Cửu Dương Thần Công dường như không có chiêu thức thuần túy võ học, đặc biệt là khi luyện đến cửa cuối cùng người luyện phải chịu đựng cảnh toàn thân khô nóng như bị thiêu đốt, phải đả thông toàn bộ kinh mạch toàn thân mới luyện thành Cửu Dương Thần Công, nếu không sẽ chỉ là tích trữ Cửu Dương nội công mà không thể phát huy hết toàn bộ công lực, sau khi chiến đấu có thể mất quá nhiều nguyên khí mà chết, như Giác Viễn đại sư.
Cửu Dương Thần Công thông hiểu đạo lý cao nhất của võ thuật, sau khi luyện thành thì bất luận dùng nó kèm theo môn võ nào cũng phát huy được tối đa sức mạnh.
Nội công tâm phápVề cơ bản mà nói, muốn luyện Cửu Dương Thần Công phải lấy khí trực tiếp mà không hại, lực lấy vừa đủ không được dư, thân thể thoải mái, tinh thần cực kì thanh tĩnh, biến đổi thực hư, quên đi mọi thứ xung quanh, âm dương tương hỗ, lấy sự chính trực làm sức mạnh tinh thần. Khi luyện phải tự vấn xem tâm mình đã chín chưa, nếu chưa phải sửa đổi lại. Mỗi lần đánh ra đều phải biết địch (thăm dò địch), sau đó mới biết ta, như vậy gọi là biết địch biết ta trăm trận trăm thắng.
Mỗi lần động thủ đều phải xác định được rõ ràng trước sau trái phải, sử dụng động tác không phải theo ý muốn mà phải tùy vào địch, dốc hết toàn lực, toàn thân mà đánh giá, nhận biết đối thủ, tùy vào chiêu của đối thủ mà hành động. Địch co thì ta duỗi, không được phép tùy ý co duỗi theo bản thân; địch có lực, ta cũng có lực, lực của ta đã có từ trước; địch vô lực ta cũng vô lực, nhưng ý thức của ta luôn ở trong cảnh giác cao, phải tập trung từng khắc.
Hai tay đặt trên đầu gối, chỉ được vận một luồng khí xuyên suốt, khí bên trái nặng thì phải làm nhẹ đi, khí bên phải sẽ không còn, bên phải nặng thì phải làm nhẹ đi, nhưng bên trái lại không còn. Khi giống như một bánh xe, phải đi xuyên suốt toàn cơ thể nếu không chân khí sẽ đi đảo lộn, bị thương ở lưng, trước tiên tâm có thể điều khiển thân thể theo người mà không theo ta, sau đó là thân không thể theo tâm nữa.
Ắt phải khiến khí thu lại, nhập vào xương sống, hơi thở thông suốt, muốn đưa khí đến xương sống hai đùi phải hữu lực, hai bả vai mở rộng, khí hướng xuống dưới kéo theo khí vào sống lưng. Cần hít thở điều hòa, toàn thân đặt ở tinh thần không được dựa vào khí, dựa vào khí tất bị ngưng trệ, hữu khí vô lực, vô khí hữu lực.
Công lực toàn thân cần phân rõ đâu là hư đâu là thực khi đánh ra cần phải biết nó xuất phát từ đâu. Nếu phát ra ở chân thì sẽ chi phối phần hông, nếu phát ra ở xương sống thì sẽ chi phối hai khuỷu tay. Khi phát lực cần bình tĩnh, nén lại trước rồi phát ra sau. Nén lại như giương cung lên, khi phát ra sẽ như tên bắn. Động tác vận công giống như kéo tơ. Tập trung toàn bộ tinh thần, nội công đã đưa ra nhưng chưa vội xuất ra ngoài, dùng lực của ta thâm nhập vào lực của địch, chính xác không sớm không muộn, đến lúc địch phát hỏa (phát công) thì thần công sẽ giống như một dòng suối tuôn ra dập tắt ngọn lửa đó, trước tiến sau lùi, không hề bị hỗn loạn. Tính âm từ từ suy yếu, tính dương từ từ mạnh lên, âm dương tương hỗ, khi dương mạnh hơn âm thì việc gì cũng làm được, có thể biến nặng thành nhẹ, nhẹ thành nặng. Vậy nên mới có thể mượn lực đánh người.
Mấu chốt của động hay tĩnh đều nằm ở âm dương, chung quy thì tất cả để tụ lại ở tinh thần, luyện khí quy thần, tinh thần tập trung, khí thế chuyển dời, thực hư phân rõ, tả hư hữu thực, hữu hư tả thực. Thực thì không thể hoàn toàn giữ chặt nên phải tập trung tinh thần, hư không phải hoàn toàn vô lực nên khí thế cần chuyển dời…
Muốn học được Cửu Dương Thần Công phải có được sự thông đạt, cực kỳ kiên nhẫn và khả năng chịu đựng phải cao.