Giải mã bộ tộc bí ẩn nhất thế giới ở Việt Nam

Thật khó có thể tin, ở nước ta có một bộ tộc lọt vào top 10 bộ tộc bí ẩn nhất thế giới.

Nghe chúng tôi chia sẻ thông tin, người Rục Việt Nam lọt vào top 10 bộ tộc bí ẩn nhất thế giới, ông Đinh Thanh Dự - Nhà nghiên cứu văn hóa các tộc người ở Quảng Bình gật gù: "Đúng là bí ẩn thật!". Gần hết một đời người bỏ công nghiên cứu về các tộc người thiểu số ở miền Tây Quảng Bình, đến giờ, tộc người Rục vẫn còn nhiều ẩn số mà ông Dự vẫn chưa giải mã được.
Năm 1959, tộc người Rục sống ở trong hang đá giữa rừng sâu heo hút, đã được một tổ tuần tra thuộc lực lượng công an vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) tình cờ phát hiện. Sau nhiều tháng thuyết phục, 11 hộ và 34 người Rục đầu tiên "miễn cưỡng" rời hang đá về thung lũng Rục Làn (Thượng Hóa, Minh Hóa) dựng lều và bắt đầu làm quen với làm rẫy, trỉa đậu, trồng ngô...
Từ đây, tộc người Rục được biết đến như là "người em út" trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Họ được các nhà khoa học ghép vào nhóm người Chứt bởi có những nét tương đồng về nhân chủng, ngôn ngữ... nhưng trong đời sống của mình, người Rục vẫn ẩn chứa những bản sắc rất riêng, mang nét bí ẩn chưa được khám phá.
Hậu duệ hiếm hoi của cư dân tiền Việt Mường
Theo ông Đinh Thanh Dự, do đặc điểm sống ẩn mình trong hang đá, nơi rừng sâu, núi thẳm, bản tính lại nhút nhát nên mãi đến năm 1959, Nhà nước mới phát hiện tộc người này. Nhưng người Nguồn ở Minh Hóa thì tiếp xúc với tộc người Rục đã từ rất lâu. Từ tấm bé, ông Dự đã nghe ông bà kể nhiều câu chuyện huyền bí về người Rục.
Theo các nhà nghiên cứu, địa vực hình thành, phát triển và sinh sống lâu đời của người Rục ở Trườn, sát biên giới Việt Lào. Sau khi được vận động, họ chuyển ra sinh sống tại Dằn, Ón, Ồ ồ, Lũ Làn ở xã Thượng Hóa (Minh Hóa) cho đến nay. Người Rục vốn không có họ, không có tộc danh.
Thầy Ràng Cao Ống diễn lại các động tác của thuật "thổi thắt, thổi mở".
 Thầy Ràng Cao Ống diễn lại các động tác của thuật "thổi thắt, thổi mở".
Những già làng người Rục cho biết, ngày xưa họ thường ở hang lèn, dưới những vòm, mái đá lèn hoặc làm trại dưới chân núi, nơi có nước rục (nước trong núi đá vôi hoặc trong lòng đất) chảy ra. Vì lẽ đó, nên các tộc người khác đã gán cho họ cái tên "Rục". Ông Dự khẳng định, người Rục tiếp nhận họ Cao từ người Sách, sau quá trình quan hệ qua lại, kết hôn, ở với người Sách.
Tiến sĩ Võ Xuân Trang, nhà ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian từng khẳng định: "Người Rục cũng như người Sách, người Mày, người Mã Liềng và người Arem ở Quảng Bình là bộ phận cư dân tiền Việt Mường hiếm hoi còn lại ở nước ta" - (Sách Người Rục ở Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, 1998).
Trước khi rời hang đá, người Rục vốn sống tách biệt, cuộc sống hoàn toàn dựa vào tự nhiên nên còn giữ nhiều yếu tố sinh hoạt của người tiền sử. Dường như người Rục không biết đến sự tồn tại của các tộc người khác, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Tóc dài quá lưng, không mặc quần áo, chỉ che thân bằng những tấm vỏ cây sơ sài là hình ảnh của người Rục lúc bấy giờ.
Người Rục quen leo trèo cây, trên các triền núi cao ngất để săn bắt, hái lượm. Món ăn phổ biến yêu thích của họ là bột nhúc, bột đoác và thịt thú nhỏ, nhưng thích nhất vẫn là thịt khỉ. Ông Dự cho rằng: Về văn hóa ẩm thực của người Rục, người Nguồn đã có câu đúc kết: "Ăn cơm tôốc mầy trôốc cá rấu, nghẹn ấm poóc/ Ăn dúc mầy thịt doóc, dót thấm thuẩy" (Ăn cơm gạo rẫy với đầu cá to, nghẹn không nuốt được/ Ăn cơm bột cây đoác với thịt khỉ, nuốt ngon lành).
Đã hơn 50 năm rời hang đá, về hòa nhập với cộng đồng nhưng người Rục còn "nặng lòng" với cuộc sống hoang sơ, gắn với tự nhiên, nơi rừng sâu, hang đá... Anh Cao Văn Đàn, Trưởng bản Mò O Ồ Ồ cho hay: người trẻ thì đã ít dần, nhưng các già bản thì còn "ham" trở lại hang đá lắm. Mỗi năm cứ đến mùa rẫy, họ lại dắt díu nhau rừng có khi vài ba tháng mới về nhà.
Thế giới tâm linh bí ẩn
Người Rục không có tục thờ cúng người chết. Họ quan niệm: "xác về đất đá, hồn về với thần núi, thần khe". Với họ, người chết đi cũng thành ma rú, họ chỉ cúng ma rú, ma rừng.
Sống giữa tự nhiên nơi đại ngàn hùng vĩ, người Rục có cách riêng để tự bảo vệ mình trước mọi hiểm nguy. Theo ông Đinh Thanh Dự, hiện trong cộng đồng người Rục vẫn còn tồn tại hai dạng phép thuật rất bí hiểm mà các tộc người khác không có, đó là: Thuật thổi thắt, thổi mở và thuật hấp hơi.
Thuật thổi thắt, thổi mở của người Rục được nói đến như là một cách kế hoạch hóa gia đình ngày nay. Họ dùng bùa chú thổi vào bát nước, sau đó cho người phụ nữ uống thì sẽ không sinh đẻ và ngược lại. Còn thuật hấp hơi cũng dùng bùa chú để giữ tính mạng trước lam sơn chướng khí và thú dữ của những người đi rừng.
Ông Dự cho biết: người Rục quan niệm nếu dùng bùa chú, thú dữ không dám tấn công, thậm chí còn có thể dắt cả hổ đi theo được. Theo ông Dự, hình như sau khi đọc câu thần chú, xung quanh họ có một luồng điện trường rất mạnh, bất kỳ thú dữ hay con người đến gần người dùng bùa chú sẽ bị phương hại đến tính mạng. Ông cũng khẳng định mình đã tận thấy uy lực thuật hấp hơi của người Rục trong một lần cùng Tiến sỹ Võ Xuân Trang điền dã để tìm hiểu những phép thuật của người Rục.
Mặc dù đã được cảnh báo là luôn phải đi trước mặt người đang dùng thuật hấp hơi và phải luôn cách xa 5m, nhưng ông Trang đã bất ngờ tụt lại sau. Ngay tức thì ông Trang ngã lăn ra đất, người co giật, miệng hộc máu. Chỉ đến khi được người đang dùng thuật hấp hơi niệm thần chú, ông Trang mới trở lại bình thường.
Mang theo sự tò mò từ lời kể của ông Dự, chúng tôi tìm đến thung lũng Rục Làn để tìm hiểu thực hư câu chuyện này... Anh Cao Văn Đàn, Trưởng bản Mò O Ồ Ồ cùng hai chiến sĩ đồn Biên phòng Cà Xèng dẫn chúng tôi tới nhà một thầy Ràng có tên Cao Ống.
Người Rục. Ảnh: Thuần Thư.
 Người Rục. Ảnh: Thuần Thư.
Ông năm nay đã 80 tuổi, ốm yếu, không đi lại được nhưng vẫn còn khá minh mẫn. Ông cho biết: ông có thể thổi chữa bệnh đứt da, chảy máu, rắn độc cắn... và mỗi dạng bệnh tật có những câu chú khác nhau. Ngoài thuật hấp hơi để tránh thú dữ cho riêng mình, ông có thể dùng phép thuật vẽ một vòng tròn cho nhiều người ngồi trong đó để chống lại thú dữ.
Thuyết phục mãi, thầy Ràng Cao Ống mới đồng ý diễn lại các động tác trong thuật thổi thắt, thổi mở. Không ai dám đụng đến các dụng cụ làm lễ của ông, cho đến khi em trai của thầy Ràng là ông Cao Ngọc Ên sang. Theo lời hướng dẫn của thầy Ràng, ông Ên sắp xếp các dụng cụ như một buổi lễ thổi thắt, thổi mở, gồm: hai ống nứa, một dài (1m), một ngắn (0,5m), một phiến đá nhỏ, một cái bát đựng nước, một cái đĩa để hoa. Ông Ên nói, còn thiếu sáp ong làm nến, hương và sợi tóc, hoặc sợi chỉ để vào bát nước.
Thầy Ràng Cao Ống ngồi xổm trên giường, hai tay cầm hai ống nứa cà phần đầu nhọn vào phiến đá. Cùng lúc, ông đọc thần chú có vần điệu như hát theo âm thanh huyền hoặc từ hai ống nứa phát ra. Vừa đọc, ông vừa thổi hơi vào bát nước.
Theo thông lệ, chừng 30 phút sau đưa bát nước có sợi tóc, hoặc sợi chỉ cho người phụ nữ muốn thắt không sinh nở uống và sẽ hiệu nghiệm. Thầy Ràng Cao Ống cho biết, thổi mở cũng ở dạng này, nhưng bài chú sẽ có nội dung khác. Hỏi ông về nội dung các câu chú, và nhờ dịch sang tiếng quốc ngữ thì ông lắc đầu: "Đó là điều thiêng của người Rục, không thể để người ngoài biết được".
Anh Cao Văn Đàn cho biết, những phép thuật nói trên nay không còn phổ biến trong cộng đồng người Rục, những thầy Ràng như ông Cao Ống cũng không còn nhiều, lớp trẻ dường như cũng ít quan tâm đến điều đó.
Trở lại câu chuyện với ông Đinh Thanh Dự, ông cho biết đã cố công nghiên cứu về nó nhưng không thể. Bao nhiêu năm tìm hiểu, đến giờ, tộc người Rục vẫn còn nhiều "vùng cấm" trong hoạt động nghiên cứu của ông, từ nếp ăn, ở, sinh hoạt, cách chữa bệnh đến chuyện thờ cúng... Ngay cả việc chép lại truyện kể dân gian của người Rục cũng không dễ như những tộc người khác. Nếu như người Sách có thể kể một mạch về những điều mình muốn tìm hiểu thì người Rục lại rất ngần ngại trong việc chia sẻ.
Người Rục vốn kín đáo, đặc biệt là những câu chuyện tâm linh, thờ cúng, họ luôn muốn giữ riêng cho mình.

Chùm ảnh: Tộc người bí ẩn nhất thế giới ở VN

Bộ lạc Surma: Bộ lạc ở Ethiopia này sống tách rời với thế giới văn minh trong nhiều thế kỷ qua. Đây là những thổ dân nổi tiếng với phong tục tạo chiếc môi rộng và không thích bị người lạ quấy rầy. Người Surma sống theo nhóm hàng trăm người và kiếm sống bằng việc nuôi gia súc. Trong thời kỳ thực dân và Chiến tranh thế giới, họ thường xuyên phải chiến đấu với kẻ thù để bảo vệ sự tồn vong cho bộ tộc. Những người phương Tây đầu tiên trò chuyện với bộ lạc Surma là một nhóm bác sĩ người Nga trong những năm 1980. Mặc dù là bộ lạc ít tiếp xúc với văn minh hiện đại, nhưng người Surma ngày nay biết cách dùng súng Ak-47 để bảo vệ các đàn gia súc.
 Bộ lạc Surma: Bộ lạc ở Ethiopia này sống tách rời với thế giới văn minh trong nhiều thế kỷ qua. Đây là những thổ dân nổi tiếng với phong tục tạo chiếc môi rộng và không thích bị người lạ quấy rầy. Người Surma sống theo nhóm hàng trăm người và kiếm sống bằng việc nuôi gia súc. Trong thời kỳ thực dân và Chiến tranh thế giới, họ thường xuyên phải chiến đấu với kẻ thù để bảo vệ sự tồn vong cho bộ tộc. Những người phương Tây đầu tiên trò chuyện với bộ lạc Surma là một nhóm bác sĩ người Nga trong những năm 1980. Mặc dù là bộ lạc ít tiếp xúc với văn minh hiện đại, nhưng người Surma ngày nay biết cách dùng súng Ak-47 để bảo vệ các đàn gia súc.
Bộ lạc ở Peru: Trong khi đi qua những khu rừng rậm ở Peru, một nhóm du khách bất ngờ phát hiện các thành viên của một bộ lạc bí ẩn. Các thổ dân đã cố gắng trò chuyện với du khách, nhưng vì họ không biết cả tiếng Tây Ban Nha lẫn tiếng Anh, nên sau đó rời đi và bỏ lại nhóm du khách tò mò. Chính quyền Peru cho hay, khi kiểm tra video do nhóm du khách quay được, họ phát hiện đó thành viên của một trong những bộ lạc chưa từng xuất hiện trong từ điển nhân chủng học. Mặc dù biết về sự tồn tại của họ và mất nhiều năm để tìm kiếm, nhưng nỗ lực của các nhà khoa học không thành công. May thay, nhờ sự phát hiện tình cờ của nhóm du khách, thế giới mới biết đến bộ lạc kỳ lạ trên.
 Bộ lạc ở Peru: Trong khi đi qua những khu rừng rậm ở Peru, một nhóm du khách bất ngờ phát hiện các thành viên của một bộ lạc bí ẩn. Các thổ dân đã cố gắng trò chuyện với du khách, nhưng vì họ không biết cả tiếng Tây Ban Nha lẫn tiếng Anh, nên sau đó rời đi và bỏ lại nhóm du khách tò mò. Chính quyền Peru cho hay, khi kiểm tra video do nhóm du khách quay được, họ phát hiện đó thành viên của một trong những bộ lạc chưa từng xuất hiện trong từ điển nhân chủng học. Mặc dù biết về sự tồn tại của họ và mất nhiều năm để tìm kiếm, nhưng nỗ lực của các nhà khoa học không thành công. May thay, nhờ sự phát hiện tình cờ của nhóm du khách, thế giới mới biết đến bộ lạc kỳ lạ trên.
Thổ dân Brazil bí ẩn: Tạp chí Slate gọi đây là người đàn ông bí ẩn nhất hành tinh. Có hành tung thoắt ẩn thoắt hiện như quái vật chân lớn bí ẩn, người đàn ông sống ở khu rừng Amazon này luôn biến mất khi các nhà khoa học dường như sắp tìm ra. Các nhà khoa học cho rằng, ông là người còn sống duy nhất của một bộ lạc ở Amazon sống tách biệt với thế giới. Người đàn ông này là người duy nhất trên thế giới vẫn giữ được những phong tục và ngôn ngữ bộ tộc. Việc liên lạc với ông ta khó như mò kim đáy biển, nhất là về việc ông ta sống như thế nào trong hàng thập niên qua.
Thổ dân Brazil bí ẩn: Tạp chí Slate gọi đây là người đàn ông bí ẩn nhất hành tinh. Có hành tung thoắt ẩn thoắt hiện như quái vật chân lớn bí ẩn, người đàn ông sống ở khu rừng Amazon này luôn biến mất khi các nhà khoa học dường như sắp tìm ra. Các nhà khoa học cho rằng, ông là người còn sống duy nhất của một bộ lạc ở Amazon sống tách biệt với thế giới. Người đàn ông này là người duy nhất trên thế giới vẫn giữ được những phong tục và ngôn ngữ bộ tộc. Việc liên lạc với ông ta khó như mò kim đáy biển, nhất là về việc ông ta sống như thế nào trong hàng thập niên qua.
Bộ lạc Jackson Whites: Trong những năm 1700, người thực dân châu Âu đã chiếm đóng khu vực bờ biển phía đông Bắc Mỹ. Vào thời điểm đó, mọi bộ lạc ở khu vực giữa Thái Bình Dương và sông Mississippi được thêm vào danh mục những bộ tộc đã đựơc xác định, trừ một bộ tộc bí ẩn. Trong những năm 1790, một bộ tộc châu Mỹ bản địa chưa từng được biết đến rời khỏi rừng chỉ cách thành phố New York 56 km. Bằng cách nào đó, họ tránh được sự tiếp xúc với người di cư châu Âu, bất chấp ở đây xảy ra những trận chiến lớn nhất của 2 cuộc chiến là chiến tranh 7 năm và chiến tranh Cách mạng Mỹ. Họ được gọi là bộ lạc Jackson Whites, vì có màu da sáng và được cho là hậu duệ của của người Jacks (người Anh).
 Bộ lạc Jackson Whites: Trong những năm 1700, người thực dân châu Âu đã chiếm đóng khu vực bờ biển phía đông Bắc Mỹ. Vào thời điểm đó, mọi bộ lạc ở khu vực giữa Thái Bình Dương và sông Mississippi được thêm vào danh mục những bộ tộc đã đựơc xác định, trừ một bộ tộc bí ẩn. Trong những năm 1790, một bộ tộc châu Mỹ bản địa chưa từng được biết đến rời khỏi rừng chỉ cách thành phố New York 56 km. Bằng cách nào đó, họ tránh được sự tiếp xúc với người di cư châu Âu, bất chấp ở đây xảy ra những trận chiến lớn nhất của 2 cuộc chiến là chiến tranh 7 năm và chiến tranh Cách mạng Mỹ. Họ được gọi là bộ lạc Jackson Whites, vì có màu da sáng và được cho là hậu duệ của của người Jacks (người Anh).
Người Rục, Việt Nam: Theo Wikipedia, người Chứt (còn gọi là người Rục) là một dân tộc ít người sinh sống tại Lào và Việt Nam. Tộc người Rục được một tiểu đội công an Quảng Bình phát hiện vào ngày 12/8/1959 trong hang sâu tại vùng hang động Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc xã Thượng Hóa huyện Minh Hóa (Quảng Bình) gồm 11 hộ với 34 người. Năm 1960, bộ đội biên phòng và chính quyền địa phương tỉnh Quảng Bình bắt đầu vận động người Rục rời hang đá ra sống định canh, định cư. Người Rục quen ở hang sâu, săn bắt, hái lượm, nhưng họ cũng có một cuộc sống tinh thần phong phú với những nhạc cụ núi rừng như đàn trơ bon, đàn môi, sáo dọc và làn điệu cà lưm cà lềnh. Trong hơn 40 năm, người Rục đã làm một cuộc hành trình về với cộng đồng. Đến cuối năm 2006, nhân khẩu đã lên đến 414 người và được phân bố trong bốn bản Phú Minh, Ón, Yên Hợp và Mò O - Ồ Ồ thuộc xã Thượng Hóa, ở xen với các tộc như Sách, Mày, Kinh. Số liệu năm 2009 số lượng nhân khẩu có khoảng 600 người.
 Người Rục, Việt Nam: Theo Wikipedia, người Chứt (còn gọi là người Rục) là một dân tộc ít người sinh sống tại Lào và Việt Nam. Tộc người Rục được một tiểu đội công an Quảng Bình phát hiện vào ngày 12/8/1959 trong hang sâu tại vùng hang động Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc xã Thượng Hóa huyện Minh Hóa (Quảng Bình) gồm 11 hộ với 34 người. Năm 1960, bộ đội biên phòng và chính quyền địa phương tỉnh Quảng Bình bắt đầu vận động người Rục rời hang đá ra sống định canh, định cư. Người Rục quen ở hang sâu, săn bắt, hái lượm, nhưng họ cũng có một cuộc sống tinh thần phong phú với những nhạc cụ núi rừng như đàn trơ bon, đàn môi, sáo dọc và làn điệu cà lưm cà lềnh. Trong hơn 40 năm, người Rục đã làm một cuộc hành trình về với cộng đồng. Đến cuối năm 2006, nhân khẩu đã lên đến 414 người và được phân bố trong bốn bản Phú Minh, Ón, Yên Hợp và Mò O - Ồ Ồ thuộc xã Thượng Hóa, ở xen với các tộc như Sách, Mày, Kinh. Số liệu năm 2009 số lượng nhân khẩu có khoảng 600 người.
Những người Mỹ bản địa cuối cùng: Năm 1911, bị đe dọa bởi người di cư, nên người Mỹ bản địa cuối cùng rời khỏi những cánh rừng ở California, trong trang phục bộ lạc truyền thống và khiến cảnh sát bỡ ngỡ. Tên của ông là Ishi và thành viên của bộ lạc Yahia. Cảnh sát sau đó biết rằng Ishi là người còn sống duy nhất trong một cuộc tấn công của những người di cư 3 năm trước đó. Sau khi đấu tranh và sinh tồn, ông quyết định liên lạc với người ngoài bộ lạc để nhờ giúp đỡ. Các nhà nhiên cứu ở Đại học Berkeley sau đó tiếp xúc với Ishi. Nhờ đó, người thổ dân đã kể với họ những bí mật bộ lạc và chỉ cho họ nhiều kỹ năng sinh tồn trong rừng từ lâu bị lãng quên.
 Những người Mỹ bản địa cuối cùng: Năm 1911, bị đe dọa bởi người di cư, nên người Mỹ bản địa cuối cùng rời khỏi những cánh rừng ở California, trong trang phục bộ lạc truyền thống và khiến cảnh sát bỡ ngỡ. Tên của ông là Ishi và thành viên của bộ lạc Yahia. Cảnh sát sau đó biết rằng Ishi là người còn sống duy nhất trong một cuộc tấn công của những người di cư 3 năm trước đó. Sau khi đấu tranh và sinh tồn, ông quyết định liên lạc với người ngoài bộ lạc để nhờ giúp đỡ. Các nhà nhiên cứu ở Đại học Berkeley sau đó tiếp xúc với Ishi. Nhờ đó, người thổ dân đã kể với họ những bí mật bộ lạc và chỉ cho họ nhiều kỹ năng sinh tồn trong rừng từ lâu bị lãng quên.
Các bộ lạc ở Amazon: Chính phủ Brazil đang cố gắng tìm ra còn bao nhiêu người sống trong vùng đất hẻo lánh ở Amazon để kiểm soát dân số. Máy bay điều tra thường xuyên bay trên các cánh rừng rậm với những thiết bị chụp ảnh để phát hiện và đếm số lượng thổ dân. Những chuyến bay liên tục này đã mang lại kết quả khả quan và đáng kinh ngạc. Năm 2007, một máy bay bất ngờ bị mũi tên bắn lên từ phía dưới đất bởi thành viên của một bộ lạc bí ẩn. Sau đó vào năm 2011, hình ảnh vệ tinh cho thấy những đốm nhỏ kỳ lạ ở một góc của khu rừng mà chưa ai nghĩ rằng có người ở. Sau đó, các nhà điều tra phát hiện một bộ tộc hoàn toàn mới.
 Các bộ lạc ở Amazon: Chính phủ Brazil đang cố gắng tìm ra còn bao nhiêu người sống trong vùng đất hẻo lánh ở Amazon để kiểm soát dân số. Máy bay điều tra thường xuyên bay trên các cánh rừng rậm với những thiết bị chụp ảnh để phát hiện và đếm số lượng thổ dân. Những chuyến bay liên tục này đã mang lại kết quả khả quan và đáng kinh ngạc. Năm 2007, một máy bay bất ngờ bị mũi tên bắn lên từ phía dưới đất bởi thành viên của một bộ lạc bí ẩn. Sau đó vào năm 2011, hình ảnh vệ tinh cho thấy những đốm nhỏ kỳ lạ ở một góc của khu rừng mà chưa ai nghĩ rằng có người ở. Sau đó, các nhà điều tra phát hiện một bộ tộc hoàn toàn mới.
Những bộ lạc bí ẩn ở New Guinea: Ở một số nơi tại New Guinea, có khả năng tồn tại hàng chục ngôn ngữ, văn hóa và phong tục bộ lạc chưa từng biết đến với người hiện đại. Tuy nhiên, do khu vực này có địa hình hiểm trở và nỗi sợ về các bộ tộc ăn thịt người, nên có rất ít người dám đến đây khám phá. Nhiều cuộc thám hiểm khởi hành với mục đích theo dấu chân họ sau đó đều bị cắt ngắn và cuối cùng là hủy bỏ. Ví dụ vào năm 1961, nhà thám hiểm Michael Rockefeller thực hiện chuyến đi với ý định tìm ra những bộ lạc mất tích. Rockefeller, một người Mỹ được thừa kế số tiền khổng lồ, sau đó bị tách ra khỏi đoàn thám hiểm và được cho là bị thổ dân bắt và ăn thịt.
Những bộ lạc bí ẩn ở New Guinea: Ở một số nơi tại New Guinea, có khả năng tồn tại hàng chục ngôn ngữ, văn hóa và phong tục bộ lạc chưa từng biết đến với người hiện đại. Tuy nhiên, do khu vực này có địa hình hiểm trở và nỗi sợ về các bộ tộc ăn thịt người, nên có rất ít người dám đến đây khám phá. Nhiều cuộc thám hiểm khởi hành với mục đích theo dấu chân họ sau đó đều bị cắt ngắn và cuối cùng là hủy bỏ. Ví dụ vào năm 1961, nhà thám hiểm Michael Rockefeller thực hiện chuyến đi với ý định tìm ra những bộ lạc mất tích. Rockefeller, một người Mỹ được thừa kế số tiền khổng lồ, sau đó bị tách ra khỏi đoàn thám hiểm và được cho là bị thổ dân bắt và ăn thịt.
Bộ lạc Pintupi Nine: Năm 1984, một nhóm thổ dân bí ẩn được phát hiện gần một khu dân cư ở Tây Australia. Sau khi rời đi, nhóm người Pintupi Nine (được đặt tên sau này) được một người địa phương liên lạc lại. Người này dụ dỗ nhóm thổ dân rằng có một nơi nước chảy ra từ ống và có nguồn thực phẩm dồi dào. Sau đó, hầu hết quyết định ở lại thị trấn. Một trong số các thổ dân đó là Yari Yari, người đã quay trở lại sa mạc Gibson và vẫn sống đến tận ngày nay.
Bộ lạc Pintupi Nine: Năm 1984, một nhóm thổ dân bí ẩn được phát hiện gần một khu dân cư ở Tây Australia. Sau khi rời đi, nhóm người Pintupi Nine (được đặt tên sau này) được một người địa phương liên lạc lại. Người này dụ dỗ nhóm thổ dân rằng có một nơi nước chảy ra từ ống và có nguồn thực phẩm dồi dào. Sau đó, hầu hết quyết định ở lại thị trấn. Một trong số các thổ dân đó là Yari Yari, người đã quay trở lại sa mạc Gibson và vẫn sống đến tận ngày nay.
Bộ lạc Sentinelese: Sentinelese là một bộc lạc gồm khoảng 250 người sống ở đảo Bắc Sentinel, nằm giữa Ấn Độ và Thái Lan. Thế giới chưa biết nhiều về bộ tộc này, vì họ không mấy thân thiện và thường chào đón khách lạ bằng mưa mũi tên. Một vài cuộc gặp gỡ hòa bình giữa người Sentinelese và các nhà khoa học vào cuối năm 1960 tiết lộ một phần về văn hóa của bộ lạc này. Họ thường tận dụng cây dừa để làm thức ăn, săn bắn lợn rừng bằng cung. Tuy nhiên họ sau đó đem chôn chúng mà không ăn thịt. Bộ tộc này cũng được đồn là có khả năng sống sót trong những thảm họa tự nhiên lớn. Ví dụ họ thoát khỏi sự tàn phá khủng khiếp trong trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004, vốn làm hàng nghìn người thiệt mạng tại Indonesia và Sri Lanka.
Bộ lạc Sentinelese: Sentinelese là một bộc lạc gồm khoảng 250 người sống ở đảo Bắc Sentinel, nằm giữa Ấn Độ và Thái Lan. Thế giới chưa biết nhiều về bộ tộc này, vì họ không mấy thân thiện và thường chào đón khách lạ bằng mưa mũi tên. Một vài cuộc gặp gỡ hòa bình giữa người Sentinelese và các nhà khoa học vào cuối năm 1960 tiết lộ một phần về văn hóa của bộ lạc này. Họ thường tận dụng cây dừa để làm thức ăn, săn bắn lợn rừng bằng cung. Tuy nhiên họ sau đó đem chôn chúng mà không ăn thịt. Bộ tộc này cũng được đồn là có khả năng sống sót trong những thảm họa tự nhiên lớn. Ví dụ họ thoát khỏi sự tàn phá khủng khiếp trong trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004, vốn làm hàng nghìn người thiệt mạng tại Indonesia và Sri Lanka.

Lạ lùng tộc người giống người Việt cổ trên đảo Borneo

Đảo Borneo, hòn đảo lớn nhất Đông Nam Á thuộc lãnh thổ các quốc gia Brunei, Malaysia và Indonesia là nơi sinh sống của dân tộc Dayak – một cộng đồng người có nền văn hóa cổ xưa và độc đáo.
Đảo Borneo, hòn đảo lớn nhất Đông Nam Á thuộc lãnh thổ các quốc gia Brunei, Malaysia và Indonesia là nơi sinh sống của dân tộc Dayak – một cộng đồng người có nền văn hóa cổ xưa và độc đáo.

Theo nghiên cứu lịch sử, Dayak là nhóm cư dân bản địa Borneo lâu đời. Tổ tiên của họ đã di cư từ lục địa châu Á ra đảo từ hơn 3.000 năm trước. Xã hội Dayak bắt đầu khởi sắc khi nghề luyện kim được truyền đến hòn đảo này cách nay khoảng 2.450 năm, tương ứng với thời kỳ Hùng Vương ở Việt Nam.
Theo nghiên cứu lịch sử, Dayak là nhóm cư dân bản địa Borneo lâu đời. Tổ tiên của họ đã di cư từ lục địa châu Á ra đảo từ hơn 3.000 năm trước. Xã hội Dayak bắt đầu khởi sắc khi nghề luyện kim được truyền đến hòn đảo này cách nay khoảng 2.450 năm, tương ứng với thời kỳ Hùng Vương ở Việt Nam.

Cộng đồng Dayak gồm hàng trăm sắc tộc khác nhau cư trú rải rác khắp đảo Borneo. Họ nói hàng trăm phương ngữ khác nhau nhưng tất cả đều thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Austronesien). Ở Việt Nam có nhiều dân tộc sử dụng ngữ hệ này, như dân tộc Chăm, Êđê, Gia Rai, Ra Glai và Churu.
Cộng đồng Dayak gồm hàng trăm sắc tộc khác nhau cư trú rải rác khắp đảo Borneo. Họ nói hàng trăm phương ngữ khác nhau nhưng tất cả đều thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Austronesien). Ở Việt Nam có nhiều dân tộc sử dụng ngữ hệ này, như dân tộc Chăm, Êđê, Gia Rai, Ra Glai và Churu.

Phần lớn người Dayak sống bằng nghề làm ruộng lúa nước ven sông, làm rẫy, trồng cọ trên những ngọn đồi thấp... Họ cũng làm các nghề thủ công, nghề gốm, nghề dệt thổ cẩm, nghề đúc, săn bắt, chài lưới.
Phần lớn người Dayak sống bằng nghề làm ruộng lúa nước ven sông, làm rẫy, trồng cọ trên những ngọn đồi thấp... Họ cũng làm các nghề thủ công, nghề gốm, nghề dệt thổ cẩm, nghề đúc, săn bắt, chài lưới.

Tôn giáo của người Dayak là đạo Kaharingan, một dạng Hindu giáo đã bản địa hóa theo thuyết đa thần ở Borneo. Họ đặc biệt tôn thờ hình tượng rồng và chim thần, hai linh vật trong truyền thuyết về sự ra đời của dân tộc Dayak. Đặc điểm này khá giống với các cư dân Việt cổ thời Hùng Vương, những người coi mình là “con Rồng, cháu Tiên” và tôn vinh hình tượng chim lạc như biểu tượng của đất nước.
Tôn giáo của người Dayak là đạo Kaharingan, một dạng Hindu giáo đã bản địa hóa theo thuyết đa thần ở Borneo. Họ đặc biệt tôn thờ hình tượng rồng và chim thần, hai linh vật trong truyền thuyết về sự ra đời của dân tộc Dayak. Đặc điểm này khá giống với các cư dân Việt cổ thời Hùng Vương, những người coi mình là “con Rồng, cháu Tiên” và tôn vinh hình tượng chim lạc như biểu tượng của đất nước.

Người Dayak cũng có nhiều phong tục dân gian giống người Việt cổ như tục dựng cây nêu, cưới hỏi, cải táng, tín ngưỡng phồn thực...
Người Dayak cũng có nhiều phong tục dân gian giống người Việt cổ như tục dựng cây nêu, cưới hỏi, cải táng, tín ngưỡng phồn thực...

Một phong tục tương đồng của người Việt cổ và người Dayak, ít thấy có ở các dân tộc khác trong khu vực, đó là tục xăm mình.
Một phong tục tương đồng của người Việt cổ và người Dayak, ít thấy có ở các dân tộc khác trong khu vực, đó là tục xăm mình.

Với người Dayak, hình xăm thể hiện mối liên hệ với các linh hồn, thần linh hoặc tổ tiên và nhằm xua đuổi bệnh tật, tai họa, đồng thời cũng là nghi lễ đánh dấu sự trưởng thành, nhận biết đẳng cấp, địa vị trong bộ tộc hoặc phân biệt bạn với thù...
Với người Dayak, hình xăm thể hiện mối liên hệ với các linh hồn, thần linh hoặc tổ tiên và nhằm xua đuổi bệnh tật, tai họa, đồng thời cũng là nghi lễ đánh dấu sự trưởng thành, nhận biết đẳng cấp, địa vị trong bộ tộc hoặc phân biệt bạn với thù...

Cách ăn mặc của người Dayak cũng có đặc điểm rất giống với các cư dân Hùng Vương, đó là việc họ sử dụng loại mũ được trang trí bằng những chiếc lông chim dài, giống như những hình người trên hoa văn trống đồng Đông Sơn.
Cách ăn mặc của người Dayak cũng có đặc điểm rất giống với các cư dân Hùng Vương, đó là việc họ sử dụng loại mũ được trang trí bằng những chiếc lông chim dài, giống như những hình người trên hoa văn trống đồng Đông Sơn.

Trang phục của phụ nữ Dayak thay đổi tùy theo vùng, nhưng đều là những bộ váy làm từ thổ cẩm được trang hoàng bằng những hoa văn rực rỡ. Họ đeo cả những chiếc mũ trang trí cầu kỳ vào những dịp đặc biệt.
Trang phục của phụ nữ Dayak thay đổi tùy theo vùng, nhưng đều là những bộ váy làm từ thổ cẩm được trang hoàng bằng những hoa văn rực rỡ. Họ đeo cả những chiếc mũ trang trí cầu kỳ vào những dịp đặc biệt.

Phụ nữ Dayak thường căng dái tai mình bằng những chiếc vòng kim loại nặng. Đây là cách làm đẹp tương tự các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên của Việt Nam như Ê đê, Bana, M'nông, Mạ, Stiêng…
Phụ nữ Dayak thường căng dái tai mình bằng những chiếc vòng kim loại nặng. Đây là cách làm đẹp tương tự các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên của Việt Nam như Ê đê, Bana, M'nông, Mạ, Stiêng…

Theo truyền thống, nhiều thế hệ người Dayak cùng sinh sống trong những căn nhà sàn có chiều dài hơn 50m, có sức chứa từ 30 - 40 gia đình và được chạm khắc hoa văn tỉ mỉ.
Theo truyền thống, nhiều thế hệ người Dayak cùng sinh sống trong những căn nhà sàn có chiều dài hơn 50m, có sức chứa từ 30 - 40 gia đình và được chạm khắc hoa văn tỉ mỉ.

Những ngôi nhà dài cũng là nơi người Dayak tụ họp, bày lễ vật dâng cúng, đánh trống khua chiêng, nhảy múa trong các lễ hội truyền thống.
Những ngôi nhà dài cũng là nơi người Dayak tụ họp, bày lễ vật dâng cúng, đánh trống khua chiêng, nhảy múa trong các lễ hội truyền thống.

Màu sắc ở các hình vẽ, hoa văn chạm khắc trong ngôi nhà này có ý nghĩa riêng của nó. Đáng tiếc rằng các ngôi nhà này đang biến mất dần theo nhịp sống hiện đại.
Màu sắc ở các hình vẽ, hoa văn chạm khắc trong ngôi nhà này có ý nghĩa riêng của nó. Đáng tiếc rằng các ngôi nhà này đang biến mất dần theo nhịp sống hiện đại.

Người Dayak có một tập tục được cả thế giới biết đến, đó là tục săn đầu người giữa các bộ tộc. Đây là cách để bảo vệ lãnh địa sinh sống và khẳng định sức mạnh của các chiến binh và bộ tộc. Vũ khí chính trong các cuộc săn đầu người là giáo và khiên. Những chiếc sọ người sẽ được cất giữ trong nhà và sử dụng trong nhiều nghi lễ khác nhau.
Người Dayak có một tập tục được cả thế giới biết đến, đó là tục săn đầu người giữa các bộ tộc. Đây là cách để bảo vệ lãnh địa sinh sống và khẳng định sức mạnh của các chiến binh và bộ tộc. Vũ khí chính trong các cuộc săn đầu người là giáo và khiên. Những chiếc sọ người sẽ được cất giữ trong nhà và sử dụng trong nhiều nghi lễ khác nhau.

Ít ai biết rằng dân tộc Cơ tu ở khu vực miền Trung Việt Nam cũng từng có một tục săn đầu người tương tự. Điều này được ghi nhận bởi các học giả Pháp, theo đó, săn máu và lấy đầu người của làng khác là một nhiệm vụ trọng đại để tế thần linh nhằm cầu xin mùa màng tươi tốt, không bị dịch bệnh và tai ương.
Ít ai biết rằng dân tộc Cơ tu ở khu vực miền Trung Việt Nam cũng từng có một tục săn đầu người tương tự. Điều này được ghi nhận bởi các học giả Pháp, theo đó, săn máu và lấy đầu người của làng khác là một nhiệm vụ trọng đại để tế thần linh nhằm cầu xin mùa màng tươi tốt, không bị dịch bệnh và tai ương.

Tục lấy đầu người của người Dayak kéo dài cho đến những năm 1970, đến bây giờ đã chấm dứt hoàn toàn.
Tục lấy đầu người của người Dayak kéo dài cho đến những năm 1970, đến bây giờ đã chấm dứt hoàn toàn.

Về mặt nghệ thuật, người Dayak nổi tiếng với vũ điệu ngajat, lấy cảm hứng từ cuộc chiến của các chiến binh. Họ cũng sáng tạo ra nhiều loại nhạc cụ truyền thống khác nhau.
Về mặt nghệ thuật, người Dayak nổi tiếng với vũ điệu ngajat, lấy cảm hứng từ cuộc chiến của các chiến binh. Họ cũng sáng tạo ra nhiều loại nhạc cụ truyền thống khác nhau.

Nhìn chung, dân tộc Dayak được các nhà nghiên cứu nhìn nhận là một trong những tộc người có nền văn hóa độc đáo nhất trên thế giới.
Nhìn chung, dân tộc Dayak được các nhà nghiên cứu nhìn nhận là một trong những tộc người có nền văn hóa độc đáo nhất trên thế giới.

Ngày nay, sự phát triển của du lịch và các tiện nghi của cuộc sống hiện đại đang khiến nền văn hóa này đứng trước nhiều thách thức lớn. Ảnh: Internet.
Ngày nay, sự phát triển của du lịch và các tiện nghi của cuộc sống hiện đại đang khiến nền văn hóa này đứng trước nhiều thách thức lớn. Ảnh: Internet.

Tin mới