Giải mã chiến dịch quân sự thất bại cay đắng của Hốt Tất Liệt

Giải mã chiến dịch quân sự thất bại cay đắng của Hốt Tất Liệt

Hốt Tất Liệt - cháu nội của Thành Cát Tư Hãn - ôm tham vọng chinh phục Nhật Bản. Thế nhưng, dù 2 lần đêm quân đánh Nhật Bản nhưng Hốt Tất Liệt đều thất bại.

Xem toàn bộ ảnh
Khi nhắc tới  Hốt Tất Liệt, nhiều người nghĩ ngay đến ông là người lập nên nhà Nguyên trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Không những vậy, vị hoàng đế này còn là cháu nội của Thành Cát Tư Hãn - vị thủ lĩnh xuất chúng của đế chế Mông Cổ.
Khi nhắc tới Hốt Tất Liệt, nhiều người nghĩ ngay đến ông là người lập nên nhà Nguyên trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Không những vậy, vị hoàng đế này còn là cháu nội của Thành Cát Tư Hãn - vị thủ lĩnh xuất chúng của đế chế Mông Cổ.
Kế thừa dòng máu và khát vọng chinh phục các vùng đất trù phú của ông nội Thành Cát Tư Hãn, Hốt Tất Liệt đã thực hiện nhiều chiến dịch quân sự nhằm mở rộng lãnh thổ và phạm vi ảnh hưởng.
Kế thừa dòng máu và khát vọng chinh phục các vùng đất trù phú của ông nội Thành Cát Tư Hãn, Hốt Tất Liệt đã thực hiện nhiều chiến dịch quân sự nhằm mở rộng lãnh thổ và phạm vi ảnh hưởng.
Trong số này có việc Hốt Tất Liệt tham vọng thôn tính Nhật Bản. Cháu nội của Thành Cát Tư Hãn quyết tâm xâm chiếm Nhật Bản xuất phát từ việc cử sứ giả tới nước này từ năm 1267 - 1274 để yêu cầu Thiên hoàng xưng thần với triều đình của Hốt Tất Liệt.
Trong số này có việc Hốt Tất Liệt tham vọng thôn tính Nhật Bản. Cháu nội của Thành Cát Tư Hãn quyết tâm xâm chiếm Nhật Bản xuất phát từ việc cử sứ giả tới nước này từ năm 1267 - 1274 để yêu cầu Thiên hoàng xưng thần với triều đình của Hốt Tất Liệt.
Tuy nhiên, Hốt Tất Liệt không nhận được câu trả lời từ Thiên hoàng Nhật Bản trong suốt khoảng thời gian đó. Vì vậy, Hốt Tất Liệt vô cùng tức giận và hạ lệnh đóng nhiều thuyền chiến, chuẩn bị cho cuộc chinh phạt Nhật Bản.
Tuy nhiên, Hốt Tất Liệt không nhận được câu trả lời từ Thiên hoàng Nhật Bản trong suốt khoảng thời gian đó. Vì vậy, Hốt Tất Liệt vô cùng tức giận và hạ lệnh đóng nhiều thuyền chiến, chuẩn bị cho cuộc chinh phạt Nhật Bản.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ, vào năm 1274, quân đội của Hốt Tất Liệt với khoảng 40.000 người lên 500 - 900 thuyền chiến ra khơi để thôn tính Nhật Bản. Khi tới bờ vịnh Hakata, lực lượng của Hốt Tất Liệt giao chiến với quân đội Nhật Bản. Ban đầu, quân đội nhà Nguyên chiếm ưu thế nên khiến lực lượng Nhật Bản rút vào bên trong và phòng thủ.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ, vào năm 1274, quân đội của Hốt Tất Liệt với khoảng 40.000 người lên 500 - 900 thuyền chiến ra khơi để thôn tính Nhật Bản. Khi tới bờ vịnh Hakata, lực lượng của Hốt Tất Liệt giao chiến với quân đội Nhật Bản. Ban đầu, quân đội nhà Nguyên chiếm ưu thế nên khiến lực lượng Nhật Bản rút vào bên trong và phòng thủ.
Dù vậy, quân của Hốt Tất Liệt không dám xông lên tiếp vì sợ rơi vào bẫy của kẻ địch. Vào đêm hôm đó, một cơn bão lớn xảy ra khiến hạm đội của nhà Nguyên tổn thất lớn. Hàng trăm thuyền chiến bị đánh chìm và chỉ còn vài chiếc thoát nạn.
Dù vậy, quân của Hốt Tất Liệt không dám xông lên tiếp vì sợ rơi vào bẫy của kẻ địch. Vào đêm hôm đó, một cơn bão lớn xảy ra khiến hạm đội của nhà Nguyên tổn thất lớn. Hàng trăm thuyền chiến bị đánh chìm và chỉ còn vài chiếc thoát nạn.
Do tổn thất lớn về thuyền chiến và quân số nên lực lượng của Hốt Tất Liệt quyết định nhanh chóng rút quân về nước để tránh bị tiêu diệt toàn bộ. Sau thất bại lần đầu, Hốt Tất Liệt chuẩn bị cho cuộc chinh phạt Nhật Bản tiếp theo. Ông hoàng nhà Nguyên cho người đóng nhiều chiến thuyền kiên cố cũng như tập trung gây dựng binh lực.
Do tổn thất lớn về thuyền chiến và quân số nên lực lượng của Hốt Tất Liệt quyết định nhanh chóng rút quân về nước để tránh bị tiêu diệt toàn bộ. Sau thất bại lần đầu, Hốt Tất Liệt chuẩn bị cho cuộc chinh phạt Nhật Bản tiếp theo. Ông hoàng nhà Nguyên cho người đóng nhiều chiến thuyền kiên cố cũng như tập trung gây dựng binh lực.
Vào năm 1281, Hốt Tất Liệt phát động chiến dịch lớn với sự tham gia của hơn 4.000 chiến thuyền và khoảng 70 - 140.000 binh sĩ nhằm thôn tính được Nhật Bản.
Vào năm 1281, Hốt Tất Liệt phát động chiến dịch lớn với sự tham gia của hơn 4.000 chiến thuyền và khoảng 70 - 140.000 binh sĩ nhằm thôn tính được Nhật Bản.
Đến tháng 8/1221, quân của Hốt Tất Liệt tiến tới vịnh Hakata. Trong lúc đang cố tìm kiếm vị trí đổ bộ thuận lợi thì một cơn bão lớn xuất hiện trên biển. Thảm kịch kinh hoàng này một lần nữa nhấn chìm phần lớn lực lượng nhà Nguyên xuống đáy biển.
Đến tháng 8/1221, quân của Hốt Tất Liệt tiến tới vịnh Hakata. Trong lúc đang cố tìm kiếm vị trí đổ bộ thuận lợi thì một cơn bão lớn xuất hiện trên biển. Thảm kịch kinh hoàng này một lần nữa nhấn chìm phần lớn lực lượng nhà Nguyên xuống đáy biển.
Theo ước tính, khoảng 80% lực lượng nhà Nguyên chết khi chưa giao chiến với quân Nhật Bản. Do vậy, quân đội của Hốt Tất Liệt chỉ còn lại lực lượng ít ỏi nên từ bỏ tham vọng chinh phục Nhật Bản.
Theo ước tính, khoảng 80% lực lượng nhà Nguyên chết khi chưa giao chiến với quân Nhật Bản. Do vậy, quân đội của Hốt Tất Liệt chỉ còn lại lực lượng ít ỏi nên từ bỏ tham vọng chinh phục Nhật Bản.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.

GALLERY MỚI NHẤT