Giải mã chuyến bay phi đội MiG-21 vào Biên Hòa ngày 14/5/1975

Phi đội tiêm kích MiG-21 thuộc Trung đoàn 927 cất cánh từ sân bay Kép (Bắc Giang) đã hạ cánh xuống Biên Hòa (Đồng Nai) lúc 10h30 phút ngày 14/5/1975. 

Giải mã chuyến bay phi đội MiG-21 vào Biên Hòa ngày 14/5/1975
Trong những ngày không khí của Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đang làm nức lòng mỗi người dân Việt Nam, có một phi đội tiêm kích MiG-21 của Trung đoàn 927, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) đã vinh dự được nhận trọng trách nhanh chóng chuyển sân vào sân bay Biên Hòa để chuẩn bị cho nhiệm vụ bay đội hình tại Lễ Diễu binh mừng Chiến thắng 30/4; đồng thời làm lực lượng nòng cốt thành lập Trung đoàn 935, đơn vị tiền thân của Sư đoàn Không quân 370 anh hùng.
Giai ma chuyen bay phi doi MiG-21 vao Bien Hoa ngay 14/5/1975
 Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hải (thứ 4 từ phải sang) và các phi công trong phi đội chuyển sân tháng 5/1975, chụp ảnh tại Trung đoàn 935.
Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hải, Nguyên Bí thư Đảng ủy, Phó Tư lệnh về Chính trị Quân chủng PK-KQ bắt đầu câu chuyện với chúng tôi từ một tấm ảnh. Ông bảo, trong số 13 phi công của phi đội MiG-21 chuyển sân năm ấy, phi công Dương Đình Nghi đã hy sinh trong một ban bay huấn luyện đêm, chỉ còn lại 12 người, đã có mặt gần đủ trong cuộc gặp gỡ cảm động tại sân bay Biên Hòa.
Chỉ cho chúng tôi vị trí, rồi ông đọc tên từng người, tựa như điểm danh: Trung tướng Hán Vĩnh Tưởng, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hải, Đại tá-Anh hùng LLVT Nguyễn Văn Nghĩa, Đại tá Nguyễn Thanh Quý… “Giờ tất cả đã nghỉ hưu, về với đời thường, vui vầy cùng con cháu nhưng 40 năm trước, đều là những phi công trẻ, hầu hết chưa lấy vợ, nhận nhiệm vụ chuyển sân, ai cũng hào hứng và hồi hộp khi sắp thực hiện cuộc điều chuyển lịch sử”, ông nói.
Sáng 13/5/1975, sau chuyến bay tiền trạm được thực hiện ngày 11/5, phi đội gồm 13 máy bay MiG-21 của Trung đoàn 927, do phi đội trưởng Nguyễn Văn Nghĩa dẫn đầu, theo đội hình 6 biên đội bay từ sân bay Kép xuống Đa Phúc nạp đầy dầu và cất cánh. Tới Đà Nẵng lúc 10 giờ 45 phút, cả đoàn hạ cánh, nạp dầu. Tuy nhiên, không thể bay tiếp vào Biên Hòa do thời tiết xấu. Sáng hôm sau, chuyến bay chuyển sân mới được tiếp tục thực hiện. Không ai quên được khoảnh khắc 10h30 phút ngày 14/5/1975, khi chiếc MiG-21 mang số hiệu 5033 do phi công Nguyễn Văn Nghĩa điều khiển đã tiếp đất đầu tiên xuống sân bay Biên Hòa, tiếp đó là 12 chiếc còn lại. Đây chính là lực lượng đầu tiên làm nòng cốt để thành lập Trung đoàn 935 vào ngày 21/5/1975.
Ngày 15/5/1975, hai biên đội 4 chiếc do các phi công: Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Văn Thông, Lê Văn Kiền, Lê Văn Lập và Đinh Văn Bồng, Vũ Quốc Bảo, Hán Vĩnh Tưởng, Trần Tuấn Việt; ngày hôm sau, 16/5, biên đội 4 chiếc do Trần Thông Hào, Nguyễn Mạnh Hải, Nguyễn Thanh Quý, Dương Đình Nghi tiếp tục tham gia bay diễu binh mừng chiến thắng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Giai ma chuyen bay phi doi MiG-21 vao Bien Hoa ngay 14/5/1975-Hinh-2
 Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hải (thứ hai từ trái sang) cùng đồng đội dịp về thăm đơn vị.
Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hải chia sẻ, ông đã từng trải qua những phút giây ngập tràn niềm vui khi được hòa mình trong rạng rỡ ánh cờ hoa chiến thắng nhưng quả tình, với những phi công như ông, chỉ khi cất cánh trên bầu trời thanh bình mới cảm nhận và thấy hết được ý nghĩa của những ngày non sông nối liền một dải.
Niềm vui nối tiếp niềm vui, ngày 16/5/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm và trực tiếp giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 935. Đại tướng chỉ thị: “Nhiệm vụ của Trung đoàn lúc này là nhanh chóng làm chủ các loại máy bay chiến lợi phẩm thu được của Mỹ, ngụy, tăng cường sức chiến đấu cho Trung đoàn…”. Thực hiện chỉ thị của Đại tướng, cùng với toàn Trung đoàn, các phi công MiG-21 đã tập trung tinh lực nghiên cứu, học tập chuyển loại máy bay F-5. Ngày 27/7/1975, chiếc máy bay F-5 mang số hiệu 5011 do phi công Nguyễn Văn Nghĩa điều khiển đã cất cánh bay trên bầu trời Biên Hòa. Chỉ sau 3 tháng, toàn Trung đoàn đã chuyển loại thành công sang máy bay F-5. Đến tháng 2/1976, Quân chủng PK-KQ quyết định rút toàn bộ lực lượng máy bay và phi công MiG-21 ra Bắc.
Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hải tâm sự, trong cuộc đời của những phi công, có không ít những lần bay chuyển sân để làm nhiệm vụ cơ động chiến đấu, huấn luyện, diễn tập, mỗi chuyến bay ghi một dấu ấn song cuộc điều chuyển lịch sử giữa tháng 5/1975 thì không ai quên được.
Nhớ lại kỷ niệm của 40 năm trước, không phải riêng ông, tất cả các phi công trong phi đội bay năm xưa đều cảm động. Cùng với đó, trở lại Biên Hòa, niềm tin của các cựu phi công cứ ngày một dầy thêm khi tận mắt chứng kiến sự thay da, đổi thịt ở nơi đây. Thay vì những chiếc MiG-21, F-5, những phi công trẻ của Trung đoàn 935 hiện đã được trang bị và làm chủ những chiếc Su-30MK2, sẵn sàng bảo vệ vùng biển, vùng trời Tổ quốc.

Khám phá tiêm kích MiG-21 được công nhận bảo vật quốc gia

(Kiến Thức) - Tiêm kích MiG-21 số hiệu 4324 bắn rơi 14 máy bay Mỹ các loại trong năm 1967, thuộc biến thể MiG-21PF được Liên Xô viện trợ năm 1967. 

Khám phá tiêm kích MiG-21 được công nhận bảo vật quốc gia
Kham pha tiem kich MiG-21 duoc cong nhan bao vat quoc gia
 Theo Zing, Thủ tướng vừa quyết định công nhận bảo vật quốc gia (đợt 3) cho 12 hiện vật, nhóm hiện vật. Trong đó có tiêm kích MiG-21 số hiệu 4324, bắn rơi 14 máy bay các loại của Mỹ chỉ trong một năm. Hiện, chiếc MiG-21 4324 được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ảnh: Zing.vn

Mỹ: Tiêm kích MiG-21 dư sức “xé xác” F-35 trong không chiến

(Kiến Thức) - Điều tưởng chừng như không tưởng nhưng F-35 lại bị chính người Mỹ đánh giá thấp kém hơn cả những chiếc chiến đấu cơ MiG-21 do Liên Xô chế tạo.

Mỹ: Tiêm kích MiG-21 dư sức “xé xác” F-35 trong không chiến
Hãng thông tấn Sputnik của Nga dẫn lời Pierre Sprey một trong những kỹ sư hành không vũ trụ nổi tiếng người Mỹ cho hay, mẫu máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 hiện đại nhất của Quân đội Mỹ hiện nay hoàn toàn có thể bị đánh bại bởi chiến đấu cơ MiG-21 do Liên Xô chế tạo từ những năm 1950.
Theo một bản báo cáo đánh giá của Pierre Sprey tiết lộ với hãng thông tấn RT cho biết, F-35 hoàn toàn vô dụng trước một cuộc đọ sức với các máy bay chiến đấu hiện đại, khi mà nó có thể bị xé ra từng mảnh bởi tiêm kích cổ lỗ MiG-21 và dự án phát triển F-35 của Quân đội Mỹ là một dự án thất bại.

Cận cảnh súng trường CZ 806 Bren 2 của Czech

(Kiến Thức) - Súng trường CZ 806 Bren 2 nhẹ hơn thế hệ CZ 805 0,5kg, lược bỏ chế độ bắn, cải tiến tính công thái học.

Cận cảnh súng trường CZ 806 Bren 2 của Czech
Can canh sung truong CZ 806 Bren 2 cua Czech
Công ty Ceska Zbrojovka (CZ) mới đây đã giới thiệu mẫu súng trường CZ 806 Bren 2 thế hệ mới cho lực lượng vũ trang Cộng hòa Czech (ACR). 

Tin mới