Giải bí ẩn cuốn "Kinh của quỷ" nổi tiếng mọi thời đại

(Kiến Thức) - Codex Gigas hay còn gọi "Kinh của quỷ" được xem là cuốn kinh thánh lớn nhất thế giới có từ thời Trung cổ. 

Cao 92 cm, rộng 50 cm và dày 20 cm, "Kinh của quỷ" được cho là sử dụng da của hơn 160 động vật để hoàn thành cuốn kinh thánh này.
Bên trong cuốn "Kinh của quỷ" là hình ảnh về ác quỷ khiến nhiều người cho rằng những trang sách này bị nguyền rủa.
Hiện cuốn kinh thánh bí ẩn "Kinh của quỷ" được lưu giữ và bảo quản tại Thư viện Quốc gia Thụy Điển ở Stockholm. Do nặng đến 74 kg nên cần ít nhất hai người mới có thể nhấc được cuốn kinh thánh lớn nhất thế giới Codex Gigas. Tuy nhiên, cho đến nay giới chuyên gia vẫn chưa tìm hiểu được tác phẩm này được tạo ra như thế nào.
Giai bi an cuon
 Codex Gigas hay còn gọi "Kinh của quỷ" được cho là do quỷ Satan viết sau khi thỏa thuận với một tu sĩ bị trừng phạt để đổi lấy linh hồn người này. 
Truyền thuyết kể rằng, một tu sĩ từ thời Trung Cổ đã bị nhốt trong bốn bức tường cho đến hết đời vì đã phá vỡ lời thề. Để tránh bị trừng phạt, vị tu sĩ trên đã hứa sẽ viết một cuốn sách có chứa tất cả các kiến ​​thức của con người chỉ trong một đêm.
Tuy nhiên, đến lúc nửa đêm, vị tu sĩ trên trở nên tuyệt vọng khi nhận thấy không thể hoàn thành cuốn sách chứa tất cả các kiến ​​thức của con người chỉ trong một đêm. Vì vậy, người này đã thỉnh cầu quỷ dữ giúp đỡ. Nhưng đổi lại, quỷ dữ sẽ lấy linh hồn tu sĩ sau khi người này hoàn thành cuốn sách.
Tu sĩ đã đồng ý với thỏa thuận trên của quỷ dữ và quỷ Satan ký tên vào cuối cuốn sách đó bằng hình vẽ chân dung tự họa của mình.
Theo một báo cáo của National Geographic, chuyên gia Michael Gullick tại Thư viện Quốc gia Thụy Điển đã phân tích chữ viết trong cuốn "Kinh của quỷ" và phát hiện ra rằng cuốn kinh thánh lớn nhất thế giới này do một người viết duy nhất. Mực được sử dụng để viết làm từ tổ côn trùng nghiền nát.
Trong khi đó, thông qua những kiểm tra tái tạo cách viết cuốn "Kinh của quỷ", các chuyên gia nhận thấy một người sẽ phải mất 5 năm liên tục để hoàn thành tác phẩm này.

Những cuốn sách lạ kỳ trong lịch sử nhân loại

(Kiến Thức) - Trải qua bao thăng trầm lịch sử, những tài liệu cổ xưa này vẫn là câu hỏi lớn còn bỏ ngỏ của nhân loại.

1. Bản thảo Voynich: Cuốn sách chưa có ai có thể đọc được, nằm trong thư viện Beinecke Rare Book and Manuscript - thư viện của đại học Yale. Cuốn sách được gọi là “bản thảo Voynich” vì người bán sách có tên là Wilifrid Voynich. Ông đã tìm thấy cuốn sách giữa chồng bản thảo cổ trong một thư viện vào năm 1912. Cho đến nay, cuốn sách vẫn là câu đố không lời giải đối với các học giả, những người viết mật mã và những người yêu sách.
1. Bản thảo Voynich: Cuốn sách chưa có ai có thể đọc được, nằm trong thư viện Beinecke Rare Book and Manuscript - thư viện của đại học Yale. Cuốn sách được gọi là “bản thảo Voynich” vì người bán sách có tên là Wilifrid Voynich. Ông đã tìm thấy cuốn sách giữa chồng bản thảo cổ trong một thư viện vào năm 1912. Cho đến nay, cuốn sách vẫn là câu đố không lời giải đối với các học giả, những người viết mật mã và những người yêu sách.
Bằng phương pháp cacbon phóng xạ (C14 dating), bản thảo được xác định ra đời vào thế kỉ 15. Các dòng chữ được viết bằng các chữ cái ghép với nhau theo một ngôn ngữ không ai có thể hiểu được. Nếu đây là mật mã thì thực sự bản thảo Voynich đang làm khó những chuyên gia giải mã cũng như người viết mật mã trong hơn 100 năm qua. Trong cuốn sách xuất hiện các hình vẽ đa dạng về các chủ đề, bao gồm cả một phần bào chế học với các hình vẽ minh họa cây cối, thảo dược, thuật giả kim và luận thuyết vũ trụ học.
 Bằng phương pháp cacbon phóng xạ (C14 dating), bản thảo được xác định ra đời vào thế kỉ 15. Các dòng chữ được viết bằng các chữ cái ghép với nhau theo một ngôn ngữ không ai có thể hiểu được. Nếu đây là mật mã thì thực sự bản thảo Voynich đang làm khó những chuyên gia giải mã cũng như người viết mật mã trong hơn 100 năm qua. Trong cuốn sách xuất hiện các hình vẽ đa dạng về các chủ đề, bao gồm cả một phần bào chế học với các hình vẽ minh họa cây cối, thảo dược, thuật giả kim và luận thuyết vũ trụ học.

2. Book of Soyga: John Dee là học giả, nhà toán học, chiêm tinh học, huyền bí học và giả kim nổi tiếng thời nữ hoàng Elizabeth. Ông còn là cố vấn cho tòa án của Elizabeth và sở hữu thư viện lớn nhất nước Anh với hơn 3.000 đầu sách. Dee tin rằng, các thiên thần của chúa đã tiết lộ cuốn sách “Book of Soyga” hay còn gọi là Aldaraia về Adam trong khu vườn thiên đường. Bí ẩn của cuốn sách thực sự bắt đầu sau cái chết của Dee. Thư viện của Dee đã bị cướp phá trong thời gian ông ở châu Âu một vài năm và ông đã bị bắt ép bán nhiều cuốn sách còn lại trong thư viện để nuôi sống bản thân vào cuối đời. Cuốn sách được cho là bị mất cho tới năm 1994, khi học giả Deborah Harkness phát hiện ra hai bản copy ở hai thư viện British ở London và Bodleian ở Oxford.
 2. Book of Soyga: John Dee là học giả, nhà toán học, chiêm tinh học,  huyền bí học và giả kim nổi tiếng thời nữ hoàng Elizabeth. Ông còn là cố vấn cho tòa án của Elizabeth và sở hữu thư viện lớn nhất nước Anh với hơn 3.000 đầu sách. Dee tin rằng, các thiên thần của chúa đã tiết lộ cuốn sách “Book of Soyga” hay còn gọi là Aldaraia về Adam trong khu vườn thiên đường. Bí ẩn của cuốn sách thực sự bắt đầu sau cái chết của Dee. Thư viện của Dee đã bị cướp phá trong thời gian ông ở châu Âu một vài năm và ông đã bị bắt ép bán nhiều cuốn sách còn lại trong thư viện để nuôi sống bản thân vào cuối đời. Cuốn sách được cho là bị mất cho tới năm 1994, khi học giả Deborah Harkness phát hiện ra hai bản copy ở hai thư viện British ở London và Bodleian ở Oxford.
3. Cuốn sách bí ẩn của người Maya “Popol Vuh”: Vào năm 1701, thầy tu theo Thánh Dominica đến thị trấn nhỏ Chichicastenango ở Guatemala - nơi nằm sâu trong lãnh thổ của quốc gia Quiché trước đây. Những người dân trong thị trấn đã đưa cho ông xem một bản thảo, một bản copy phiên âm lời kể miệng - tất cả được sáng tạo sau cuộc xâm lược Mỹ Latin của Tây Ban Nha. Cuốn sách “Popol Vuh” được dịch là “Book of the People” (có thể tạm dịch là cuốn sách của loài người). Cuốn sách miêu tả về cách các vị thần sáng tạo ra thế giới và khám phá các bí mật khác. Popol Vuh không được nhiều người biết đến cho tới khi nó được Adrián Recinos phát hiện và xuất bản.
3. Cuốn sách bí ẩn của người Maya “Popol Vuh”: Vào năm 1701, thầy tu theo Thánh Dominica đến thị trấn nhỏ Chichicastenango ở Guatemala - nơi nằm sâu trong lãnh thổ của quốc gia Quiché trước đây. Những người dân trong thị trấn đã đưa cho ông xem một bản thảo, một bản copy phiên âm lời kể miệng - tất cả được sáng tạo sau cuộc xâm lược Mỹ Latin của Tây Ban Nha. Cuốn sách “Popol Vuh” được dịch là “Book of the People” (có thể tạm dịch là cuốn sách của loài người). Cuốn sách miêu tả về cách các vị thần sáng tạo ra thế giới và khám phá các bí mật khác. Popol Vuh không được nhiều người biết đến cho tới khi nó được Adrián Recinos phát hiện và xuất bản.
4. Cuốn sách Ripley: Cuốn sách thực chất là một loạt cuộn giấy được đặt tên theo George Ripley - một vị sư đến từ Yorkshire vào thế kỉ 15 và làm thêm như một nhà giả kim. Ông dành gần 20 năm du lịch vòng quanh châu Âu để tìm các bí mật về biến hóa và bất tử. Nhiều người tin rằng, ông đã tìm thấy cuốn sách “Ripley Scrolls” vào thời gian ông trở về Anh năm 1477.
 4. Cuốn sách Ripley: Cuốn sách thực chất là một loạt cuộn giấy được đặt tên theo George Ripley - một vị sư đến từ Yorkshire vào thế kỉ 15 và làm thêm như một nhà giả kim. Ông dành gần 20 năm du lịch vòng quanh châu Âu để tìm các bí mật về biến hóa và bất tử. Nhiều người tin rằng, ông đã tìm thấy cuốn sách “Ripley Scrolls” vào thời gian ông trở về Anh năm 1477. 
Cuốn sách bàn về cách làm ra viên đá của nhà triết học theo trí tưởng tượng của George Ripley. Nội dung câu chuyện trong sách được hư cấu bởi hàng loạt những bức tranh bí ẩn. Với những người chưa biết đến thuật giả kim thì viên đá là thành phần chính trong thuốc tiên. Các hình vẽ trong cuốn sách cũng kèm theo những dòng chữ khó hiểu. Ví dụ như: “Bạn phải tạo ra nước của Trái Đất và Trái đất của không khí và không khí của lửa và lửa của Trái Đất”.
 Cuốn sách bàn về cách làm ra viên đá của nhà triết học theo trí tưởng tượng của George Ripley. Nội dung câu chuyện trong sách được hư cấu bởi hàng loạt những bức tranh bí ẩn. Với những người chưa biết đến thuật giả kim thì viên đá là thành phần chính trong thuốc tiên. Các hình vẽ trong cuốn sách cũng kèm theo những dòng chữ khó hiểu. Ví dụ như: “Bạn phải tạo ra nước của Trái Đất và Trái đất của không khí và không khí của lửa và lửa của Trái Đất”.
5. Mật mã Rohonc: Cuốn sách đã được lịch sử ghi lại vào năm 1838 khi bá tước Gusztáv Batthyány hiến tặng cuốn sách nằm trong thư viện của ông cho Học viện Hungari về khoa học. Ngôn ngữ được viết trong cuốn sách có nét tương đồng với hệ thống chữ viết Hungari cổ, tuy nhiên nó lại được chứng minh là một ngôn ngữ khác. Giống như bản thảo Voynich, chưa ai giải mã được mật mã này. Cuốn sách được tin là trò chơi khăm của người làm giả tài liệu lịch sử ở Hungari và người theo chủ nghĩa dân tộc Sámuel Literáti Nemes. Tuy nhiên, quan điểm này vẫn chưa được chứng minh rõ ràng.
5. Mật mã Rohonc: Cuốn sách đã được lịch sử ghi lại vào năm 1838 khi bá tước Gusztáv Batthyány hiến tặng cuốn sách nằm trong thư viện của ông cho Học viện Hungari về khoa học. Ngôn ngữ được viết trong cuốn sách có nét tương đồng với hệ thống chữ viết Hungari cổ, tuy nhiên nó lại được chứng minh là một ngôn ngữ khác. Giống như bản thảo Voynich, chưa ai giải mã được mật mã này. Cuốn sách được tin là trò chơi khăm của người làm giả tài liệu lịch sử ở Hungari và người theo chủ nghĩa dân tộc Sámuel Literáti Nemes. Tuy nhiên, quan điểm này vẫn chưa được chứng minh rõ ràng. 
6. Cuộn sách Biển Chết: Vào năm 1947, 2 người chăn dê ở Bedouin đã đi vào một hang động dọc Biển Chết ở Palestine. Họ đã có những phát hiện đáng kinh ngạc trong lịch sử, bao gồm nhiều cuộn sách có niên đại gần 2.000 năm trước cùng với những mảnh gốm, quần áo và gỗ ở nơi cư trú của người cổ đại được gọi là Qumran. Những cuộn sách này được tin là của một giáo phái Do Thái có tên là “Essenes”.
6. Cuộn sách Biển Chết:  Vào năm 1947, 2 người chăn dê ở Bedouin đã đi vào một hang động dọc Biển Chết ở Palestine. Họ đã có những phát hiện đáng kinh ngạc trong lịch sử, bao gồm nhiều cuộn sách có niên đại gần 2.000 năm trước cùng với những mảnh gốm, quần áo và gỗ ở nơi cư trú của người cổ đại được gọi là Qumran. Những cuộn sách này được tin là của một giáo phái Do Thái có tên là “Essenes”.
Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng, cuộn sách là của các giáo phái khác như Sadducees, Pharisees hoặc Zealots. Những cuộn sách được giấu dưới những bình đất sét trong suốt thời gian quân đội La Mã cố gắng phá hủy văn hóa người Do Thái và đạo Cơ-đốc mới hình thành. Địa điểm khảo cổ Qumran đã bị người La Mã san phẳng vào năm 67 trước công nguyên và nhiều tro được tìm thấy ở khu vực này cho thấy họ đã đốt nhiều cuộn sách và sách.
  Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng, cuộn sách là của các giáo phái khác như Sadducees, Pharisees hoặc Zealots. Những cuộn sách được giấu dưới những bình đất sét trong suốt thời gian quân đội La Mã cố gắng phá hủy văn hóa người Do Thái và đạo Cơ-đốc mới hình thành. Địa điểm khảo cổ Qumran đã bị người La Mã san phẳng vào năm 67 trước công nguyên và nhiều tro được tìm thấy ở khu vực này cho thấy họ đã đốt nhiều cuộn sách và sách.
7. Prodigiorum Ac Ostentorum Chronicon: Cuốn Prodigiorum của tác giả Konrad Lycosthenes là cuốn sách kì lạ tập hợp tất cả các điềm tốt và điềm xấu xoay quanh lịch sử nổi tiếng của châu Âu, từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại cho tới những lời tiên tri. Cuốn sách cũng mô tả và mô phỏng nhiều loại sinh vật cả trong thực tế và tưởng tượng. Nó cũng có nhiều bản khắc gỗ chính xác về các loài như tê giác, voi, lạc đà cũng như nhiều quái vật ở biển và những sinh vật giống người không đầu hoặc không có mặt. Cuốn sách được xuất bản cùng thời gian khi Nostradamus đang viết những lời tiên tri của mình.
 7. Prodigiorum Ac Ostentorum Chronicon: Cuốn Prodigiorum của tác giả Konrad Lycosthenes là cuốn sách kì lạ tập hợp tất cả các điềm tốt và điềm xấu xoay quanh lịch sử nổi tiếng của châu Âu, từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại cho tới những lời tiên tri. Cuốn sách cũng mô tả và mô phỏng nhiều loại sinh vật cả trong thực tế và tưởng tượng. Nó cũng có nhiều bản khắc gỗ chính xác về các loài như tê giác, voi, lạc đà cũng như nhiều quái vật ở biển và những sinh vật giống người không đầu hoặc không có mặt. Cuốn sách được xuất bản cùng thời gian khi Nostradamus đang viết những lời tiên tri của mình. 

Những bí ẩn muôn đời đánh đố nhân loại

(Kiến Thức) - Cho đến nay giới chuyên gia vẫn chưa tìm ra lời giải về hơn hơn 3.000 tảng đá đứng ở Carnac (Pháp) được dựng lên với mục đích gì.

1. Thung lũng Indus hay còn gọi nền văn minh Harappan đã phát triển hết sức rực rỡ từ năm 3.300 TCN - 1.300 TCN, là một trong những nền văn minh cổ xưa nhất.
1. Thung lũng Indus hay còn gọi nền văn minh Harappan đã phát triển hết sức rực rỡ từ năm 3.300 TCN - 1.300 TCN, là một trong những nền văn minh cổ xưa nhất. 

Tin mới