Giải mã bí ẩn về những ‘hòn đá biết đi’ tại thung lũng chết

Những tảng đá nặng tới 300 kg di chuyển trên lòng hồ khô ở Thung lũng Chết, California mà không có bất kỳ lời giải thích rõ ràng nào.

Thung lũng chết – Death Valley nằm gần biên giới bang California và Nevada, toạ lạc ở nơi thấp nhất, khô nhất và nóng nhất Bắc Mỹ. Vùng đất này trải dài trên 136,2km và có diện tích 7.800km2, nằm ở độ sâu 86m dưới mực nước biển. Tại đây có một chiếc hồ khô Racetrack Playa và những hòn đá lớn nhỏ (có hòn đá nặng tới 320kg), điều đặc biệt là chúng có khả năng tự di chuyển và để lại phía sau những vệt dài trên nền đất nứt nẻ.
Giai ma bi an ve nhung ‘hon da biet di’ tai thung lung chet
Hồ Racetrack Playa chụp từ vệ tinh. (Ảnh: Geology.com)
Từ trước đến nay, chưa một ai có cơ hội quay phim hay nhìn thấy những hòn đá trực tiếp chuyển động trên hồ Racetrack. Điều này càng làm tăng thêm vẻ huyền bí của chúng và người ta tin rằng hiện tượng này là do bàn tay của những năng lực siêu nhiên tạo ra.
Giai ma bi an ve nhung ‘hon da biet di’ tai thung lung chet-Hinh-2
Có nhiều giả thuyết cho rằng các hòn đá có thể tự di chuyển là nhờ lốc xoáy, cuồng phong hoặc những mảng tảo trơn trượt, nhưng không có ai từng được chứng kiến cảnh tượng tự đi này. Mọi người chỉ có thể trông thấy là sự sai lệch vị trí cùng những đường trượt dài trên nền đất khô cằn.
heo quan sát, dù có hình dạng và khối lượng tương tự nhau nhưng các hòn đá đều có lộ trình riêng, có hòn rẽ trái, hòn rẽ phải, đi theo hình lượn sóng, và trượt lướt những quãng đường dài ngắn khác nhau. Thậm chí có những khối đá đã “đi” một quãng đường dài đến 450m so với ban đầu, và mất từ 2-5 năm cho việc di chuyển này.
Giai ma bi an ve nhung ‘hon da biet di’ tai thung lung chet-Hinh-3
Trong suốt nhiều thập kỷ, mọi nỗ lực giải thích hiện tượng những viên đá “biết đi” đều thất bại. Cho đến năm 2014, các nhà nghiên cứu tại Đại học California gồm có Richard Norris và anh họ của mình James Norris, đã công bố một nghiên cứu về hiện tượng này trên tạp chí PLOS ONE với những hình ảnh video ghi lại hiện tượng này.
Trong khoảng thời gian từ ngày 4 -20/12/2013, camera của các nhà nghiên cứu đã ghi lại chuyển động của những viên đá trong timelapse. Trong video dài một phút, những viên đá "trượt" từ 3 đến 5 mét. Một số tảng đá theo dõi đã di chuyển đến 224 mét trong khoảng thời gian từ tháng 12/2013 đến tháng 1/ 2014.
Giai ma bi an ve nhung ‘hon da biet di’ tai thung lung chet-Hinh-4
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng hiện tượng phụ thuộc vào mưa, gió và nhiệt độ thấp. Những tảng đá di chuyển khi một lớp băng dày từ 3 đến 6 mm vỡ ra với sức gió không vượt quá 5 m/s. Nếu nó dày hơn, băng sẽ không nổi trên nước lỏng. Khi bị gió làm dịch chuyển, chúng đẩy các tảng đá khác nhau với tốc độ từ 2 đến 5 m/s.
Do đó, quỹ đạo của những viên đá được xác định bởi hướng và tốc độ của gió, ngoài ra còn có nước lỏng bên dưới lớp băng mỏng. Điều đáng nhớ là hiện tượng xảy ra ở một trong những nơi nóng nhất trên hành tinh, vì vậy sự kết hợp của những yếu tố này là rất hiếm.
Giai ma bi an ve nhung ‘hon da biet di’ tai thung lung chet-Hinh-5
Những viên đá này chỉ di chuyển 2 hoặc 3 năm một lần, nhưng dấu vết do chúng để lại có thể nằm trong lòng đất đến 4 năm. Ngay cả khi có một lời giải thích khoa học tiết lộ bí ẩn, nhưng kết quả này vẫn không thuyết phục được nhiều người, họ vẫn truyền tai nhau những giả thuyết bí ẩn liêu trai về những hòn đá biết đi tại thung lũng chết.

Vớt được “hòn đá” lạ trên biển, chàng trai phát tài trong phút chốc

Khi đi dạo biển, một thanh niên Trung Quốc bất ngờ vớt được một "hòn đá" lạ. Sau khi nhờ chuyên gia kiểm tra, nó được xác định là long diên hương quý hiếm.

Vot duoc “hon da” la tren bien, chang trai phat tai trong phut choc
 Trong lần về quê ở Trạm Giang dịp Thanh minh cách đây 6 năm, Tiểu Quý - nhân viên bán hàng ở thành phố Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã bất ngờ vớt được một "hòn đá" lạ trôi trên biển. Người này vô cùng bất ngờ khi biết được giá trị của nó.

Bí ẩn “hòn đá của Chúa” ngàn năm không đổ, chuyên gia rối não

Vùng Mahabalipuram ở phía Nam Ấn Độ có một hòn đá khổng lồ nặng 250 tấn. Người ta gọi là "hòn đá của Chúa" và không biết vì sao nó không đổ.

Bi an “hon da cua Chua” ngan nam khong do, chuyen gia roi nao
 "Hòn đá của Chúa" (Vaanirai Kal) nằm ở Mahabalipuram, phía Nam Ấn Độ được thế giới biết đến khi "thách thức" định luật vật lý cũng như thời gian.

Tin mới