Giải mã cực choáng chiếc gương "bị nguyền rủa", đoạt mạng gần 40 người
Chiếc gương tưởng như vô tri lại là "sát nhân" đoạt mạng gần 40 người tiếp xúc với nó bằng chứng tràn máu não mà 260 năm sau khoa học mới có thể giải thích.
Thùy Dung (T.H)
Xem toàn bộ ảnh
Vitaly Pravdivtsev - một nhà khoa học người Nga chuyên nghiên cứu đặc tính bí ẩn của những chiếc gương soi, đã kết luận rằng chúng có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của con người.
Vitaly cho rằng những chiếc gương có thể ghi nhớ và lưu giữ tất cả những cảm xúc và tình cảnh của người sử dụng trước đó. Trước đó, một số nhà khoa học cũng khẳng định rằng, những suy nghĩa và cảm xúc của con người có thể được lưu giữ trong một số đồ vật nhất định.
Hiệp hội sưu tập đồ cổ nước Pháp đã cảnh báo vào tháng 11/1977 rằng, những người đam mê cổ vật tuyệt đối không được mua chiếc gương có dòng chữ Louis Alvarez 1743, vì trước đó đã có khoảng 38 người chết một cách rất đột ngột và khó hiểu vì sở hữu chiếc gương này.
Theo các tư liệu để lại, chiếc gương này là một tác phẩm nghệ thuật của nghệ nhân Louis Alvarez làm vào năm 1743 tại Pháp. Nhưng chỉ 2 ngày sau khi hoàn thành chiếc gương, người thợ Louise đang khỏe mạnh liền qua đời đột ngột vì xuất huyết não.
Sau cái chết của ông, chiếc gương vẫn được coi là một sản phẩm hoàn thiện và đem ra bày bán. Nạn nhân xấu số ngay sau đó không ai khác chính là người chủ đầu tiên của chiếc gương. Anh là chủ cửa hàng bột mì Tesemer ở thành phố cảng Marseille, anh mua chiếc gương này làm quà sinh nhật cho vợ.
Nhưng khi vừa đem về nhà, Tesemer bỗng cảm thấy ớn lạnh khắp người, mệt mỏi, chóng mặt và rùng mình. Thấy vậy người vợ bèn mang chồng vào bệnh viện nhưng đã quá muộn, anh đã qua đời vì chứng xuất huyết não.
Chiếc gương sau sự kiện này đã đột ngột biến mất trong 22 năm, không một ai biết tung tích về nó. Nạn nhân thứ ba của nó là biên tập viên tên Arnold. Anh đã mua lại ở một cửa hàng vỉa hè của thủ đô Paris (Pháp) và đặt nó bên cạnh giường ngủ.
Vài ngày sau, cảnh sát phát hiện anh ấy đã qua đời tại nhà. Sau khi Arnold mất, chiếc gương lại trôi nổi ra chợ đồ cũ. Một chủ cửa hàng đồ cổ tên Henry đã bị hấp dẫn trước vẻ ngoài của nó, quyết định bổ sung chiếc gương vào bộ sưu tập của mình. Ông cũng ra đi mãi mãi sau đó 3 ngày.
Đã có thêm hơn 30 người nữa chết “bất đắc kì tử” trong vòng hơn 100 năm sau đó. Hầu hết trước khi đột tử, họ đều rất khỏe mạnh, không nghiện ngập hay mắc bất cứ chứng bệnh gì khiến nhiều người cho rằng chiếc gương này đã bị nguyền rủa.
Họ chỉ qua đời trong vòng ba ngày sau khi tiếp xúc với chiếc gương và nguyên nhân dẫn họ tới cái chết đều giống nhau. Trong số họ, có những người không biết tới chiếc gương này và chỉ tình cờ sử dụng nó; nhưng cũng có những người biết, tò mò, cố tình sử dụng. Dù thế nào nhưng tất cả họ đều phải nhận lấy cái chết.
Tháng 4/2005, một nhà khảo cổ học người Mỹ có tên là Waine đã bay đến Paris, Pháp, để tìm hiểu sự thật về "chiếc gương sát nhân" Louis Alvarez 1743. Waine đã lấy một mẩu gỗ ở khung của chiếc gương để tiến hành kiểm tra thành phần hóa học.
Kết quả cho thấy, khung gỗ của Louis Alvarez 1743 được làm từ gỗ coura – một loại cây quý hiếm nhưng đã tuyệt chủng rất lâu trước đó. Theo những gì Waine tìm hiểu được, gỗ coura chứa một chất cực kỳ độc hại, khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh sẽ tạo thành nhiều khí độc. Loại khí này sẽ làm mạch máu não bị tắc dần dần, dẫn dến xuất huyết não và chết sau đó không lâu.