Giải mã bất ngờ về tổ tiên của loài người

Giải mã bất ngờ về tổ tiên của loài người

Theo báo cáo mới công bố, tổ tiên của loài người từng "quan hệ" với người Neanderthal cũng như người Denisova. Theo đó, gene của người Denisova xuất hiện trong bộ gen của người hiện đại.

Xem toàn bộ ảnh
Trong báo cáo đăng trên chuyên san Nature Genetics, hai nhà di truyền học dân số Linda Ongaro và Emilia Huerta-Sanchez của Đại học Trinity ở Dublin (Ireland) đã có phát hiện bất ngờ về  tổ tiên loài người.
Trong báo cáo đăng trên chuyên san Nature Genetics, hai nhà di truyền học dân số Linda Ongaro và Emilia Huerta-Sanchez của Đại học Trinity ở Dublin (Ireland) đã có phát hiện bất ngờ về tổ tiên loài người.
Cụ thể, hai nhà di truyền học dân số Ongaro và Sanchez đã phát hiện nhiều người Denisova thích ứng với môi trường trên khắp lục địa Á châu và xa hơn nữa.
Cụ thể, hai nhà di truyền học dân số Ongaro và Sanchez đã phát hiện nhiều người Denisova thích ứng với môi trường trên khắp lục địa Á châu và xa hơn nữa.
Trong thời gian tồn tại, người Denisova đã "quan hệ" với các tổ tiên gần đây của loài người và truyền lại gene di truyền cho người hiện đại.
Trong thời gian tồn tại, người Denisova đã "quan hệ" với các tổ tiên gần đây của loài người và truyền lại gene di truyền cho người hiện đại.
"Một quan niệm sai lầm phổ biến là con người tiến hóa một cách đột ngột từ một tổ tiên chung. Tuy nhiên, qua nghiên cứu sâu hơn, chúng tôi nhận ra tổ tiên loài người từng giao phối với những loài người khác, qua đó giúp tạo ra con người như chúng ta ngày nay", chuyên gia Ongaro cho hay.
"Một quan niệm sai lầm phổ biến là con người tiến hóa một cách đột ngột từ một tổ tiên chung. Tuy nhiên, qua nghiên cứu sâu hơn, chúng tôi nhận ra tổ tiên loài người từng giao phối với những loài người khác, qua đó giúp tạo ra con người như chúng ta ngày nay", chuyên gia Ongaro cho hay.
Trong khi giới khoa học đã nghiên cứu về người Neanderthal trong khoảng 100 - 200 năm qua, việc nghiên cứu về người Denisova mới diễn ra trong vài thập kỷ qua.
Trong khi giới khoa học đã nghiên cứu về người Neanderthal trong khoảng 100 - 200 năm qua, việc nghiên cứu về người Denisova mới diễn ra trong vài thập kỷ qua.
Các chuyên gia đã kiểm tra, phân tích một số mẫu vật gồm vài chiếc răng và xương cốt để tìm hiểu về người Denisova đã tuyệt chủng.
Các chuyên gia đã kiểm tra, phân tích một số mẫu vật gồm vài chiếc răng và xương cốt để tìm hiểu về người Denisova đã tuyệt chủng.
Thông qua các cuộc phân tích gen di truyền bắt đầu từ một xương ngón tay phụ nữ vào năm 2010, các chuyên gian phát hiện người Denisova đã tách biệt về gen di truyền với người Neanderthal khoảng 400.000 năm trước.
Thông qua các cuộc phân tích gen di truyền bắt đầu từ một xương ngón tay phụ nữ vào năm 2010, các chuyên gian phát hiện người Denisova đã tách biệt về gen di truyền với người Neanderthal khoảng 400.000 năm trước.
Bộ gen của người Denisova được di truyền cho những thế hệ sau và trải rộng từ Siberia đến Nam Đông Á, xuyên Châu Đại Dương, thậm chí đến châu Mỹ.
Bộ gen của người Denisova được di truyền cho những thế hệ sau và trải rộng từ Siberia đến Nam Đông Á, xuyên Châu Đại Dương, thậm chí đến châu Mỹ.
Trong số những gen di truyền của người Denisova được lưu truyền đến ngày nay có một bộ phận cư dân trên thế giới.
Trong số những gen di truyền của người Denisova được lưu truyền đến ngày nay có một bộ phận cư dân trên thế giới.
Ví dụ như những người ở Tây Tạng mang trong mình gen của người Denisova có thể sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt có dưỡng khí thấp, các gen ở người Papua giúp tăng cường năng lực miễn dịch và các gen ở cộng đồng Inuit giúp họ chịu lạnh tốt.
Ví dụ như những người ở Tây Tạng mang trong mình gen của người Denisova có thể sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt có dưỡng khí thấp, các gen ở người Papua giúp tăng cường năng lực miễn dịch và các gen ở cộng đồng Inuit giúp họ chịu lạnh tốt.
Mời độc giả xem video: Hộp sọ 3,8 triệu năm là chìa khóa về sự tiến hóa loài người. Nguồn: THĐT1.

GALLERY MỚI NHẤT