Giải mã chiếc xe tăng có nhiều bánh nhất Thế chiến thứ 2

Giải mã chiếc xe tăng có nhiều bánh nhất Thế chiến thứ 2

(Kiến Thức) - Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Quân đội Anh có một loại xe tăng với thiết kế cực kỳ dị cùng cơ cấu chuyển động dị không kém đó là xe tăng Churchill - mang tên vị Thủ tướng điều hành quốc gia này trong suốt cuộc chiến.

Xem toàn bộ ảnh
Khác với các kiểu xếp hạng xe tăng thông dụng cùng thời,  xe tăng Churchill của Anh được xếp vào loại Xe tăng Bộ binh (Infantry tank). Theo học thuyết quân sự của Anh và Pháp, xe tăng bộ binh là loại xe tăng không tác chiến độc lập mà tác chiến cùng bộ binh trên chiến trường. Nguồn ảnh: WW2history.
Khác với các kiểu xếp hạng xe tăng thông dụng cùng thời, xe tăng Churchill của Anh được xếp vào loại Xe tăng Bộ binh (Infantry tank). Theo học thuyết quân sự của Anh và Pháp, xe tăng bộ binh là loại xe tăng không tác chiến độc lập mà tác chiến cùng bộ binh trên chiến trường. Nguồn ảnh: WW2history.
Loại xe tăng này có thiết kế truyền động cực kỳ độc đáo, bao gồm 11 giảm xóc lò xo ở mỗi bên, mỗi giảm xóc lò xo có tới 2 bánh xe, mỗi bánh có đường kính 10 inch (tương đương 24,5 cm). Tổng cộng xe tăng Churchill có tới... 44 bánh xe. Nguồn ảnh: WW2history.
Loại xe tăng này có thiết kế truyền động cực kỳ độc đáo, bao gồm 11 giảm xóc lò xo ở mỗi bên, mỗi giảm xóc lò xo có tới 2 bánh xe, mỗi bánh có đường kính 10 inch (tương đương 24,5 cm). Tổng cộng xe tăng Churchill có tới... 44 bánh xe. Nguồn ảnh: WW2history.
Dù mỗi bên có tới 11 trục giảm xóc, tuy nhiên chỉ 9 trục chịu trách nhiệm "gánh" trọng lượng của chiếc xe tăng này, trục giảm xóc số một ở đầu xe chỉ làm nhiệm vụ giảm xóc khi xe tăng vượt địa hình, trong khi đó trục phía sau có nhiệm vụ trợ lực và chống rối cho xích xe. Nguồn ảnh: WW2history.
Dù mỗi bên có tới 11 trục giảm xóc, tuy nhiên chỉ 9 trục chịu trách nhiệm "gánh" trọng lượng của chiếc xe tăng này, trục giảm xóc số một ở đầu xe chỉ làm nhiệm vụ giảm xóc khi xe tăng vượt địa hình, trong khi đó trục phía sau có nhiệm vụ trợ lực và chống rối cho xích xe. Nguồn ảnh: WW2history.
Thiết kế này ban đầu được đánh giá là kém tối ưu, vì càng nhiều bánh xe và càng nhiều trục giảm xóc, tỷ lệ hỏng hóc và lỗi liên quan tới hệ thống dẫn động của xe càng cao. Tuy nhiên các tướng lĩnh của Anh lại có một cái nhìn khác. Nguồn ảnh: WW2history.
Thiết kế này ban đầu được đánh giá là kém tối ưu, vì càng nhiều bánh xe và càng nhiều trục giảm xóc, tỷ lệ hỏng hóc và lỗi liên quan tới hệ thống dẫn động của xe càng cao. Tuy nhiên các tướng lĩnh của Anh lại có một cái nhìn khác. Nguồn ảnh: WW2history.
Không giống xe tăng Mỹ và Liên Xô cùng thời, Churchill có nhiều trục giảm xóc và bánh xe hơn nhiều lần, điều này có nghĩa là dù một hoặc hai trục với vài cặp bánh xe bị hỏng, xe tăng vẫn có khả năng di chuyển được - thay vì nằm im tại chỗ như các loại xe tăng ít trục ít bánh. Nguồn ảnh: WW2history.
Không giống xe tăng Mỹ và Liên Xô cùng thời, Churchill có nhiều trục giảm xóc và bánh xe hơn nhiều lần, điều này có nghĩa là dù một hoặc hai trục với vài cặp bánh xe bị hỏng, xe tăng vẫn có khả năng di chuyển được - thay vì nằm im tại chỗ như các loại xe tăng ít trục ít bánh. Nguồn ảnh: WW2history.
Hệ thống dẫn động của xe tăng Churchill cũng mang hơi hướng của các loại xe tăng được thiết kế để vượt chiến hào trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất với xích được làm rộng và bọc toàn bộ thành xe. Nguồn ảnh: WW2history.
Hệ thống dẫn động của xe tăng Churchill cũng mang hơi hướng của các loại xe tăng được thiết kế để vượt chiến hào trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất với xích được làm rộng và bọc toàn bộ thành xe. Nguồn ảnh: WW2history.
Điều này cho phép Churchill có thể vượt hào tốt hơn nhiều các loại xe tăng khác cùng thời. Tuy nhiên nói cũng khiến hệ thống cửa thoát hiểm trên xe phải thiết kế lại do không còn cạnh bên để thoát hiểm như những loại xe tăng cùng thời khác. Nguồn ảnh: WW2history.
Điều này cho phép Churchill có thể vượt hào tốt hơn nhiều các loại xe tăng khác cùng thời. Tuy nhiên nói cũng khiến hệ thống cửa thoát hiểm trên xe phải thiết kế lại do không còn cạnh bên để thoát hiểm như những loại xe tăng cùng thời khác. Nguồn ảnh: WW2history.
Khác với xe tăng Liên Xô, Churchill sử dụng động cơ xăng thay vì động cơ dầu. Điều này khiến Churchil dễ bốc cháy khi chiến đấu. Đặc biệt là ở phiên bản Churchill dùng súng phun lửa, tỷ lệ cháy của nó cao tới mức báo động. Nguồn ảnh: WW2history.
Khác với xe tăng Liên Xô, Churchill sử dụng động cơ xăng thay vì động cơ dầu. Điều này khiến Churchil dễ bốc cháy khi chiến đấu. Đặc biệt là ở phiên bản Churchill dùng súng phun lửa, tỷ lệ cháy của nó cao tới mức báo động. Nguồn ảnh: WW2history.
Động cơ mà Churchill sử dụng là loại động cơ 12 xi-lanh, 4 thì, làm mát bằng chất lỏng. Các xi-lanh được xếp theo kiểu đối xứng. Động cơ xăng dù giúp Churchill có khả năng vượt địa hình tốt nhưng bù lại, nó sẽ khiến chiếc xe tăng này "lề mề" hơn do tốc độ tối đa không cao. Nguồn ảnh: WW2history.
Động cơ mà Churchill sử dụng là loại động cơ 12 xi-lanh, 4 thì, làm mát bằng chất lỏng. Các xi-lanh được xếp theo kiểu đối xứng. Động cơ xăng dù giúp Churchill có khả năng vượt địa hình tốt nhưng bù lại, nó sẽ khiến chiếc xe tăng này "lề mề" hơn do tốc độ tối đa không cao. Nguồn ảnh: WW2history.
Churchill được Liên Xô và Mỹ xếp vào loại xe tăng hạng nặng vì trọng lượng của nó là 40 tấn. Tỷ suất kéo của động cơ đạt 9,1 mã lực/mỗi tấn. Điều này khiến xe tăng bộ binh Churchill di chuyển cực chậm, chỉ 24 km/h. Tầm hoạt động của nó cũng không lớn, chỉ khoảng 90 km/h. Nguồn ảnh: WW2history.
Churchill được Liên Xô và Mỹ xếp vào loại xe tăng hạng nặng vì trọng lượng của nó là 40 tấn. Tỷ suất kéo của động cơ đạt 9,1 mã lực/mỗi tấn. Điều này khiến xe tăng bộ binh Churchill di chuyển cực chậm, chỉ 24 km/h. Tầm hoạt động của nó cũng không lớn, chỉ khoảng 90 km/h. Nguồn ảnh: WW2history.
Tuy nhiên như đã nói ở trên, do được thiết kế theo triết lý Xe tăng Bộ binh của Anh thời bấy giờ, Churchill không cần tới tốc độ cao, cũng không cần tầm hoạt động lớn vì nó luôn "dính" vào với lực lượng bộ binh chủ lực. Điều này có nghĩa là tầm hoạt động 90 km của nó là quá đủ để hành tiến cùng bộ binh, tốc độ 24 km/h cũng là thừa thãi khi tiến công cùng bộ binh. Nguồn ảnh: WW2history.
Tuy nhiên như đã nói ở trên, do được thiết kế theo triết lý Xe tăng Bộ binh của Anh thời bấy giờ, Churchill không cần tới tốc độ cao, cũng không cần tầm hoạt động lớn vì nó luôn "dính" vào với lực lượng bộ binh chủ lực. Điều này có nghĩa là tầm hoạt động 90 km của nó là quá đủ để hành tiến cùng bộ binh, tốc độ 24 km/h cũng là thừa thãi khi tiến công cùng bộ binh. Nguồn ảnh: WW2history.
Tổng cộng có 5 quốc gia trên thế giới sử dụng loại xe tăng này, bao gồm Anh, Canada, Ireland, Ba Lan và Liên Xô - được nhận Churchill trong khuôn khổ chương trình "Cho vay - Cho mượn" để đánh Đức. Tới năm 1952, toàn bộ các xe tăng Churchill trên khắp thế giới bị loại biên. Nguồn ảnh: WW2history.
Tổng cộng có 5 quốc gia trên thế giới sử dụng loại xe tăng này, bao gồm Anh, Canada, Ireland, Ba Lan và Liên Xô - được nhận Churchill trong khuôn khổ chương trình "Cho vay - Cho mượn" để đánh Đức. Tới năm 1952, toàn bộ các xe tăng Churchill trên khắp thế giới bị loại biên. Nguồn ảnh: WW2history.
Mời độc giả xem Video: Ông lão xe tăng Anh chiếc Churchill đọ độ cơ động với Challenger 2 - loại xe tăng hiện đại được Anh thiết kế sau này.

GALLERY MỚI NHẤT