Giá xăng giảm, hàng tiêu dùng, cafe, phí ship có giảm?
Giá xăng dầu trong nước đã giảm sâu song giá các loại hàng hoá, cước vận chuyển vẫn "đứng im" với lý do cần độ trễ để giảm giá.
Hoàng Minh
Sau thời gian dài neo ở mức cao, chiều 21/7, giá xăng dầu trong nước đã giảm sâu về mốc 26.000 đồng/lít, bằng giá xăng tháng 2.
Giá xăng dầu liên tiếp giảm đã giúp chi phí đầu vào sản xuất của một số ngành, trong đó có vận tải giảm bớt áp lực.
Giá xăng dầu giảm sâu sau 3 kỳ giảm liên tiếp. Ảnh: VTV
Tuy nhiên, giá cước của một số hãng taxi vẫn đang trong giai đoạn chần chừ. Theo chia sẻ của một hãng xe, giá xăng giảm không hẳn giá cước lập tức giảm ngay. Vị này cho biết, chu kỳ điều chỉnh giá giá xăng dầu 10 ngày/lần, tăng giảm liên tục nên giá cước xây dựng phải 3 - 4 tháng sẽ điều chỉnh phù hợp.
Trong khi đó, một nhà xe liên tỉnh Hà Nội - Ninh Bình cho biết, giá xăng dầu giảm mạnh là điều rất mừng cho đơn vị vận tải. Tuy nhiên, trước đây khi xăng dầu bị đội lên nhiều, nhà xe có thời điểm càng chạy càng lỗ. Giá xăng giảm đợt này giúp nhà xe cân đối được thu chi. Dù vậy, chủ nhà xe cho biết chưa thể giảm giá cước ngay được bởi giá xăng hiện mới ở mức chấp được. Chủ nhà xe kỳ vọng giá xăng dầu tiếp tục giảm thêm trong những kỳ điều chỉnh tới.
Cước vận tải vẫn chưa thể giảm giá ngay theo giá xăng. Ảnh: Báo giao thông
Chia sẻ về vấn đề này với Tiền Phong, ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cho rằng, xăng giảm giá là tin mừng với doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp kỳ vọng, giá xăng giảm xuống còn 23.000 đồng/lít như trước. Theo ông Hùng, khách hàng chưa thể kỳ vọng giá cước vận tải sẽ giảm ngay, vì doanh nghiệp chịu nhiều gánh nặng chi phí khác ngoài xăng dầu.
Không chỉ cước vận tải, anh Long (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết giá cà phê tại một số cửa hàng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Theo anh Long, từ 1/7, chuỗi cà phê Highlands Coffee chính thức điều chỉnh giá đồ uống, tăng 10-15%, thậm chí có loại còn tăng 18% (10.000 đồng) so với giá cũ. Thế nhưng, hiện anh Long vẫn chưa thấy giá mặt hàng giảm xuống.
Tại chợ dân sinh ở Hà Nội, phần lớn hàng hoá vẫn neo ở mức cao. Chị Lâm (tiểu thương ở chợ Hà Đông) cho biết, thời gian qua, hầu hết các mặt hàng như thịt lợn, thịt gia cầm, cá, rau đều tăng giá. Trong đó có một phần nguyên nhân là giá xăng tăng cao. Tuy nhiên, giá xăng giảm chưa giúp hàng hoá giảm theo.
Hàng hoá tại chợ dân sinh cũng chỉ "nhúc nhích" giảm. Ảnh: Internet
Chị Thương (chủ một cửa hàng tạp hoá ở Thanh Trì, Hà Nội) chia sẻ: "Thời gian gia, hàng loạt mặt hàng tăng giá như mắm, muối, dầu ăn... Tôi hy vọng giá xăng giảm thì các nhà phân phối cũng sẽ giảm giá, lúc đó các tiểu thương như tôi sẽ hạ giá theo".
Theo một số chuyên gia, mặc dù giá xăng giảm khá sâu nhưng giá hàng hóa tiêu dùng trên thị trường nhiều khả năng chưa thể giảm ở mức tương ứng vì doanh nghiệp cần thời gian để điều chỉnh chi phí sản xuất.
Tương tự, dầu diesel giảm 1.735 đồng/lít, giá bán ra không cao hơn 24.858 đồng/lít. Dầu hỏa giảm 1.099 đồng/lít, còn 25.246 đồng/lít. Dầu mazut không cao hơn 16.548 đồng/kg, tương đương mức giảm 1.164 đồng/kg.
Tính từ đầu năm 2021 đến nay, số tiền quỹ Bình ổn giá xăng dầu chi ra để bình ổn giá xăng, dầu trong nước vào khoảng hơn 8.400 tỷ đồng.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính về tình hình trích lập, sử dụng và lãi phát sinh trên số dư quỹ Bình ổn giá xăng dầu (quỹ BOG), tính đến hết quý III/2021, quỹ BOG còn dư hơn 824 tỉ đồng.
Trước đó, tại thời điểm đầu năm 2021, số dư quỹ BOG vào khoảng hơn 9.200 tỷ đồng. Đến hết quý I, số dư dư quỹ BOG còn hơn 5.300 tỉ đồng, hết quý II số dư quỹ còn hơn 1.122 tỷ đồng.
Giá xăng tăng 700 đồng/lít sau 3 kỳ giảm liên tiếp
Từ 15h chiều nay 21/4, giá xăng E5 RON 92 tăng 660 đồng/lít, xăng RON 95 tăng thêm 680 đồng/lít.
Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa phát đi thông báo điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h hôm nay (21/4). Theo đó, mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng 660 đồng, giá bán tối đa 27.130 đồng/lít.
Xăng RON 95 tăng 680 đồng, không vượt quá 27.990 đồng/lít.