Giải mã được bí ẩn 700 năm về nguồn gốc Cái chết Đen

Cái chết Đen là dịch bệnh chết chóc nhất được ghi nhận trong lịch sử. Ước tính Cái chết Đen đã giết chết một nửa dân số châu Âu và Địa Trung Hải, vào khoảng 50 triệu người trong thế kỷ 14, từ 1346 đến 1353.

Giải mã được bí ẩn 700 năm về nguồn gốc Cái chết Đen

Giờ đây, các nhà nghiên cứu tuyên bố đã tìm ra tổ tiên di truyền của Cái chết Đen, và nó vẫn còn lây bệnh cho hàng ngàn người mỗi năm. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Nature tháng trước (tháng 6/2022) đã đưa ra các bằng chứng sinh học xác định vị trí của Cái chết Đen là ở Trung Á, Kurgyzstan ngày nay.

Ngoài ra, chủng dịch hạch di truyền từ khi vực này "đã làm nảy sinh phần lớn các chủng [dịch hạch hiện đại] lây lan trong thế giới hôm nay", nhà sử học Phil Slavin ở đại học Stirling (Scotland), đồng tác giả nghiên cứu cho biết trên NPR.

Như nhiều bí ẩn khác, việc giải đáp bí ẩn này không dễ dàng chút nào.

Những đầu mối cũ

Cái chết Đen là một trong nhiều chủng bệnh dịch hạch. Dịch bệnh được đặt cho cái tên đáng sợ này vì những người mắc bệnh sẽ bị lở loét toàn bộ cơ thể, các vết loét sẽ thâm đen và gây hoại tử. Căn bệnh này đặc trưng bởi bệnh cúm và sưng các hạch bạch huyết. Nguyên nhân của bệnh là do vi khuẩn Yersinia pestis lây lan qua chuột cống mang trên mình bọ chét gây bệnh.

Trong quá khứ, một chủng bệnh dịch hạch đơn lẻ đã phát triển thành 4 chủng khác nhau. Một trong những chủng này đã gây ra Cái chết Đen. Các nhà nghiên cứu cho biết, chỉ mỗi khía cạnh dịch bệnh xảy ra khi nào và ở đâu cũng đã là một bí ẩn.

Từ lâu, các nhà nghiên cứu bệnh dịch hạch toàn thế giới đã nghi ngờ sự tiến hóa của vi khuẩn Yersinia pestis có thể đã xảy ra ở dãy núi Thiên Sơn gần thung lũng Chuy (từ gốc theo tiếng Kyrgyz là Chüy) ở biên giới phía Bắc Kyrgyzstan. Khu vực này nằm trên Con đường Tơ lụa, tuyến đường thương mại thông thương từ Trung Quốc và Trung Á sang Tây Âu nổi tiếng thời trung cổ.

Giai ma duoc bi an 700 nam ve nguon goc Cai chet Den

Quang cảnh núi Thiên Sơn ở miền Bắc Kyrgyzstan, nơi được các nhà khoa học cho là nguồn gốc phát sinh thảm họa dịch bệnh Cái chết Đen (Ảnh: Reuters)

Đầu mối này được các nhà nghiên cứu tìm ra vào năm 1885, khi phát hiện hai nghĩa trang trong khu vực có số bia mộ khắc ngày mất từ 1338 đến 1339 cao bất thường. 1338-1339 là khoảng 8 năm trước khi dịch bệnh Cái chết Đen bắt đầu ở châu Âu.

Những bia mộ này cũng đề cập đến nguyên nhân chết là mawtānā, một từ tiếng Syriac có nghĩa là bệnh dịch hạch. Đó là một dấu hiệu cho thấy có thể dịch bệnh đã quét qua khu vực này, và cũng là động lực để Slavin và các cộng sự đào sâu hơn. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng, dù bằng chứng các bia mộ khá thuyết phục nhưng chúng vẫn không đủ để chứng minh rằng người dân ở đó thật sự chết vì căn bệnh dịch hạch. Nhà sử học Slavin và nhóm nghiên cứu cần đến bằng chứng di truyền.

Theo dõi chủng bệnh

Công việc kế tiếp của các nhà khoa học là xem xét chủng dịch hạch ở thung lũng Chuy liên quan chặt chẽ như thế nào với Cái chết Đen và các chủng dịch hạch khác.

Để thực hiện nhiệm vụ này, nhóm đã giải trình tự DNA của chủng gây bệnh dịch hạch hiện đại (từ sóc đất và các loài gặm nhấm khác ở Trung Á) và các chủng gây bệnh dịch hạch trong lịch sử như Cái chết Đen (từ các nghiên cứu đã công bố trước đây). Các nhà khoa học đã sử dụng các trình tự này để tạo ra một cây tiến hóa phản ánh mối quan hệ giữa các chủng bệnh dịch hạch và so sánh với chủng bệnh thung lũng Chuy.

Cây tiến hóa này tiết lộ rằng, chủng ở thung lũng Chuy chỉ khác với chủng gây ra Cái chết Đen ở hai đột biến gen. Chủng ở thung lũng Chuy già hơn Cái chết Đen nên các nhà nghiên cứu kết luận rằng Cái chết Đen đã phát triển từ thung lũng Chuy. Ngoài ra, cây tiến hóa cũng tiết lộ rằng chủng bệnh dịch hạch thung lũng Chuy là tổ tiên của hầu hết chủng bệnh dịch hạch trên thế giới. Từ "ông tổ" dịch hạch này, bệnh dịch hạch đã phát triển thành 4 chủng chính và sự kiện này được các nhà nghiên cứu gọi là "Big Bang". Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn không rõ "Big Bang" có nguồn gốc từ đâu và khi nào. Nhưng giờ đây, họ đã có bằng chứng là nó có thể xuất phát từ thung lũng Chuy và các khu vực xung quanh.

Có phải tất cả những điều này có nghĩa là bí ẩn về nguồn gốc Cái chết Đen đã được giải mã?

Một nhà khoa học không tham gia nghiên cứu này, Hendrik Poinar, nhà di truyền học tiến hóa, giám đốc trung tâm DNA cổ thuộc đại học McMaster ở Ontario (Canada), cho biết ông sẽ rất thận trọng khi đưa vấn đề đi xa như vậy. "Xác định ngày và địa điểm cụ thể trong tức thời là không chính xác".

Ông lý giải, vi khuẩn Yersinia pestis tiến hóa rất chậm, mỗi 5 đến 10 năm mới có 1 đột biến. Vì vậy, có thể là chủng bệnh ở thung lũng Chuy đến từ một phần khác của khu vực.

Ngoài ra, người dân ở thung lũng Chuy là các thương nhân di chuyển khắp Trung Á và châu Âu. Có thể là họ đã mắc bệnh trong những chuyến du lịch tới Tây Âu. Bởi vì chủng bệnh này chậm biến đổi, chủng bệnh ở Tây Âu giống hệt với chủng bệnh ở thung lũng Chuy về mặt di truyền nên khó mà nói được nó đến từ đâu và khi nào.

Dù vậy, Poinar vẫn cho rằng công trình này quan trọng trong việc hiểu rõ lịch sử sớm của Cái chết Đen vì nó giúp chúng ta trả lời những câu hỏi mà các nhà nghiên cứu bệnh dịch hạch đã mất nhiều năm để tìm ra. Giờ đây, chúng ta biết rằng, "bệnh dịch hạch đã có ở địa điểm đó 10 năm trước khi các chủng bệnh hoành hành ở Tây Âu, và tôi nghĩ rằng, đó là một phần quan trọng của câu đố về bệnh dịch hạch".

Bí ẩn dịch bệnh đổ mồ hôi càn quét châu Âu

Vào năm 1528, Vua Henry VIII của Anh mỗi đêm lại ngủ trên một chiếc giường khác, nhưng không phải theo cách mà bạn có thể nghĩ.

Bí ẩn dịch bệnh đổ mồ hôi càn quét châu Âu
Bi an dich benh do mo hoi can quet chau Au

Không phải những người phụ nữ, mà là nỗi sợ về một căn bệnh bí ẩn đã khiến Vua Henry VIII phải di chuyển gần như hàng ngày trong mùa Hè năm đó. Nhà vua thực sự hoảng sợ về bệnh đổ mồ hôi, dịch bệnh chết chóc mà ngày nay hầu như đã bị lãng quên.

Tuy vậy, một số nhà khoa học vẫn bị cuốn hút bởi căn bệnh bí ẩn, quét qua châu Âu nhiều lần trong thời Tudor (thời trị vì hoàng kim của Vua Henry Tudor hay Henry VII) này. Từ năm 1485, năm trận dịch đã hoành hành ở Anh, Đức và các nước châu Âu khác. Nhưng nguồn gốc của dịch và thậm chí cả tên gọi của căn bệnh đó đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Người ta có lý chính đáng cho nỗi sợ hãi với bệnh đổ mồ hôi. Nó xảy đến không có bất cứ dấu hiệu nào và dường như không thể ngăn chặn. Người mắc bệnh đột nhiên cảm thấy sợ hãi, sau đó là những cơn đau đầu, đau cổ, suy nhược và đổ mồ hôi khắp toàn thân. Nạn nhân sốt, tim đập nhanh và mất nước. Trong vòng 3 đến 18 giờ, 30 – 50% số người mắc bệnh đã tử vong.

Không rõ ai là người đầu tiên mắc bệnh đổ mồ hôi, nhưng một số nhà sử học tin rằng căn bệnh này được đưa tới Anh bởi những người lính đánh thuê mà cha của Henry VIII thuê để chiếm ngai vàng nước Anh cho ông và con trai. Cuộc đoạt quyền lực này đã kết thúc Chiến tranh Hoa hồng (nội chiến tranh giành vương quyền Anh) vào năm 1487.

Bi an dich benh do mo hoi can quet chau Au-Hinh-2

Bệnh đổ mồ hôi nhanh chóng trở thành một dịch bệnh trong khu vực. Đó là “một loại bệnh mới, gây nhức nhối, đau đớn, những triệu chứng mà bất kỳ người nào trước thời điểm đó cũng chưa từng nghe đến” - Richard Grafton, thợ in của Nhà vua viết.

Nhưng ghi chép đó không hoàn toàn đúng. Trước đó, nước Anh đã sống sót sau trận dịch đáng sợ nhất trong lịch sử. Từ năm 1346 đến năm 1353, dịch hạch Cái chết Đen đã quét sạch 60% dân số thế giới và giết chết hơn 20 triệu người chỉ riêng ở châu Âu. Nhưng bệnh đổ mồ hôi dường như không liên quan đến đại dịch này. Nó không có triệu chứng ngoài da và xuất hiện ngẫu nhiên ở các địa điểm khác nhau, luôn xảy ra sau một thời gian mưa kéo dài hoặc lũ lụt và thường nhằm vào những người rất giàu hoặc rất nghèo.

Thời ấy, con người không có cách nào để biết liệu bệnh đổ mồ hôi tấn công hay lây lan như thế nào. Tuy nhiên, điều đó không ngăn được các bác sĩ cố gắng tìm hiểu và căn bệnh lạ đã khiến một người tên là John Kays trở nên nổi tiếng. Ông coi căn bệnh này như một cơ hội - đặc biệt là vì nó dường như hay tấn công những quý tộc giàu có. Kays tự đặt cho mình biệt danh nghe có vẻ ấn tượng hơn là Johannus Caius và bắt đầu nhận chữa trị cho những người Anh giàu có, đang hoảng sợ và hoang tưởng về dịch bệnh.

Bi an dich benh do mo hoi can quet chau Au-Hinh-3

Caius còn tìm ra một cách khác để kiếm lợi từ chứng bệnh đổ mồ hôi: viết về nó. Năm 1552, ông xuất bản cuốn “Bệnh đổ mồ hôi: Một loại thuốc chống lại căn bệnh thường được gọi là bệnh đổ mồ hôi”.

Đây được coi là một cuốn sách kinh điển về y học, nó đưa ra những quan sát của bác sĩ về các triệu chứng, cách phòng ngừa và chữa khỏi bệnh. Với những kiến thức y học vào thời của mình, Caius khuyên mọi người nên tránh sương mù, không ăn trái cây hỏng và thường xuyên tập thể dục. Ông khuyến cáo những người bị bệnh nên uống các loại thảo dược pha chế, càng ra nhiều mồ hôi càng tốt và tránh ra ngoài trời.

Nhà nghiên cứu y sinh học Derek Gatherer viết: “Mặc dù hầu hết các bệnh nhân của Caius cuối cùng vẫn chết, nhưng cuối cùng ông ấy vẫn đủ giàu có để tạo ra một tài sản tuyệt vời cho trường đại học Cambridge cũ của mình”. Ngày nay, một trường cao đẳng ở Cambridge vẫn mang tên Caius.

Caius và các bác sĩ khác đã không thể giải thích hoặc ngăn chặn bệnh đổ mồ hôi. Nhưng một thực tế là các thành viên hoàng gia đổ xô đến bác sĩ để được giúp đỡ đã nói lên tác động của dịch bệnh.

Vua Henry VIII rất sợ hãi mắc bệnh trong suốt thời gian trị vì. Nhiều triều thần của ông đã trở thành nạn nhân của căn bệnh bí ẩn, bao gồm cả vị cố vấn Hồng y Wolsey, người may mắn sống sót, và Arthur, em trai của Nhà vua chết vì dịch.

Thomas More, cố vấn của Henry VIII, viết: “Người ta trở nên an toàn trên chiến trường hơn là trong thành phố.

Bi an dich benh do mo hoi can quet chau Au-Hinh-4

Bệnh đổ mồ hôi đã chấm dứt nhanh chóng như khi nó bắt đầu. Lần dịch cuối cùng là vào năm 1551. Khoảng 150 năm sau, một biến thể được gọi là “Đổ mồ hôi Picardy” lại xuất hiện ở Pháp, nhưng cả hai đều không tấn công trở lại nữa.

Điều đó gây khó khăn cho các nhà khoa học và sử học hiện đại trong việc nghiên cứu. Họ phải dựa vào các dữ liệu về thời gian và thông tin y tế công cộng sơ khai để tái tạo các trận dịch đổ mồ hôi.

Nhưng cuối cùng, các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ bệnh đổ mồ hôi thực sự là gì. Một số người cho rằng đó là một loại hantavirus, gây một căn bệnh hiếm gặp. Những người khác lại nghi ngờ đây là triệu chứng của bệnh cúm, ngộ độc thực phẩm hoặc tình trạng sốt tái phát.

Bất kể nguyên nhân là gì, bệnh đổ mồ hôi có để lại những dấu vết. Khi đại văn hào William Shakespeare viết vở kịch “Henry IV, Phần 2”  vào năm 1600, nửa thế kỷ sau trận dịch cuối cùng ở Anh, một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của ông là Falstaff đã chết vì “đổ mồ hôi”.

Hai sao chổi thình lình xuất hiện, báo hiệu “Cái chết đen” kinh hoàng?

Hai ngôi sao chổi lần lượt xuất hiện vào cuối năm 1664 và đầu năm 1665 đã báo hiệu một đại dịch khủng khiếp cướp đi mạng sống của người dân Châu Âu.

Hai sao chổi thình lình xuất hiện, báo hiệu “Cái chết đen” kinh hoàng?
Hai sao choi thinh linh xuat hien, bao hieu “Cai chet den” kinh hoang?
Nghị sĩ Samuel Pepys, một lãnh đạo của Hải quân Anh đồng thời là thành viên Quốc hội nổi tiếng thế giới từng ghi trong nhật ký của mình về hai ngôi sao chổi xuất hiện trên bầu trời London.  

Top 7 động vật “cục tính” nhất hành tinh, chớ dại “cà khịa"

Nhiều loài động vật mang vẻ ngoài hiền lành nhưng lại là những động vật cục tính. Chúng có tính cách hung hăng và gần như luôn ở trạng thái tấn công.

Top 7 động vật “cục tính” nhất hành tinh, chớ dại “cà khịa"

Top 7 dong vat “cuc tinh” nhat hanh tinh, cho dai “ca khia

Trâu rừng châu Phi là loài động vật ăn cỏ nhưng mang cơ thể lực lưỡng, nặng một tấn, dài tới 1,8 m và có thể di chuyển với vận tốc 57 km/h. Chúng được mệnh danh là "trâu tử thần" hay "cái chết đen". Theo thống kê, loài này đã giết chết khoảng 200 người mỗi năm nên được liệt vào nhóm "Big Five" châu Phi cùng sư tử, báo hoa mai, tê giác và voi. Tính tình "cục súc" và khó đoán khiến chúng đặc biệt nguy hiểm. Nếu tức giận, trâu rừng sẵn sàng chiến cả với những loài săn mồi lớn như sư tử. Ảnh: Reddit.

Top 7 dong vat “cuc tinh” nhat hanh tinh, cho dai “ca khia

Tê giác đen có vẻ ngoài khá hiền lành. Tuy nhiên, bạn không nên dại dột chọc giận con vật này. Nếu cảm thấy bị "cà khịa", tê giác đen sẵn sàng giết chết kẻ thù. Cơ thể lực lưỡng, sừng lớn và nhọn cùng tốc độ 55 km/h là những điểm đáng sợ của tê giác đen. Thị lực kém khiến loài vật này dễ dàng trở nên hung dữ. Chúng sẽ tấn công bất kỳ thứ gì nếu cảm thấy nguy hiểm. Ảnh: Natural World Safari.

Top 7 dong vat “cuc tinh” nhat hanh tinh, cho dai “ca khia

Hà mã là một trong những con vật nguy hiểm nhất ở châu Phi. Loài này có tính lãnh thổ cao nên rất ghét bị làm phiền. Nhiều trường hợp từng ghi nhận hà mã tấn công thuyền của con người vì nhỡ đi vào lãnh thổ chúng chiếm lĩnh. Nếu cảm thấy bị làm phiền, hà mã sẵn sàng tấn công cả sư tử lẫn cá sấu. Sở hữu cơ thể "cồng kềnh", hà mã vẫn dễ dàng đạt vận tốc 32 km/h khi truy đuổi kẻ thù. Ảnh: Pinterest.

Top 7 dong vat “cuc tinh” nhat hanh tinh, cho dai “ca khia

Đà điểu đầu mào có thể xem là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Dù có cánh, đà điểu đầu mào chỉ có thể chạy chứ không có khả năng bay. Chân chúng có một chiếc móng sắc như dao, dài 12 cm. Nếu bị kích động, đà điểu sẽ giở võ "2 chân 2 dao" rất nguy hiểm. Đòn đánh của chúng dễ dàng làm gãy xương người. Năm 2007, đà điểu đầu mào được xét là "loài chim nguy hiểm nhất thế giới" trong sách kỷ lục Guinness. Ảnh: Mental Fross.

Top 7 dong vat “cuc tinh” nhat hanh tinh, cho dai “ca khia

Chồn sói nổi tiếng với tên tiếng Anh giống một siêu anh hùng nóng tính của Marvel - Wolverine. Loài vật này nặng từ 10-25 kg, tức chỉ ngang một con chó. Cơ thể không quá to lớn nhưng chồn sói vẫn dễ dàng săn những con vật lớn như hươu hay nai sừng tấm. Với đặc tính thích ăn xác thối, loài chồn này sở hữu hàm răng rất khỏe, giúp dễ dàng xé thịt con mồi đã bị đông cứng. Bộ móng sắc nhọn cũng là vũ khí nguy hiểm của chồn sói. Ảnh: Pinterest.

Top 7 dong vat “cuc tinh” nhat hanh tinh, cho dai “ca khia

Lợn rừng có vẻ ngoài hiền lành nhưng lại là loài hung hăng bậc nhất. Chúng có xu hướng bạo lực với những hành vi khó đoán. Một con lợn rừng được nuôi có thể nặng 90 kg. Khác biệt lớn nhất giữa lợn rừng và lợn nhà là cặp nanh cong, dài, sắc như dao. Khi bị kích động, chúng sẽ dùng cặp nanh để tấn công đối phương. Vết đâm của lợn rừng có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng.

Top 7 dong vat “cuc tinh” nhat hanh tinh, cho dai “ca khia

Cá sấu nước mặn có chiều dài 6 m và cân nặng gần một tấn. Kích cỡ này giúp chúng trở thành loài bò sát lớn nhất thế giới. Các thử nghiệm cũng cho thấy cá sấu nước mặn có lực cắn mạnh nhất thế giới. Bản tính hung dữ càng khiến những con vật này trở nên nguy hiểm. Chúng trở nên rất khó đoán vào mùa giao phối. Cá sấu nước mặn không ngần ngại tấn công sư tử hay trâu nước.

Tin mới