Giá vàng hôm nay 21/8: Giảm mạnh do e ngại "tháng cô hồn"

Giá vàng thế giới và trong nước kết thúc tuần giảm giá trong bối cảnh giao dịch trầm lắng, nhà đầu tư đang theo dõi chính sách của Fed về lãi suất. Trong nước, thị trường vàng trầm lắng một phần do ảnh hưởng của tháng 7 âm.

Giá vàng trong nước

Kết thúc phiên 20/8, giá vàng miếng 9999 tại SJC Hà Nội là 66,2 triệu đồng/lượng (mua vào) - 67,2 triệu đồng/lượng (bán ra). SJC TP.HCM niêm yết ở mức 66,2 triệu đồng/lượng (mua vào) và 67,2 triệu đồng/lượng (bán ra).

Doji Hà Nội niêm yết ở mức 66,1 triệu đồng/lượng (mua vào) và 67,1 triệu đồng/lượng (bán ra). Tại TP.HCM, Doji TP.HCM mua vàng SJC ở mức 66,3 triệu đồng/lượng, bán ra ở mức 67 triệu đồng/lượng.

Gia vang hom nay 21/8: Giam manh do e ngai
Biểu đồ giá vàng tuần qua

Tuần qua, giá vàng trong nước ít biến động, giao dịch quanh ngưỡng 66-67 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và bán ra. Theo đại diện một doanh nghiệp kinh doanh vàng, thị trường trầm lắng do một phần ảnh hưởng của tháng 7 âm. Nhu cầu mua vàng trang sức và vàng miếng làm của hồi môn không nhiều.

Dự báo, bước sang tháng 8, giao dịch vàng trong nước sẽ tăng mạnh.

Giá vàng quốc tế

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ giảm 2,9 USD xuống mức 1.758,7 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 10/2022 trên sàn Comex New York giảm 5,4 USD xuống 1.761,1 USD/ounce.

Giá vàng quốc tế giảm trong bối cảnh đồng USD ở mức cao và lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ tăng. Đồng USD mạnh khiến vàng và các hàng hóa khác được định giá bằng USD trở nên đắt hơn đối với những người mua ở nước ngoài. Giới đầu tư lo ngại Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ mạnh tay tăng lãi suất có kinh tế Mỹ phát đi những tín hiệu rất tích cực, trong khi lạm phát ở mức cao.

Gia vang hom nay 21/8: Giam manh do e ngai
Giá vàng giảm tuần qua (Ảnh: Chí Hùng)

Theo Bộ Lao động Mỹ, số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp theo tuần giảm 2.000 người xuống 250 nghìn người. Đây là con số khá bất ngờ và cao hơn dự báo 265 nghìn trường hợp. Với một thị trường lao động khá tích cực, nhiều người đánh cược Fed sẽ tiếp tục chính sách tiền tệ cứng rắn, nhằm nhanh chóng đưa lạm phát ở mức 8,5% về dần ngưỡng mục tiêu 2%.

Vàng giảm còn do giới quan sát thị trường lo ngại nhu cầu vàng vật chất tại Trung Quốc sẽ giảm khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này chậm lại bởi chính sách zero-Covid của Bắc Kinh và cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản và ngân hàng.

Dự báo giá vàng

Theo đánh giá của các chuyên gia, vàng dường như bị mắc kẹt trong phạm vi từ 1.750 USD/ounce đến 1.800 USD/ounce. Khi vàng chưa đạt đến 1.825 USD/ounce để lấy lại động lực sẽ khiến các nhà đầu tư càng trở nên thận trọng.

Vàng được dự báo sẽ có một đợt tăng trở lại khi mà mặt hàng này đã chạm vùng hỗ trợ mạnh 1.680 USD/ounce. Nếu vàng tăng trở lại và vượt được ngưỡng 1.800 USD/ounce thì sẽ bứt phá nhanh lên ngưỡng 2.000 USD/ounce.

Bart Melek, Giám đốc chiến lược hàng hóa toàn cầu của TD Securities đánh giá, vàng vẫn có những nguy cơ đáng kể khiến giá vàng giảm trở lại mốc 1.700 USD/ounce. Quan điểm này dựa vào việc Fed vẫn tiếp tục nâng lãi suất cùng những tác động để phục hồi thị trường chứng khoán.

Giá vàng hôm nay 10/8: USD mất giá, vàng tăng cao

Giá vàng hôm nay 10/8 trên thị trường quốc tế tăng tốc do đồng USD suy yếu trong bối cảnh giới đầu tư kỳ vọng lạm phát Mỹ đã đạt đỉnh và Fed sẽ thở phào nhẹ nhõm.

Giá vàng trong nước

Kết thúc phiên giao dịch 9/8, giá vàng 9999 trong nước được SJC và Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:

SJC Hà Nội: 66,20 triệu đồng/lượng - 67,22 triệu đồng/lượng

Doji Hà Nội: 66,15 triệu đồng/lượng - 67,15 triệu đồng/lượng

SJC TP.HCM: 66,20 triệu đồng/lượng - 67,20 triệu đồng/lượng

Doji TP.HCM: 66,20 triệu đồng/lượng - 67,20 triệu đồng/lượng

Giá vàng quốc tế

Đêm 9/8 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.794 USD/ounce. Vàng giao tháng 12trên sàn Comex New York ở mức 1.809 USD/ounce.

Giá vàng thế giới đêm 9/8 thấp hơn khoảng 1,5% (27 USD/ounce) so với đầu năm 2022. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 51,4 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 15,7 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 9/8.

Giá vàng trên thị trường quốc tế tăng tốc do đồng USD suy yếu trong bối cảnh giới đầu tư kỳ vọng lạm phát Mỹ đã đạt đỉnh và Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ thở phào nhẹ nhõm.

Gia vang hom nay 10/8: USD mat gia, vang tang cao
Biểu đồ giá vàng tuần từ 2/8 đến 9/8/2022.

Đồng USD giảm nhanh vào đầu phiên giao dịch trên thị trường Mỹ sau khi một số khảo sát cho rằng lạm phát của nền kinh tế số 1 thế giới sẽ hạ nhiệt, đạt mức 8,7% trong tháng 7, thấp hơn so với đỉnh 9,1% trong tháng 6.

Với kỳ vọng này, thị trường đánh cược Cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ trở nên bớt cứng rắn trong các chính sách tiền tệ.

Chỉ số DXY - đo lường biến động của đồng USD - giảm xuống ngưỡng 106 điểm, thấp hơn mức đỉnh 20 năm: 109 điểm ghi nhận trong vài tuần trước.

Một đồng USD hạ nhiệt là yếu tố giúp mặt hàng kim loại quý tăng giá.

Gia vang hom nay 10/8: USD mat gia, vang tang cao-Hinh-2
Giá vàng hôm nay tăng nhanh. Ảnh: Ngọc Dũng

Căng thẳng địa chính trị tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Ukraine và khu vực Đài Loan… cũng là yếu tố thúc đẩy giá vàng đi lên.

Nhiều nước gần đây nâng lãi suất cũng tạo ra áp lực với đồng USD, qua đó ảnh hưởng tới giá vàng.

Sự sụt giảm của lợi tức suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ góp phần kéo giá vàng đi xuống.

Dự báo giá vàng

Vàng vẫn là mặt hàng được xem là kênh đầu tư an toàn trong bối cảnh thế giới đối mặt với nhiều bất ổn và triển vọng bất định.

Lạm phát cao cũng như căng thẳng địa chính trị được cho là yếu tố hỗ trợ mạnh cho mặt hàng kim loại quý.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, Fed sẽ tiếp tục kế hoạch tăng lãi suất để kéo lạm phát từ đỉnh cao nhất trong 41 năm qua dần về mục tiêu 2%. Do vậy, đồng USD được đánh giá sẽ tiếp tục đứng ở mức cao. Điều này cũng đồng nghĩa với việc vàng chịu tác động tiêu cực.

Giá vàng hôm nay 13/8: Tăng cận ngưỡng 1.800 USD/ounce

Giá vàng thế giới tăng gần ngưỡng quan trọng 1.800 USD/ounce trong bối cảnh Fed có thể tăng lãi suất trong thời gian tới.

Giá vàng trong nước

Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, giá vàng miếng 9999 tại SJC và Doji niêm yết như sau:

SJC TP.HCM: 66,4 triệu đồng/lượng (mua vào) - 67,4 triệu đồng/lượng (bán ra)

SJC Hà Nội: 66,4 triệu đồng/lượng (mua vào) - 67,42 triệu đồng/lượng (bán ra)

Doji Hà Nội: 66,35 triệu đồng/lượng (mua vào) - 67,35 triệu đồng/lượng (bán ra)

Doji TP.HCM: 66,55 triệu đồng/lượng (mua vào) - 67,35 triệu đồng/lượng (bán ra)

Giá vàng quốc tế

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ giảm nhẹ 1,5 USD xuống mức 1.792,4 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 10/2022 trên sàn Comex New York tăng 1,8 USD lên 1.803,3 USD/ounce.

Gia vang hom nay 13/8: Tang can nguong 1.800 USD/ounce

Vàng hướng tới tuần tăng giá (Ảnh: Chí Hùng)

CPI Mỹ đã tăng 8,5% trong tháng 7, thấp hơn so với dự báo 8,7%. So với tháng trước, CPI tháng 7 gần như đi ngang. Các nhà kinh tế tham gia khảo sát của hãng tin Reuters đã dự báo CPI hàng tháng của Mỹ sẽ tăng 0,2% trong tháng 7 sau khi giá xăng giảm khoảng 20%.

Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp trở lại mức thấp trước đại dịch là 3,5%, tiền lương cũng tăng mạnh hơn dự báo, tăng 0,5% trong tháng và tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước.

Theo bà Mary Daly, Chủ tịch chi nhánh của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại San Francisco, Fed có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 9 tới. Vàng rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất, do vốn không sinh lời.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống còn 2.786% trong ngày hôm qua, thấp hơn đáng kể so với mốc 3,482% ghi nhận vào ngày 14/6.

Dự báo giá vàng

David Meger, Giám đốc giao dịch kim loại tại High Ridge Futures đánh giá, vàng đang giao dịch gần ngưỡng quan trọng 1.800 USD/ounce.

Theo nhà phân tích kỹ thuật Wang Tao thuộc hãng tin Reuters (Anh), vàng giao ngay có thể thử nghiệm ngưỡng kháng cự 1.767-1.773 USD/ounce và có thể hướng tới 1.756 USD/ounce.

Tin mới