Xem toàn bộ ảnh
Lịch sử ghi nhận một số người khóc ra máu khiến gia đình và những người xung quanh lo lắng, hoảng sợ và không biết vì sao lại xảy ra hiện tượng bí ẩn này. |
Những ghi chép sớm nhất về người khóc ra máu là vào thế kỷ 6. Cuốn sách y văn của Aëtius xứ Amida - thầy thuốc người Hy Lạp có đề cập đến hiện tượng bí ẩn này. |
Bác sĩ người Italy Antonio Brassavola sống ở thế kỷ 16 gây chú ý với báo cáo về trường hợp của một nữ tu bật khóc với những giọt nước mắt có màu đỏ như máu. |
Đến thế kỷ 21, dư luận chú ý đến trường hợp của cô gái Twinkle Dwivingi (trong ảnh) sống ở Ấn Độ khóc ra máu lần đầu vào năm 14 tuổi. |
Kể từ đó, mỗi lần Dwivingi gặp chuyện buồn đến mức bật khóc thì gặp sự việc kỳ lạ trên. |
Không những vậy, cô còn chảy máu ở cả mũi, chân tóc, cổ và lòng bàn chân. |
Dù nhỏ máu ở nhiều nơi trên cơ thể nhưng Dwivingi không hề cảm thấy đau đớn hay khó chịu. |
Trước sự việc kỳ lạ này, các chuyên gia, nhà khoa học vào cuộc tìm hiểu. Sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia có những phát hiện quan trọng. |
Những trường hợp khóc ra máu mắc phải hội chứng hiếm gặp có tên haemolacria hay Hemidrosis. |
Người gặp tình trạng này thường có khối u nhỏ ở trong 2 mí mắt. Đó là những khối u lành tính. Một số trường hợp khóc ra máu là do nhiễm trùng, viêm hoặc chấn thương mắt, căng thẳng về thể chất hay tinh thần. |
Mời độc giả xem video: Hà Nội: Dân khóc ròng vì nhà nứt, móng toác. Nguồn: VTC1.