Giá rẻ chiếm ưu thế ngành hàng “mẹ và bé”

Theo Báo cáo thị trường TMĐT phát hành định kỳ bởi Metric, 3 quý đầu năm 2023 chứng kiến sự tăng trưởng doanh thu đầy tích cực của Ngành hàng Mẹ & Bé trên 5 sàn TMĐT lớn nhất tại Việt Nam hiện nay.

Tổng doanh số cán mốc 8.708 tỷ đồng, cao hơn 57% so với cùng kỳ 2022. Đồng thời, số lượng sản phẩm đã bán cũng lên tới 56,6 triệu - tăng 54%.
Sữa công thức & Thực phẩm cho bé dẫn đầu ngành hàng
Với 1.544,2 tỷ đồng thu về trong 9 tháng đầu năm 2023, Sữa công thức & Thực phẩm cho bé đang là nhóm sản phẩm đem lại doanh thu nhiều cho ngành hàng Mẹ & Bé. Tuy nhiên, so sánh với cùng kỳ 2022, Đồ dùng phòng ngủ cho bé mới cho thấy sự bứt phá đáng kinh ngạc khi tăng trưởng lên tới 104%.
Ở chiều ngược lại, 3 nhóm hàng An toàn cho bé, Mẹ & Bé khác, Bộ & Gói quà tặng chứng kiến tình hình kinh doanh không mấy tích cực khi suy giảm lần lượt 7%, 6% và 33%.
Gia re chiem uu the nganh hang “me va be”
 
Giá rẻ tiếp tục chiếm ưu thế
Xét số lượng sản phẩm bán ra theo phân khúc giá, mức 0 - 100 nghìn đồng đang là khoảng giá phổ biến nhất với 62% thị phần. Lần lượt xếp theo sau là phân khúc giá 200 nghìn - 500 nghìn và 100 nghìn - 200 nghìn. Dễ dàng nhận thấy, phân khúc giá rẻ vẫn đang được các khách hàng trên nền tảng E-Commerce ưa chuộng.
Tuy nhiên, 200 nghìn đến 500 nghìn mới là khoảng giá mang lại doanh thu nhiều nhất cho ngành hàng. Thu nhập bình quân đầu người ngày càng nâng cao giúp các bậc phụ huynh có thể “mạnh tay” hơn với các sản phẩm dành cho bé, đặc biệt là các sản phẩm liên quan tới sức khoẻ.
Gia re chiem uu the nganh hang “me va be”-Hinh-2
 
Dự báo với mức tăng trưởng trung bình so với quý 4 năm 2022 so với quý 3 năm 2022 là 8%, doanh số quý 4 năm 2023 đạt hơn 3260 nghìn tỷ đồng (Số liệu không bao gồm Tiktok Shop), nhóm hàng dự báo tiếp tục đạt doanh số và tăng trưởng cao quý 4 năm 2023 là các sản phẩm Tã, bỉm.

Báo cáo thị trường TMĐT phát hành định kỳ bởi Metric, Nền tảng số liệu E-Commerce, là một trong những nỗ lực nhằm mang đến nguồn thông tin giá trị giúp doanh nghiệp và các nhà bán hàng xây dựng những phương thức, chiến lược kinh doanh nhanh hơn gấp 5 lần hơn dựa trên sự thấu hiểu sâu sắc về dữ liệu thị trường sàn TMĐT.‏ ‏Báo cáo số liệu của Metric được thực hiện độc lập, dựa trên các số liệu công khai và không chịu ảnh hưởng bởi các đơn vị thứ ba. Dựa trên tiêu chí của Metric, số liệu thống kê đã loại bỏ 2 loại sản phẩm: các hàng hoá ở dạng dịch vụ và quà tặng có sản lượng bất thường không tương xứng với phản hồi từ người tiêu dùng.

Các ông lớn bán lẻ đàm phán giá thuê thế nào với chủ nhà?

Nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành bán lẻ tại TP.HCM đang thay đổi chiến lược thuê mặt bằng do chịu nhiều tác động của đại dịch Covid-19.

Mới đây chuỗi cửa hàng Thế giới Di động gửi văn bản thông báo lần thứ 4 yêu cầu chủ nhà thương lượng và giảm giá thuê mặt bằng và tuyên bố sẵn sàng cắt hợp đồng. Mặc dù đây là sự việc còn nhiều tranh cãi, song trên thực tế, chi phí thuê mặt bằng được đánh giá là một gánh nặng lớn cho các doanh nghiệp trong thời gian qua.

Bộ Công Thương đề xuất cách tính giá điện mới

Theo đó, giá điện bán lẻ thấp nhất là 1.678 đồng/kWh, cao nhất 3.356 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT), thay vì mức 1.549 đồng và 2.701 đồng/kWh đang áp dụng.

Trong đề xuất đang lấy ý kiến của các bộ ngành, Bộ Công Thương dự kiến rút cách tính giá điện xuống còn 5 bậc hoặc 4 bậc (rút gọn bậc 1 và 2); bậc rẻ nhất tính cho hộ gia đình dùng dưới 100 kWh thay cho 50 kWh như trước. Theo đó, giá điện bán lẻ thấp nhất là 1.678 đồng/kWh, cao nhất 3.356 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT), thay vì mức 1.549 đồng và 2.701 đồng/kWh đang áp dụng.
Theo Bộ Công Thương, sự điều chỉnh này sẽ làm thay đổi căn bản cơ cấu biểu giá bán lẻ điện so với trước nên sẽ tác động trực tiếp tới các khách hàng. Trong đó, mức giá bán lẻ điện bình quân với nhóm sinh hoạt không thay đổi, nhưng sẽ có nhóm khách hàng được giảm tiền điện và ngược lại.

Tin mới