Giải mã điệp vụ ăn cắp MiG-21 của tình báo Israel (1)

(Kiến Thức) - Sự xuất hiện của siêu tiêm kích vượt âm thanh MiG-21 ở khối Ả Rập đã làm Israel phải “lạnh gáy”, không chịu ngồi yên họ quyết tâm phải có được MiG.

Những năm 1960, tại Liên Xô, phòng thiết kế lừng danh Mikoyan cho ra đời dòng tiêm kích phản lực MiG-21 (NATO định danh là Fishbed). Chúng hội tụ được nhiều yếu tố của một dòng chiến đấu cơ hạng nhất. Những đặc điểm kỹ thuật tiên tiến cho phép nó đạt tốc độ siêu thanh Mach 2, chiến đấu linh hoạt, có tốc độ bay leo lớn, kỹ thuật radar, kỹ thuật ngắm bắn mới, hỏa lực đáng gờm... những chiếc máy bay được tạo ra để làm chủ bầu trời, có thể thực hiện tốt cả nhiệm vụ đánh chặn hay tấn công trong mọi thời điểm.
Giai ma diep vu an cap MiG-21 cua tinh bao Israel (1)
 Tiêm kích đánh chặn MiG-21 khi mới xuất hiện được coi là một trong những tiêm kích mạnh nhất thế giới.
Một sản phẩm thành công ngoài mong đợi của nền công nghiệp quốc phòng Liên Xô. Đến tận bây giờ, MiG-21 vẫn nắm giữ nhiều kỉ lục đáng nể như là chiến đấu cơ phản lực được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử hàng không và là máy bay chiến đấu được phát triển mạnh nhất sau chiến tranh thế giới thứ 2. Chắc chắn có trên 10.000 chiếc máy bay loại này đã được chế tạo tại Liên Xô cũng như các nước đồng minh dưới các tên gọi khác nhau. Đây cũng là máy bay chiến đấu có thời gian khai thác thuộc hàng lâu nhất. Đã từng có trên 50 nước sử dụng chúng và giờ đây “nồi đồng cối đá” MiG-21 vẫn có hiện diện trong biên chế của không quân nhiều nước trong đó có Việt Nam.
Đem siêu vũ khí tới A Rập
Tất nhiên, với vai trò là một chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Liên Xô vào thời điểm đó, những tham số kỹ thuật, thông tin, liên quan đến MiG-21 Fishbed đều được Bộ quốc phòng Liên Xô liệt vào hàng “tuyệt mật”. Tuy vậy, trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh phân đôi địa cầu giữa hai siêu cường Mỹ-Xô đang rất dữ dội. Để tranh giành và mở rộng ảnh hưởng của mình, Liên Xô vẫn sẵn sàng gửi thứ vũ khí mạnh mẽ này cho những tiền đồn nóng bỏng ngoài lãnh thổ Bạch Dương, Trung Đông-Bắc Phi là một nơi như vậy.
Vùng đất cát vốn khô nóng lại thêm ngột ngạt vì những âm mưu toan tính, những hằn thù và những cuộc xung đột đẫm máu hòa dầu mỏ. Trong dòng vũ khí khổng lồ đổ từ Moscow vào khu vực này 3 đồng minh chủ chốt là Syria, Iraq và Ai Cập, được viện trợ lần lượt 18, 10 và 34 máy bay MiG-21F-13/Fishbed-E bắt đầu từ 1961. Đây là phiên bản đầu tiên trong dòng MiG-21 được sản xuất với số lượng lớn. Chữ F tức “Forsirovannyy” nghĩa là “Động cơ nâng cấp” còn số 13 là để ám chỉ loại vũ khí đáng sợ tên lửa đối không K-13 mà chúng mang theo.
Giai ma diep vu an cap MiG-21 cua tinh bao Israel (1)-Hinh-2
 MiG-21 được Liên Xô đưa tới các nước A Rập khiến người Israel như "ngồi trên đống lửa".
Sự xuất của siêu tiêm kích MiG-21 (thời điểm đó) khiến các nước đối địch của họ tất nhiên là không thể không lo lắng. Đặc biệt là Israel, nhà nước Do Thái vốn bị coi là kẻ thù số một của nhiều nước A Rập không chỉ vì lý do chính trị mà còn từ những thù hận sâu xa của lịch sử. Nay, họ càng không thể ngồi yên khi bị những tiềm kích hùng mạnh bao vây.
Không quân Israel khá tinh nhuệ nhưng những máy bay họ có trong tay khó có thể so sánh được với những chiếc MiG-21. Một lệnh cấm vận vũ khí từ Mỹ trong nhiều năm (từ 1948) khiến quốc gia non trẻ này không thể tiếp cận được những chiến đấu cơ hiện đại của phương Tây như F-4 Phantom hay F-104 Starfighter. Đáng kể nhất trong lực lượng không quân Do Thái là những chiếc Dassault Mirage IIICJ và Vautours do Pháp cung cấp.
Ý tưởng táo bạo
Tel-Aviv hơn bao giờ hết, thèm khát một chiếc máy bay được chính họ ví như “Viên đá quý trên vương miện” trong kho vũ khí Liên Xô. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới an nguy đất nước. Thủ tướng đương thời Levi Eshkol và Tổng tư lệnh không quân Israel Ezer Weizman thể hiện sự quan tâm đặc biệt cho điều này. Sau đó chính viên tiếng đã trao đổi với giám đốc Viện tình báo và chiến dịch đặc biệt Mossad về việc cần phải có .... một chiếc Fishbed !.
Ý tưởng này thật sự khá sốc, tuy nhiên nó lại nhanh chóng nhận được sự đồng tình của vị tân Giám đốc Mossad, Meir Amit. Cả hai đều nhìn thấy rằng sau cuộc khủng hoảng Kênh đào Suez hồi tháng 10/1956, tình hình không có dấu hiệu dịu đi, Ai Cập và đồng minh đang âm thầm có những sự chuẩn bị, một cuộc chiến mới sắp nổ ra. Israel cần phải hiểu rõ những vũ khí mạnh nhất của kẻ thù. Như chính phi công thử nghiệm nổi tiếng Danny Shapira sau này chia sẻ: “Chúng tôi thực sự muốn biết sức mạnh của loại máy bay này, tại so nó lại reo rắc sự lo sợ cho chúng tôi đến vậy? điểm mạnh và điểm yếu của nó là gì?".
Giai ma diep vu an cap MiG-21 cua tinh bao Israel (1)-Hinh-3
 Lãnh đạo cơ quan tình báo Israel Mossad Meir Amit.
Nỗ lực bất thành của Mossad
Thực tế, trước khi nhận được yêu cầu từ phía Không quân Israel, tướng Meir Amit cũng đã muốn lấy cắp máy MiG-21, ông cho đó là trách nhiệm của Mossad. Vào mùa thu năm 1962, lực lượng của tổ chức tình báo lớn nhất Israel bắt đầu được huy động để thực hiện kế hoạch này. Mọi công việc đều phải đảm bảo khẩn trương nhưng đồng thời rất bí mật.
Đã có nhiều ý kiến khác nhau về cách tiếp cận “con mồi”, có người cho rằng nên cử một toán biệt kích đột nhập vào sâu lãnh thổ Ai Cập, cụ thể là tới sân bay El-Arish. Nhóm này sẽ có vài giờ để “chôm” một chiếc MiG-21 ở đây và lái nó về Israel. Những toán biệt kích của Mossad vốn từ lâu đã khét tiếng với kỹ năng hoàn hảo, tài giả trang, ẩn mình và dung bất cứ thủ đoạn nào để hoàn thành nhiệm vụ.
Tuy nhiên, phương án này bị loại bỏ vì để lấy một chiếc máy bay chiến đấu và thoát cùng nó thì không thể mang theo nhiều biệt kích, trong khi MiG-21 là hàng “quốc bảo” nên để tiếp cận cần phải vượt qua rất nhiều vòng bảo vệ, cuối cùng, xung quanh sân bay là hệ thống phòng không nhiều tầng lớp, một chiếc MiG-21 bị cướp khó lòng mà nguyên vẹn bay ra khỏi đó chứ đừng nói là về được tới tận Israel.
Một ý kiến khác là phối hợp với đồng minh Pháp cho người giả trang thành một phái đoàn Nam Mỹ đến Ba Lan, tiếp cận những chiếc MiG-21 sau đó tẩu thoát cùng nó về nước Pháp… Tất nhiên, Pháp cũng rất muốn có một chiếc tiêm kích hiện đại như vậy để phát triển dòng Dassault Mirage của họ. Nhưng Paris đủ tỉnh táo để cân nhắc lợi hại trong vụ này, đây là hành động vô cùng liều lĩnh và khiêu khích, trong khi họ ở quá gần thành trì của “khối Đỏ” và có thể trở thành nạn nhân cho trong cơn giận dữ từ điện Kremlin, quá mạo hiểm để đánh đổi vì vậy người Pháp đã từ chối….
Giai ma diep vu an cap MiG-21 cua tinh bao Israel (1)-Hinh-4
 Mossad vạch ra nhiều kế hoạch, trong đó có cả phương án điên rồ - đánh cướp MiG-21 giữa bầu trời các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Sau nhiều ngày cân nhắc, Mossad nhận thấy rằng việc dùng người ngoài hoặc cài người vào để lấy cắp máy bay là rất khó để thành công cũng như mất rất nhiều thời gian, họ quyết định dùng một kế sách thuộc hàng kinh điển trong lịch sử tình báo - mua chuộc người bên trong nội bộ quân thù. Lựa chọn này rất hợp lý, nhưng để thực hiện cũng vấp phải rất nhiều vấn đề. Như đã đề cập, MiG-21 là máy bay tối tân nhất thời bấy giờ. Mạo hiểm mang MiG-21 sang Trung Đông, người Nga cũng đã phải cân nhắc rất nhiều, cả một hệ thống an ninh chặt chẽ được gửi theo kèm những chiếc máy bay. Đầu tiên là một bản cam kết mạnh mẽ từ các nước đồng minh được nhận “hàng nóng” rằng, họ sẽ dành mức bảo vệ cao nhất 24/24h dành cho MiG-21 và những tài liệu về chúng. Các nhân viên kỹ thuật đảm nhiệm công việc chăm sóc, “sờ mó” vào máy bay đều là người Nga “chính cống”. Mỗi lần lăn bánh của bất cứ chiếc MiG nào cũng phải có sự kiểm duyệt và giám sát của chuyên gia Liên Xô.
Những người bản xứ duy nhất được thường xuyên tiếp xúc với thứ vũ khí này không ai khác là những phi công. Để được chọn làm phi công đi học chuyển loại điều khiển MiG-21 là cực khó vì ngay trong Không quân Liên Xô, chỉ những tay lái ưu tú mới được ngồi trên loại máy bay này. Hơn thế nữa, nhân thân lý lịch của những người này phải “sạch”.
“Được lái MiG-21 là vinh dự cao nhất có thể đạt được đối với một phi công. Đó là những con người không thể mua chuộc và rất kín miệng trước mọi người!”.
Tốn khá nhiều thời gian chuẩn bị nhưng những thông tin tình báo của Mossad có được quá ít. Tập hồ sơ về những phi công A Rập lái MiG-21 đã được lật qua lật lại rất nhiều lần... Amit quyết định hành động dù bản thân ông biết là có một chút nôn nóng và cơ hội thành công không lớn.
Nhiệm vụ được giao cho một điệp viên nằm vùng tại Ai Cập. Đó là một người đàn ông gốc Armenia được Mossad tuyển ở Tây Đức sau đó bố trí cài cắm vào Cairo, mang tên Jean Thomas. Dựa vào những mối quan hệ đã được gây dựng kỳ công trước đó, Jean tiếp cận một phi công Ai Cập, sau đó tìm cách đặt vấn đề rằng hãy lái một chiếc Fishbed đến Israel, anh ta sẽ nhận được sự đảm bảo về cuộc sống và 1 triệu USD tiền thưởng.
Tuy nhiên, Adib Hanna - người phi công được chọn lại bí mật báo lại việc này với cơ quan an ninh Ai Cập. Ngay lập tức Jean cùng các cơ sở của anh ta bị tóm gọn. Tháng 12/1962, Jean Thomas cùng hai người khác bị treo cổ. Đây là một đòn phản gián khá đau mà một tổ chức tình báo khét tiếng như Mossad phải chịu. Sau đó cơ quan tình báo Do Thái chuyển sang tiếp cận các phi công Iraq nhưng cũng bị từ chối hợp tác....

“Trẻ hóa” sức mạnh tiêm kích MiG-21 Việt Nam (3)

MiG-21 Bison là chương trình nâng cấp hiện đại hóa mà phía Nga giúp đỡ Ấn Độ thực hiện. Gói nâng cấp Bison có nhiều điểm tương đồng với gói MiG-21-93 (công ty Mikoyan, Nga thực hiện) trong phương án nâng cấp (hệ thống điện tử, hỏa lực). Bản thân gói nâng cấp Bison cũng sử dụng hầu hết trang bị do Nga sản xuất.
MiG-21 Bison là chương trình nâng cấp hiện đại hóa mà phía Nga giúp đỡ Ấn Độ thực hiện. Gói nâng cấp Bison có nhiều điểm tương đồng với gói MiG-21-93 (công ty Mikoyan, Nga thực hiện) trong phương án nâng cấp (hệ thống điện tử, hỏa lực). Bản thân gói nâng cấp Bison cũng sử dụng hầu hết trang bị do Nga sản xuất.

MiG-21 Bison được đánh giá là gói nâng cấp tập trung mạnh mẽ yếu tố hỏa lực với khả năng mang tên lửa đối không tầm trung – xa, dẫn đường bằng radar. Khoảng 100 chiếc MiG-21 của Ấn Độ đã được nâng cấp lên gói Bison.
MiG-21 Bison được đánh giá là gói nâng cấp tập trung mạnh mẽ yếu tố hỏa lực với khả năng mang tên lửa đối không tầm trung – xa, dẫn đường bằng radar. Khoảng 100 chiếc MiG-21 của Ấn Độ đã được nâng cấp lên gói Bison.

Theo một số nguồn tin, Việt Nam được cho là đã có thỏa thuận với Ấn Độ hiện đại hóa những chiếc MiG-21MF/bis lên gói Bison.
 Theo một số nguồn tin, Việt Nam được cho là đã có thỏa thuận với Ấn Độ hiện đại hóa những chiếc MiG-21MF/bis lên gói Bison.

MiG-21 Bison thay thế hệ thống radar điều khiển hỏa lực cũ kỹ RP-21MA/RP-22 bằng radar điều khiển hỏa lực đa chế độ Kopyo (Nga sản xuất) có thể phát hiện mục tiêu đường không có diện tích phản hồi radar (RCS) 5m2 ở cách 80km ở bán cầu trước (phía trước máy bay) hoặc 40km ở bán cầu sau (phía sau máy bay), trong khi có thể đồng thời theo dõi 10 mục tiêu và dẫn hướng tên lửa tấn công cùng lúc 2 mục tiêu.
MiG-21 Bison thay thế hệ thống radar điều khiển hỏa lực cũ kỹ RP-21MA/RP-22 bằng radar điều khiển hỏa lực đa chế độ Kopyo (Nga sản xuất) có thể phát hiện mục tiêu đường không có diện tích phản hồi radar (RCS) 5m2 ở cách 80km ở bán cầu trước (phía trước máy bay) hoặc 40km ở bán cầu sau (phía sau máy bay), trong khi có thể đồng thời theo dõi 10 mục tiêu và dẫn hướng tên lửa tấn công cùng lúc 2 mục tiêu.

Trong chế độ không đối đất, radar Kopyo trên MiG-21 Bison có thể phát hiện mục tiêu xe thiết giáp ở cự ly 25km hoặc cầu đường ở cách 100km trong khi theo dõi 2 mục tiêu. Đặc biệt, loại radar này có thể hoạt động đối hải với khả năng phát hiện tàu thuyền cỡ nhỏ ở cách 80km hoặc mục tiêu kích cỡ tương đương khu trục hạm cách 150km.
Trong chế độ không đối đất, radar Kopyo trên MiG-21 Bison có thể phát hiện mục tiêu xe thiết giáp ở cự ly 25km hoặc cầu đường ở cách 100km trong khi theo dõi 2 mục tiêu. Đặc biệt, loại radar này có thể hoạt động đối hải với khả năng phát hiện tàu thuyền cỡ nhỏ ở cách 80km hoặc mục tiêu kích cỡ tương đương khu trục hạm cách 150km.

Với việc thay thế radar cho phép MiG-21 Bison mang được tên lửa không đối không thế hệ mới như R-27 hay R-77. Ngoài ra, trong đối không tầm ngắn nó có thể mang tên lửa tầm nhiệt R-73 (trong ảnh).
Với việc thay thế radar cho phép MiG-21 Bison mang được tên lửa không đối không thế hệ mới như R-27 hay R-77. Ngoài ra, trong đối không tầm ngắn nó có thể mang tên lửa tầm nhiệt R-73 (trong ảnh).

Trong ảnh là một chiếc MiG-21 Bison trang bị đạn tên lửa đối không tầm ngắn R-73 (giá ngoài cánh) và tên lửa đối không tầm trung R-27 (giá phía trong cánh). Loại biến thể R-27 trang bị trên MiG-21 Bison lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động, đạt tầm bắn diệt mục tiêu tới 80km, lắp đầu đạn nặng 39kg.
Trong ảnh là một chiếc MiG-21 Bison trang bị đạn tên lửa đối không tầm ngắn R-73 (giá ngoài cánh) và tên lửa đối không tầm trung R-27 (giá phía trong cánh). Loại biến thể R-27 trang bị trên MiG-21 Bison lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động, đạt tầm bắn diệt mục tiêu tới 80km, lắp đầu đạn nặng 39kg.

Trong ảnh là một chiếc MiG-21 Bison trang bị đạn đối không tầm ngắn R-73 (giá trong) và đạn đối không tầm trung R-77 (giá ngoài). Với tên lửa R-77, MiG-21 Bison có thể diệt mục tiêu cách xa tới 80km, độ cao diệt mục tiêu giới hạn từ 5m tới 25km. Đặc biệt, R-77 dùng đầu tự dẫn radar chủ động kích hoạt ở pha cuối (cách mục tiêu vài chục km tên lửa sự tự xác định, tấn công không cần can thiệp từ máy bay phóng).
Trong ảnh là một chiếc MiG-21 Bison trang bị đạn đối không tầm ngắn R-73 (giá trong) và đạn đối không tầm trung R-77 (giá ngoài). Với tên lửa R-77, MiG-21 Bison có thể diệt mục tiêu cách xa tới 80km, độ cao diệt mục tiêu giới hạn từ 5m tới 25km. Đặc biệt, R-77 dùng đầu tự dẫn radar chủ động kích hoạt ở pha cuối (cách mục tiêu vài chục km tên lửa sự tự xác định, tấn công không cần can thiệp từ máy bay phóng).

Ngoài các thay đổi về radar, hỏa lực cũng như trang bị thêm hệ thống cảnh báo chống tên lửa, hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc, MiG-21 Bison giữ nguyên phần động lực. Theo đó, những chiếc Bison dùng động cơ tuốc bin phản lực R25-300 thế hệ cũ.
Ngoài các thay đổi về radar, hỏa lực cũng như trang bị thêm hệ thống cảnh báo chống tên lửa, hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc, MiG-21 Bison giữ nguyên phần động lực. Theo đó, những chiếc Bison dùng động cơ tuốc bin phản lực R25-300 thế hệ cũ.

MiG-21 Bison đạt tốc độ cao gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh, bán kính chiến đấu hơn 600km, trần bay gần 18.000m.
MiG-21 Bison đạt tốc độ cao gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh, bán kính chiến đấu hơn 600km, trần bay gần 18.000m.

Theo các chuyên gia Nga, MiG-21 Bison có thể tương đương với biến thể đời đầu của dòng tiêm kích F-16 (Mỹ). Trong một cuộc tập trận chung với Không quân Mỹ, MiG-21 Bison đã chứng minh có khả năng chống lại những chiếc tiêm kích hiện đại F-15 và F-16.
Theo các chuyên gia Nga, MiG-21 Bison có thể tương đương với biến thể đời đầu của dòng tiêm kích F-16 (Mỹ). Trong  một cuộc tập trận chung với Không quân Mỹ, MiG-21 Bison đã chứng minh có khả năng chống lại những chiếc tiêm kích hiện đại F-15 và F-16.

Mỹ sẽ biến MiG-21 thành “tên lửa hành trình”

(Kiến Thức) - Mỹ có thể dùng các máy bay MiG-21 mô phỏng tên lửa hành trình để làm “mục tiêu bay” kiểm tra khả năng chiến đấu của lực lượng phòng thủ tên lửa.

Tin mới