kWh/tháng tăng chi 6.800 đồng/tháng, sử dụng 150 kWh/tháng tăng chi 10.650 đồng/tháng, sử dụng 200 kWh/tháng tăng chi 15.500 đồng/tháng, sử dụng 300 kWh/tháng tăng chi 26.000 đồng/tháng, sử dụng 400 kWh/tháng tăng chi 37.200 đồng/tháng.

Gas cũng tăng giá từ 1/8
Gas cũng tăng giá từ 1/8 
Trong khi đó, từ ngày 1/8, giá gas cũng được điều chỉnh tăng. Công ty Dầu khí TP.HCM (Saigon Petro) tăng 8.000 đồng/bình 12 kg, giá bán lẻ đến người tiêu dùng là 386.000 đồng/bình 12 kg. Tương tự, Pacific Petro tăng 8.000 đồng/bình 12 kg và quy định giá đến tay người tiêu dùng là 385.000 đồng/bình 12 kg. MT Gas cũng tăng 8.000 đồng/bình 12 kg và giá bán lẻ đến người tiêu dùng là 384.000 đồng/bình 12 kg. Gas Petrolimex Saigon cũng tăng 8.000 đồng/bình 12 kg.

Các công ty cho biết nguyên nhân giá gas tăng là giá gas thế giới tháng 8 công bố bình quân 820 USD/tấn, tăng 27,5 USD/tấn so với tháng 7 nên các công ty điều chỉnh mức ứng. Như vậy tính từ đầu năm đến nay giá gas tăng 3 lần với tổng cộng 22.000 đồng/bình 12 kg.

Bên cạnh đó, không thể không kể đến giá xăng cũng đã 3 lần tăng giá trong hơn một tháng qua. Hiện giá xăng đã tiệm cận mức cao nhất từ trước đến nay.

Từ hồi tháng 3 năm nay, các hãng sữa đã rục rịch điều chỉnh tăng giá và cứ tăng hết đợt này đến đợt khác. Tổng cộng cho đến trước thời điểm ngày 31/7, nhiều hãng sữa đã tăng giá lên tới 8-20%. Từ ngày 1/8, một loạt các công ty lại thông báo điều chỉnh tăng giá 5-20%.

Giá sữa cũng tăng từ 5-20%.
Giá sữa cũng tăng từ 5-20%.
Trước đó, từ giữa tháng 7/2013, nhiều siêu thị trên địa bàn TP.HCM đã nhận được thông báo đề nghị tăng giá của một số nhà cung cấp đối với các nhóm ngành tiêu dùng, thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến. Tuy nhiên theo một số siêu thị, hiện nay sức mua trên thị trường đang giảm nên việc điều chỉnh tăng giá hàng hóa vào thời điểm này gây khó khăn cho siêu thị và người dân. Nhiều siêu thị đã phải liên tục thực hiện các chương trình khuyến mại và giảm giá để thu hút khách hàng và duy trì doanh số.

Vé tàu, phí đường bộ đồng loạt giảm

Trong khi những thông tin về việc tăng giá những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khiến người dân lo lắng thì họ lại được trấn an bằng việc giảm giá vé tàu và phí đường bộ.

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã chủ động đề xuất và được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận, điều chỉnh giảm phí lưu hành trên đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đối với phương tiện loại 4 và loại 5 từ 0h00 ngày 1/8.

Mức phí giảm cao nhất đối với xe chở container 40 feet theo từng chặng tại cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình là 70.000 đồng.
 Mức phí giảm cao nhất đối với xe chở container 40 feet theo từng chặng tại cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình là 70.000 đồng.
Theo đó, đối với các loại xe có tải trọng từ 10-18 tấn, xe chở container 20 feet sẽ có 6 mức giảm phí theo 6 hướng tuyến. Mức giảm cao nhất là 35.000 đồng cho hướng tuyến đang có mức thu phí cao nhất là 175.000 đồng giảm còn 140.000 đồng. Các mức giảm tiếp theo sẽ là 30.000, 20.000, 10.000 và 5.000 đồng cho các hướng tuyến còn lại.

Đối với các loại xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên, xe container 40 feet cũng có 6 mức giảm phí theo 6 hướng tuyến. Mức giảm cao nhất là 70.000 đồng cho hướng tuyến đang có mức thu phí cao nhất là 280.000 đồng giảm còn 210.000 đồng. Các mức giảm tiếp theo sẽ là 60.000, 45.000, 30.000, 20.000 và 15.000 đồng cho các hướng tuyến còn lại.

Bắt đầu thu phí qua cầu Bình Triệu 1 (cũ) từ ngày 1/8
 Bắt đầu thu phí qua cầu Bình Triệu 1 (cũ) từ ngày 1/8
Cũng bắt đầu từ ngày 1/8, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP (CII) bắt đầu thu phí qua cầu cầu Bình Triệu 1 (cầu cũ) đối với xe đi từ TP.HCM ra Quốc lộ 13. Mức thu phí tại Bình Triệu 1 được thực hiện theo Thông tư số 90/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính. CII thu phí tại cầu Bình Triệu 1 để hoàn vốn đầu tư phần 1, giai đoạn 2 của dự án B.O.T (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) cầu đường Bình Triệu 2. Thời gian thu phí tại cầu Bình Triệu 1 là 3 năm 3 tháng. Chủ phương tiện mua các loại vé tháng, vé quý có thể sử dụng trong tháng, trong quý đối với cả 2 trạm tại đầu các cầu Bình Triệu 1 và cầu Bình Triệu 2.

Cũng theo thông tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, từ ngày 1/8, ngành đường sắt thực hiện giảm giá hàng loạt hạng vé với nhiều tuyến tàu khác nhau. Việc giảm giá tập trung vào các loại vé hạng sang, đi các chặng xa.

Cụ thể, giá vé giường nằm mềm máy lạnh tàu SE 3-4 Sài Gòn - Hà Nội giảm từ 1,99 triệu đồng/lượt xuống còn 1,76 triệu đồng/lượt với loại giường nằm tầng 1 và 1,96 triệu đồng xuống 1,705 triệu đồng/lượt với giường nằm tầng 2.

Với các tàu địa phương từ ga Sài Gòn đi Quy Nhơn, Nha Trang… ngành đường sắt cũng thực hiện giảm giá vé trên nhiều hạng vé. Từ ngày 1/8 đến hết ngày 19/12, tất cả các đoàn tàu khách địa phương (SE21/22, SQN1/2, SNT1/2, SPT1/2), mức giá vé giường nằm tầng 3 sẽ bằng giá vé ghế ngồi mềm tương ứng trên tàu.

“Không có chuyện đánh úp dân khi tăng giá xăng trong đêm“

(Kiến Thức) - Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng quản lý giá, Bộ Tài chính bác bỏ ý kiến cho rằng tăng giá xăng khi người dân mải… xem bóng đá ngày 17/7 vừa qua.

20h ngày 17/7 vừa qua, giá bán lẻ xăng RON 92 được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng tối đa 468 đồng/lít, nâng giá bán lẻ mặt hàng này lên mức cao nhất cho phép là 24.578 đồng/lít. Mức giá mới tăng này chỉ kém 2 đồng mỗi lít so với mức kỷ lục được thiết lập ngày 28/3 là 24.580 đồng/lít.

Việc tăng giá bán xăng dầu lại được thực hiện trong đêm khi trận bóng đá giao hữu giữa Việt Nam và Arsenal đang diễn ra khiến nhiều người tỏ ý nghi ngờ bị Bộ Tài chính và các doanh nghiệp “đánh úp”, lợi dụng tăng giá xăng khi người dân mải mê xem bóng đá. Thậm chí, trên nhiều diễn đàn, cư dân mạng còn chế hàng loạt ảnh hài hước về việc giá xăng tăng khi trận bóng hấp dẫn đang diễn ra.

Ảnh chế về việc tăng giá xăng trong tối ngày 17/7 vừa qua của cư dân mạng.
Ảnh chế về việc tăng giá xăng trong tối ngày 17/7 vừa qua của cư dân mạng. 

Tuy nhiên, sáng nay (19/7), Bộ Tài chính đã chính thức lên tiếng bác bỏ những suy diễn nói trên. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục quản lý giá, Bộ Tài chính khẳng định, Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu thực hiện rất nghiêm túc theo Nghị định 84 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường. 

“Về việc điều chỉnh giá xăng dầu ngày 17/7 vừa qua có ý kiến cho rằng có phải điều chỉnh trong lúc người dân mải mê xem bóng đá trận giao hữu Việt Nam – Arsenal hay không, xin thưa rằng không có chuyện đó. Việc điều chỉnh giá xăng dầu được tiến hành đồng loạt trên cả nước chứ không riêng gì Hà Nội, giá điều chỉnh thích hợp với việc thống kê, điều hành giá xăng dầu”, ông Tuấn khẳng định.

Theo ông Tuấn, cơ quan quản lý đã theo dõi rất sát sao diễn biến giá xăng dầu thế giới, đặc biệt là có sự tham chiếu, đánh giá theo quy định của pháp luật. 

Ngày 1/7, sau khi tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp về việc giá cơ sở đang cao hơn giá bán lẻ và đề nghị được tăng giá, Bộ Tài chính nhận thấy, ngày 28/6, doanh nghiệp đã có một lần điều chỉnh giá xăng dầu nên đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp kiềm chế, không tăng ngay, tiếp tục theo dõi bởi diễn biến giá xăng dầu thế giới không ổn định, lúc tăng, lúc giảm. 

Sau đó, dưới áp lực tăng của giá xăng dầu thành phẩm thế giới, ngày 17/7 vừa qua, Bộ Tài chính đã thống nhất với Bộ Công thương và tính toán thấy giá cơ sở đang cao hơn giá bán lẻ từ 726 đồng đến 988 đồng.

“Mức chênh này rất cao, chúng tôi nhận thấy nếu để doanh nghiệp tự điều chỉnh giá bán lẻ theo như vậy sẽ tác động rất lớn đến sản xuất kinh doanh và chỉ số CPI, sau khi lựa chọn các phương án điều hành thì Bộ Tài chính đã yêu cầu các doanh nghiệp phải cắt giảm 2/3 lợi nhuận định mức đối với mặt hàng xăng. Nghĩa là trong lợi nhuận định mức, các doanh nghiệp được hưởng 300 đồng/lít thì từ ngày 17/7, yêu cầu doanh nghiệp cắt giảm 200 đồng, chỉ còn hưởng lợi nhuận 100 đồng/lít. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính còn nâng mức Qũy bình ổn giá cho mặt hàng dầu hỏa và diezen từ 200 đồng lên 300 đồng/lít. Sau khi bù đắp như vậy thì giá cơ sở vẫn cao hơn giá bán lẻ từ 126 đồng – 400 đồng nên BTC giao cho DN rà soát và điều chỉnh giá vào ngày 17/7 nhưng không được cao hơn mức tối đa theo quy định của Bộ Tài chính”, ông Tuấn phân tích.

Nhận định thêm về đợt tăng giá mới này, ông Tuấn tính toán, việc tăng giá xăng, dầu có thể tác động khoảng 0,1% tới chỉ số giá tiêu dùng. Tuy nhiên, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi biễn biến giá cả những mặt hàng có thể bị tác động trong thời gian tới để quản lý chặt chẽ và tham mưu cho Chính phủ giúp bám sát mục tiêu lạm phát năm nay.

Những lần tăng giá “cực hiểm” của xăng dầu

(Kiến Thức) - Mới đây, Bộ Tài chính khẳng định không “đánh úp” dân khi tăng giá xăng nhưng nhiều người vẫn thấy khó hiểu khi cơ quan này liên tục chọn…buổi tối để tăng.

Chưa cần xét đến những lần tăng giá kể từ đầu 2013, chỉ tính riêng 3 lần tăng giá xăng gần đây nhất thì thời điểm điều chỉnh đều rơi vào... buổi tối.
Cụ thể, 20h ngày 14/6, xăng bất ngờ tăng thêm 426 đồng/lít, dầu diesel tăng tối đa 221 đồng/lít trong bối cảnh trước đó ít ngày, các chuyên gia trong lĩnh vực xăng dầu đều có chung nhận định các doanh nghiệp xăng dầu đang có tình trạng "lỗ giả, lãi thật", thậm chí nhiều ý kiến đặt vấn đề nên ngừng xả Quỹ Bình ổn bởi doanh nghiệp thực sự không lỗ như họ nói.

Tin mới