Giải mã bất ngờ quan niệm địa ngục của người phương Đông
(Kiến Thức) - Tùy theo từng địa phương câu chuyện về địa ngục của phương Đông có những biến thể khác nhau. Nhưng tất cả đều có điểm chung là răn đe con người không làm điều ác khi còn sống nếu không muốn chịu khổ hình nơi địa ngục.
T.B (tổng hợp)
Xem toàn bộ ảnh
Theo tín ngưỡng dân gian của các quốc gia Đông Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên... sau khi qua đời, linh hồn con người sẽ tách khỏi thể xác và được quỷ sai của âm gian dẫn xuống Quỷ Môn Quan, cánh cổng dẫn xuống địa ngục. Ảnh: Visboo.
Ở trước Quỷ Môn Quan có 16 quỷ lớn canh gác để thực hiện trấn giữ và tra xét vô cùng hà khắc. Tại cánh cổng này, những người lúc sống vốn là người làm việc ác, bản tính hung ác không thay đổi thì sẽ tra khảo nghiêm ngặt xem có mang theo giấy thông hành đến quỷ quốc hay không. Ảnh: China CUlture.
Sau đó Tứ đại sứ giả của âm gian, cũng chính là Đầu Trâu Mặt Ngựa, dẫn vong linh đến âm tào địa phủ. Ảnh: Palambaka.
Tiếp đó, hồn được thẩm phán của chư vị Đại Phán quan của Thập Điện Diêm La dưới âm gian tiếp nhận. Ảnh: Tofugu.
Trong điện có gương Nghiệt kính đài. Tất cả những hành vi của người chết lúc còn tại thế sẽ hiện ra trong gương. Chiếu theo bản án của Diêm Vương ghi chép, linh hồn có tội sẽ bị quỷ sứ điệu đi thụ hình tại các ngục. Ảnh: Tân Sinh.
Tổng cộng có 8 cửa ngục lớn và 128 cửa ngục nhỏ. Mỗi cửa ngục lại có kiểu trừng phạt riêng: mổ bụng, moi tim, đun trong vạc dầu sôi, chặt tay, chặt chân, cưa người... Kiểu nào cũng đáng sợ và đau khổ ghê gớm. Ảnh: YouTube.
Điện Diêm Vương thứ 10 (Thập Điện Chuyển Luân Vương) cai quản việc chuyển kiếp đầu thai. Tại điện này có cầu Nại Hà bắc qua sông Vong Xuyên hình cầu vồng, rất trơn. Ảnh: Om Ami Dewa Hri.
Ven sông Vong Xuyên, có một tảng đá, gọi là Tam Sinh Thạch, có thể ghi chép lại những chuyện của kiếp trước. Những kẻ giết người, gian ác phải leo qua cầu, dưới sông đầy thuồng luồng, cá sấu; hai đầu cầu lại có bầy chó ngao sẵn sàng cắn xé. Ảnh: People.reed.edu.
Những linh hồn được đi đầu thai trở lại làm người đều phải qua Vong Đài (đài quên), uống canh Quên Lãng của Mạnh bà để quên hết chuyện kiếp trước. Ảnh: China Culture.
Trên đây chỉ là một cách diễn giải quan niệm về địa ngục của người Á Đông. Trên thực tế, tùy theo từng địa phương câu chuyện này có những biến thể khác nhau. Nhưng tất cả đều có điểm chung là răn đe con người không làm điều ác khi còn sống nếu không muốn chịu khổ hình nơi địa ngục. Ảnh: Thantien.