Giãi mã hai tấm bia đá cổ đặc biệt giữa Kinh thành Huế

Giãi mã hai tấm bia đá cổ đặc biệt giữa Kinh thành Huế

(Kiến Thức) - Nội dung của hai tấm bia đá cổ bên sông Ngự hà cho thấy sự quan tâm sâu sắc của vua Minh Mạng đến đời sống của cư dân trong Kinh thành Huế, đồng thời thể hiện phần nào tầm nhìn của một vị vua được đánh giá là có trí tuệ sáng suốt dưới triều Nguyễn.

Xem toàn bộ ảnh
Chảy từ mặt Tây sang mặt Đông của Kinh thành Huế, sông Ngự Hà hay sông Vua là một dòng sông đào có vị trí đặc biệt trong lịch sử của Cố đô Huế. Ngày nay, bên bờ sông còn lưu giữ hai nhà bia có giá trị lịch sử - văn hóa quan trọng của Cố đô Huế.
Chảy từ mặt Tây sang mặt Đông của Kinh thành Huế, sông Ngự Hà hay sông Vua là một dòng sông đào có vị trí đặc biệt trong lịch sử của Cố đô Huế. Ngày nay, bên bờ sông còn lưu giữ hai nhà bia có giá trị lịch sử - văn hóa quan trọng của Cố đô Huế.
Hai nhà bia này là nơi lưu giữ hai tấm  bia đá cổ “Ngự chế Ngự Hà bi ký” và “Ngự chế Khánh Ninh kiều bi ký”, khắc các bản văn do đích thân vua Minh Mạng biên soạn.
Hai nhà bia này là nơi lưu giữ hai tấm bia đá cổ “Ngự chế Ngự Hà bi ký” và “Ngự chế Khánh Ninh kiều bi ký”, khắc các bản văn do đích thân vua Minh Mạng biên soạn.
Trong đó, bia “Ngự chế Ngự Hà bi ký” đặt ở đầu phía Bắc của cầu Kho, cây cầu nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, trục đường lớn nhất đi qua Kinh thành Huế.
Trong đó, bia “Ngự chế Ngự Hà bi ký” đặt ở đầu phía Bắc của cầu Kho, cây cầu nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, trục đường lớn nhất đi qua Kinh thành Huế.
Bia “Ngự chế Khánh Ninh kiều bi ký” nằm ở đầu phía Bắc cầu Khánh Ninh, còn gọi là cống Hắc Báo. Cây cầu có một đầu giao với đường Trần Văn Kỷ và đường Ngô Thế Lân, đầu bên kia nối với đường Triệu Quang Phục.
Bia “Ngự chế Khánh Ninh kiều bi ký” nằm ở đầu phía Bắc cầu Khánh Ninh, còn gọi là cống Hắc Báo. Cây cầu có một đầu giao với đường Trần Văn Kỷ và đường Ngô Thế Lân, đầu bên kia nối với đường Triệu Quang Phục.
Hai tấm bia mang cùng một kiểu cách, được chế tác bằng đá tinh xảo, mang họa tiết đặc trưng của mỹ thuật cung đình nhà Nguyễn với các hình tượng rồng, mây gió, hoa lá…
Hai tấm bia mang cùng một kiểu cách, được chế tác bằng đá tinh xảo, mang họa tiết đặc trưng của mỹ thuật cung đình nhà Nguyễn với các hình tượng rồng, mây gió, hoa lá…
Hai tấm bia mang tên khác nhau, nhưng nội dung cùng đề cập đến nguồn gốc và lợi ích của sông Ngự Hà và cầu Khánh Ninh cùng những cây cầu khác trên con sông này đối với người dân trong khu vực Kinh thành.
Hai tấm bia mang tên khác nhau, nhưng nội dung cùng đề cập đến nguồn gốc và lợi ích của sông Ngự Hà và cầu Khánh Ninh cùng những cây cầu khác trên con sông này đối với người dân trong khu vực Kinh thành.
Trích đoạn phần mở đầu bia “Ngự chế Ngự Hà bi ký”: “Sông này nguyên trước đây là một nhánh của sông Hương. Sau khi vua cha là Cao Hoàng đế vượt qua mọi trở ngại để lấy lại đất Thần kinh, lúc xây dựng Kinh thành, đã tùy theo địa thế mà đào lấp...”.
Trích đoạn phần mở đầu bia “Ngự chế Ngự Hà bi ký”: “Sông này nguyên trước đây là một nhánh của sông Hương. Sau khi vua cha là Cao Hoàng đế vượt qua mọi trở ngại để lấy lại đất Thần kinh, lúc xây dựng Kinh thành, đã tùy theo địa thế mà đào lấp...”.
“Sông bắt đầu từ phía bắc Hoàng thành, ngang qua Võ Khố, vòng quanh lên phía bắc, qua phía đông, lại chuyển về phía nam, quay lại phía đông ra ngoài Kinh thành lưu thông với Hộ Thành Hà. Từ đường cái ở cửa Đông Nam trong Thành Nội qua sông đến đường cái ở cửa Chánh Bắc, đã từng bắc cầu gỗ để qua lại…”.
“Sông bắt đầu từ phía bắc Hoàng thành, ngang qua Võ Khố, vòng quanh lên phía bắc, qua phía đông, lại chuyển về phía nam, quay lại phía đông ra ngoài Kinh thành lưu thông với Hộ Thành Hà. Từ đường cái ở cửa Đông Nam trong Thành Nội qua sông đến đường cái ở cửa Chánh Bắc, đã từng bắc cầu gỗ để qua lại…”.
“Đến năm Canh Thìn, Minh Mạng năm thứ nhất, Trẫm nghĩ rằng ở Kinh thành tụ họp nhiều nhà cửa, người và ngựa đi trên đường cái ngày đêm, chất gỗ khó tồn tại lâu dài, cho nên đổi làm cầu đá, đó là kế chỉ làm một lần mà được nhàn rỗi lâu dài…”.
“Đến năm Canh Thìn, Minh Mạng năm thứ nhất, Trẫm nghĩ rằng ở Kinh thành tụ họp nhiều nhà cửa, người và ngựa đi trên đường cái ngày đêm, chất gỗ khó tồn tại lâu dài, cho nên đổi làm cầu đá, đó là kế chỉ làm một lần mà được nhàn rỗi lâu dài…”.
Một số đoạn trích từ bia “Ngự chế Khánh Ninh kiều bi ký”: “Thời Gia Long đào sông Ngự Hà bắt đầu từ Võ Khố đến chỗ ra khỏi phía đông Kinh thành, thông với Hộ Thành Hà. Chỉ ở phần thượng lưu của nó là chưa thông...”.
Một số đoạn trích từ bia “Ngự chế Khánh Ninh kiều bi ký”: “Thời Gia Long đào sông Ngự Hà bắt đầu từ Võ Khố đến chỗ ra khỏi phía đông Kinh thành, thông với Hộ Thành Hà. Chỉ ở phần thượng lưu của nó là chưa thông...”.
“…Bèn đào một thủy đạo từ chỗ tắc của con sông, hướng về phía tây, ra khỏi Kinh thành, thông với Hộ Thành Hà. Khi đó, sông đã thông ghe thuyền, nhưng trên các đường cái, người và ngựa đi lại, không thể không xây cầu để qua sông. Bèn xây cầu đá ở đường cái Ngự Hà, dùng cung Khánh Ninh, gần bên trái cầu để đặt tên là cầu Khánh Ninh…”.
“…Bèn đào một thủy đạo từ chỗ tắc của con sông, hướng về phía tây, ra khỏi Kinh thành, thông với Hộ Thành Hà. Khi đó, sông đã thông ghe thuyền, nhưng trên các đường cái, người và ngựa đi lại, không thể không xây cầu để qua sông. Bèn xây cầu đá ở đường cái Ngự Hà, dùng cung Khánh Ninh, gần bên trái cầu để đặt tên là cầu Khánh Ninh…”.
“...Mặc dù kinh phí lên đến cả chục vạn, nhưng nào có tiếc, vì có thể để lại muôn năm, ban ơn cho hàng triệu người, nên cũng không thể không làm. Nay nhớ đến và ghi lại nguồn gốc của con sông và các cầu để phó thác cho bia đá”.
“...Mặc dù kinh phí lên đến cả chục vạn, nhưng nào có tiếc, vì có thể để lại muôn năm, ban ơn cho hàng triệu người, nên cũng không thể không làm. Nay nhớ đến và ghi lại nguồn gốc của con sông và các cầu để phó thác cho bia đá”.
Nội dung của hai tấm bia cho thấy sự quan tâm sâu sắc của vua Minh Mạng đến đời sống của cư dân trong Kinh thành Huế, đồng thời thể hiện phần nào tầm nhìn của một vị vua được các sử gia đánh giá là có trí tuệ sáng suốt dưới triều Nguyễn.
Nội dung của hai tấm bia cho thấy sự quan tâm sâu sắc của vua Minh Mạng đến đời sống của cư dân trong Kinh thành Huế, đồng thời thể hiện phần nào tầm nhìn của một vị vua được các sử gia đánh giá là có trí tuệ sáng suốt dưới triều Nguyễn.
Trong quá khứ, hai nhà bia bên sông Ngự Hà từng rơi vào tình trạng hoang phế và xuống cấp nghiêm trọng.
Trong quá khứ, hai nhà bia bên sông Ngự Hà từng rơi vào tình trạng hoang phế và xuống cấp nghiêm trọng.
Cách đây ít năm, dự án trùng tu phục hồi hai nhà bia “Ngự chế Ngự Hà bi ký” và “Ngự chế Khánh Ninh kiều bi ký” đã hoàn thành, trả lại diện mạo vốn có cho hai công trình lịch sử đặc biệt này.
Cách đây ít năm, dự án trùng tu phục hồi hai nhà bia “Ngự chế Ngự Hà bi ký” và “Ngự chế Khánh Ninh kiều bi ký” đã hoàn thành, trả lại diện mạo vốn có cho hai công trình lịch sử đặc biệt này.
Mời quý độc giả xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.

GALLERY MỚI NHẤT