Giải đáp về loại vắc xin 5 trong 1 gây bão ở Việt Nam

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem và trả lời từ các cơ quan chức năng về chất lượng độ an toàn của nó.

Giải đáp về loại vắc xin 5 trong 1 gây bão ở Việt Nam

Câu hỏi 1: Quinvaxem là vắc xin gì? Tiêm vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem phòng được những bệnh gì?

Trả lời:

Vắc xin Quinvaxem còn gọi là vắc xin “5 trong 1” là vắc xin phối hợp gồm giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt, kháng nguyên vi rút viêm gan B và kháng nguyên vi khuẩn Haemophilus influenzae type b (Hib).

Vắc xin Quinvaxem phòng được các bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib.

Những điều cần biết về vắc xin Quinvaxem (Ảnh minh họa)

Câu hỏi 2: Vắc xin Quinvaxem được sản xuất ở đâu và đã được sử dụng ở những quốc gia nào?

Trả lời:

Vắc xin Quinvaxem do hãng Berna Biotech, Hàn Quốc sản xuất, đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và được WHO khuyến cáo sử dụng từ năm 2006. Tính tới nay hơn 400 triệu liều vắc xin Quinvaxem đã được sử dụng ở 91 quốc gia.

Vắc xin Quinvaxem được đưa vào tiêm chủng miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi ở Việt Nam từ tháng 6/2010. Vắc xin Quinvaxem đã được tiêm cho khoảng 14 triệu lượt trẻ em.

 

Câu hỏi 3: Vắc xin Quinvaxem phải nhập khẩu từ nước ngoài, vậy công tác kiểm định và quản lý chất lượng được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Đối với các vắc xin nhập khẩu vào Việt Nam đều phải tuân thủ các quy định của Việt Nam. Các vắc xin này phải thực hiện các thủ tục để đăng ký lưu hành bao gồm các thử nghiệm cần thiết và đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn theo quy định của Việt Nam và của Tổ chức Y tế thế giới. Vắc xin chỉ được cấp phép sử dụng tại Việt Nam sau khi đã được kiểm định đạt được các yêu cầu của Việt Nam và thực hiện tất cả các thủ tục cần thiết. Từng lô vắc xin khi nhập vào Việt Nam đều phải được Viện Kiểm định quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế kiểm định và đạt tiêu chuẩn về an toàn trước khi đưa vào sử dụng.

Câu hỏi 4: Vắc xin có bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ khi vận chuyển và bảo quản không?

Trả lời:

Trong quá trình vận chuyển, bảo quản tại các địa phương, vắc xin thuộc chương trình TCMR luôn được sắp xếp, bảo quản trong các thiết bị chuyên dụng như trong thùng lạnh của xe tải lạnh chuyên dụng, hòm lạnh, phích vắc xin, tủ lạnh, buồng lạnh để đảm bảo vắc xin luôn được bảo quản ở nhiệt đô từ +2 oC đến +8 oC.

Hầu hết các vắc xin đều có tính bền vững với nhiệt độ khi tiếp xúc với nhiệt độ cao (trên +8oC) hoặc nhiệt độ thấp (dưới +2oC). Tuy nhiên, vắc xin cần được bảo quản ở nhiệt độ theo đúng quy định. Việc bảo quản vận chuyển vắc xin ở nhiệt độ không thích hợp trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tới chất lượng của vắc xin như làm giảm hiệu quả phòng bệnh của vắc xin hoặc có thể gây ra phản ứng tại chỗ tiêm.

Câu hỏi 5: Là một người mẹ, tôi rất băn khoăn khi phải quyết định có nên cho con mình đi tiêm vắc xin Quinvaxem. Tôi mong muốn được giải đáp đầy đủ hơn về những lợi ích và nguy cơ có thể có khi cho con đi tiêm phòng loại vắc xin này? Tiêm vắc xin Quinvaxem có thể xảy ra những phản ứng gì?

Trả lời:

Vắc xin Quinvaxem là loại vắc xin phối hợp phòng được 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib. Đây là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh này, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Sử dụng vắc xin phối hợp Quinvaxem sẽ giảm số mũi tiêm cho trẻ, tiết kiệm thời gian cho các bà mẹ và gia đình đồng thời trẻ em có cơ hội phòng được 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Hiệu quả phòng bệnh của vắc xin Quinvaxem cũng như tính an toàn của vắc xin đã được Tổ chức Y tế thế giới xác nhận. Tuy nhiên, cũng như các thuốc hay loại vắc xin khác khi tiêm đều có thể xảy ra các phản ứng. Theo khuyên cáo của Tổ chức Y tế thế giới, các phản ứng nặng thường rất hiếm gặp.

Sau tiêm chủng trẻ có thể có một số các phản ứng thông thường như sốt nhẹ (< 38,5°C), đau hoặc sưng tấy nhẹ tại chỗ tiêm, quấy khóc… Tuy nhiên các phản ứng này sẽ tự khỏi trong vòng 1 ngày.

Một số phản ứng có thể gặp khi sử dụng vắc xin Quinvaxem cũng giống như sử dụng vắc xin DPT có thành phần ho gà toàn tế bào như:

- Khóc thét dai dẳng trên3 giờ trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin với tỷ lệ là <1/100 liều sử dụng.

- Co giật có kèm theo sốt hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm vắc xin với tỷ lệ là <1/100 liều sử dụng.

- Giảm trương lực cơ, giảm đáp ứng xảy ra trong vòng 48 giờ với tỷ lệ là 1-2/1 triệu liều.

- Sốc phản vệ có thể xảy ra với tỷ lệ 20/1 triệu liều.

Ảnh minh họa

Câu hỏi 6: Những trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin Quinvaxem tại Việt Nam có liên quan đến vắc xin hay không?

Trả lời:

43 trường hợp phản ứng sau tiêm chủng được báo cáo sau sử dụng vắc xin Quinvaxem tại Việt Nam đã được các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới đánh giá nguyên nhân, trong đó 9 trường hợp được đánh giá là có liên quan đến vắc xin trên tổng số 14 triệu mũi tiêm. 9 trường hợp này đều bình phục, các biểu hiện phản ứng gồm sốt cao, co giật trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin; sốc phản vệ; hội chứng giảm trương lực cơ và biểu hiện phản ứng dị ứng.

So với tỷ lệ phản ứng đối với vắc xin DPT có thành phần ho gà toàn tế bào, tỷ lệ phản ứng sốc là 20/1 triệu liều, khóc > 3 giờ với tỷ lệ < 1/100 liều, giảm trương lực cơ với tỷ lệ 1-2/1 triệu liều thì tỷ lệ phản ứng sau tiêm chủng được ghi nhận ở Việt Nam thấp hơn so với khuyến cáo.

Các lô vắc xin nghi ngờ về chất lượng đã được gửi tới Viện kiểm định Quốc tế, kết quả kiểm định các mẫu vắc xin đều đạt tiêu chuẩn về an toàn.

Câu hỏi 7: Các cháu đã tiêm 1 hoặc 2 mũi vắc xin cách đây 4-5 tháng vậy có phải tiêm lại từ đầu không?

Trả lời:

Lịch tiêm chủng 3 mũi vắc xin Quinvaxem là 2, 3 và 4 tháng tuổi. Nếu liều vắc xin Quinvaxem nào bị bỏ lỡ hoặc tiêm muộn thì cần được tiêm sớm vào thời gian sau đó mà không cần phải tiêm lại từ mũi đầu. Chú ý khoảng cách giữa các mũi tiêm tối thiểu là 4 tuần (1 tháng).

Câu hỏi 8: Các cháu đang tiêm vắc xin dịch vụ có thể quay trở lại tiêm vắc xin Quinvaxem miễn phí trong TCMR không?

Trả lời:

Có thể cho trẻ tiêm vắc xin Quinvaxem miễn phí trong tiêm chủng mở rộng nếu cháu chưa được tiêm đủ mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng.

Điều cần lưu ý là vắc xin phối hợp Quinvaxem phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Haemophilus influenzae type b. Vắc xin dịch vụ có nhiều loại nên các bà mẹ cần mang theo phiếu/sổ tiêm chủng của con mình để cán bộ y tế biết được trẻ đã tiêm những vắc xin gì và có chỉ định tiêm đúng cho trẻ.

Câu hỏi 9: Con trai tôi được 6 tháng tuổi. Hiện cháu vẫn chưa tiêm phòng vắc xin Quinvaxem. Vậy tôi phải cho cháu đi tiêm phòng bệnh như thế nào?

Trả lời:

Theo lịch tiêm chủng, vắc xin Quinvaxem được tiêm cho trẻ 3 lần khi trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi. Nếu cháu đã 6 tháng tuổi nhưng chưa được tiêm phòng, thì cần tiêm sớm cho trẻ 3 mũi vắc xin Quinvaxem, mỗi mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng.

Anh chị hãy đến trạm y tế xã/phường để biết ngày tiêm chủng thường xuyên tại trạm và đưa cháu đi tiêm phòng.

Câu hỏi 10: Trường hợp nào trẻ không tiêm được vắc xin Quinvaxem ?

Trả lời:

Không tiêm vắc xin Quinvaxem cho trẻ nếu tiền sử có phản ứng mạnh đối với liều tiêm trước hoặc có phản ứng mạnh đối với vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván (DPT) hoặc vắc xin viêm gan B như:

- Sốt 40ºC trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.

- Sốc trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.

- Khóc dai dẳng trên 3 giờ trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.

- Co giật có kèm theo sốt hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm vắc xin.

Không tiêm cho trẻ nhỏ dưới 6 tuần tuổi vì vắc xin có thể không hiệu quả do còn miễn dịch từ mẹ.

Hoãn tiêm cho trẻ nếu trẻ đang ốm, sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính.

Câu hỏi 11: Để đảm bảo an toàn tiêm chủng các bậc cha mẹ cần phải làm gì khi đưa con đi tiêm chủng?

Trả lời:

Mang theo phiếu/sổ tiêm chủng cá nhân.

Chủ động thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như đang ốm, sốt, tiền sử dị ứng hay phản ứng mạnh với những lần tiêm chủng trước như sốt cao, quấy khóc kéo dài, sưng đau lan rộng tại vị trí tiêm hoăc có bất thường gì khác.

Yêu cầu các cán bộ y tế thông báo về các loại vắc xin tiêm chủng cho trẻ và hướng dẫn theo dõi trẻ sau tiêm chủng.

Chủ động đề nghị cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của trẻ trước khi tiêm.

Quan sát loại vắc xin sẽ tiêm cho con mình.

Đưa trẻ đến điểm tiêm chủng theo đúng thời gian, địa điểm đã được thông báo để đảm bảo điểm tiêm chủng không quá đông và cán bộ y tế thuận tiện thực hành tiêm chủng an toàn.

Ảnh minh họa

Câu hỏi 12: Các bà mẹ phải làm gì để có thể phát hiện sớm những phản ứng sau tiêm chủng?

Trả lời:

Sau khi tiêm chủng trẻ cần phải ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra.

Theo dõi trẻ thường xuyên tại nhà trong vòng 1 ngày sau tiêm chủng về các dấu hiệu sau: toàn trạng, tinh thần, ăn ngủ, thở, nhiệt độ, phát ban, phản ứng tại chỗ tiêm.

Câu hỏi 13: Sau khi tiêm về nếu cháu bị sốt, quấy khóc thì tôi phải làm gì?

Trả lời:

Sau tiêm chủng trẻ có thể có những biểu hiện như sốt nhẹ, đau tại chỗ tiêm, các bà mẹ cần chú ý đến trẻ hơn, cho trẻ bú nhiều hơn, cho bú khi trẻ thức, theo dõi nhiệt độ, không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.

Khi trẻ sốt, cần phải cặp nhiệt độ và theo dõi sát, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế. Nếu trẻ không đỡ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám, xử trí.

Câu hỏi 14: Những biểu hiện nào sau tiêm chủng là bất thường, khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?

Trả lời:

Cần đưa NGAY trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như sốt cao (>39°C), co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, li bì, phát ban.... hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày.

Nếu cha mẹ không yên tâm về những phản ứng của con sau khi tiêm chủng có thể trực tiếp đến gặp cán bộ y tế để được tư vấn cách theo dõi và chăm sóc trẻ.

Năm 2015 khan hiếm nhiều vắc xin dịch vụ

(Kiến Thức) - Năm 2015 sẽ khan hiếm vắc xin dịch vụ quan trọng như: vắc xin 6 trong 1, vắc xin 5 trong 1, thủy đậu...

Năm 2015 khan hiếm nhiều vắc xin dịch vụ
Thông tin trên được được PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết.

Những phản ứng khi tiêm vắc xin ở trẻ rất nên biết

(Kiến Thức) - Bé sẽ gặp các phản ứng khi tiêm vắc xin thường không nghiêm trọng, không có nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe.

Những phản ứng khi tiêm vắc xin ở trẻ rất nên biết
Nhung phan ung khi tiem vac xin o tre nen biet
Theo GS.TS. Nguyễn Trần Hiển, Trưởng ban quản lý Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia: Các loại vắc xin đều an toàn, tuy nhiên sau khi tiêm vắc xin trẻ hoàn toàn có thể xảy ra những phản ứng phụ nhẹ hoặc nặng hơn là sốc phản vệ. Theo GS. Hiển, phản ứng  nhẹ thường xảy ra nhất tại vị trí tiêm như: sưng, đỏ, đau.

Truy nguyên nhân bé 3 tháng tử vong sau tiêm vắc xin

(Kiến Thức) - Theo Giám đốc Sở Y tế Nghệ An Bùi Đình Long, nguyên nhân bé 3 tháng tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem có thể là do sốc thuốc phản vệ.

Truy nguyên nhân bé 3 tháng tử vong sau tiêm vắc xin
Vụ việc bé 3 tháng tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem (vắc xin ‘5 trong 1’) vào ngày 20/10 tại Trạm y tế xã Quang Phong (Quế Phong - Nghệ An) đã được cơ quan chức năng vào cuộc điều tra và xác định nguyên nhân có thể là do sốc thuốc phản vệ.
Truy nguyen nhan be 3 thang tu vong sau tiem vacxin
 Vắc xin "5 trong 1" Quinvaxem. Ảnh: Vietnamplus.

Tin mới