Giải mã hành động của phi công Lion Air trước khi máy bay gặp nạn

Phi công điều khiển máy bay Lion Air vào đêm trước tai nạn cũng đã gửi tín hiệu cảnh báo sự cố. Một máy bay khác cùng lúc đó được lệnh bay vòng sau khi Lion Air yêu cầu quay đầu.

Giải mã hành động của phi công Lion Air trước khi máy bay gặp nạn
Theo Reuters, phi công điều khiển chuyến bay số hiệu JT43 của Lion Air tối 28/10 xuất phát từ đảo Bali, Indonesia, đã phát tín hiệu cảnh báo chỉ vài phút sau khi cất cánh do gặp trục trặc kỹ thuật. Dù vậy, các sự cố sau đó được khắc phục và họ tiếp tục hành trình tới Jakarta an toàn.
Tuy nhiên, chính chiếc Boeing 737 Max 8 này đâm xuống biển chỉ vài tiếng sau vào sáng 29/10, khiến toàn bộ 189 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Cuộc gọi khẩn cấp vài phút sau khi cất cánh
Herson, giám đốc quản lý sân bay khu vực Bali - Nusa Tenggara, nói với Reuters rằng sau tín hiệu cảnh báo, phi công trên chuyến bay JT43 tối 28/10 đã cập nhật tình hình với đài kiểm soát không lưu, cho biết máy bay hoạt động bình thường và sẽ không quay đầu như yêu cầu trước đó.
“Cơ trưởng đủ tự tin để bay từ Denpasar đến Jakarta”, ông Herson nói. Denpasar là thành phố nằm trên đảo Bali.
Giai ma hanh dong cua phi cong Lion Air truoc khi may bay gap nan
 Một phần của hộp đen được tìm thấy hôm 1/11. Ảnh: Reuters.
Phi công trên một máy bay khác chuẩn bị đáp xuống Bali sau khi JT43 cất cánh tối cùng ngày tiết lộ nhận được yêu cầu bay vòng tròn, đồng thời kết nối điện đàm với phi công của chiếc Lion Air và đài kiểm soát không lưu.
“Do cuộc gọi khẩn cấp, chúng tôi nhận được chỉ thị chờ và bay vòng phía trên sân bay. Máy bay của Lion Air đề nghị quay về Bali 5 phút sau khi cất cánh, nhưng sau đó phi công nói rằng đã giải quyết được vấn đề và sẽ tiếp tục hành trình tới Jakarta”, người này cho biết.
Máy bay từ Denpasar đến Jakarta hạ cánh an toàn lúc 10h55 tối 28/10 (giờ địa phương). 6h20 sáng hôm sau, chính chiếc này cất cánh thực hiện chuyến bay số hiệu JT610 tới thành phố Pangkal Pinang, đảo Bangka, nhưng gặp nạn chỉ sau 13 phút. Trước khi máy bay đâm xuống biển Java, phi công đã yêu cầu được phép quay trở lại sân bay.
Người phát ngôn của Lion Air từ chối bình luận khi được hỏi về tín hiệu cảnh báo từ chuyến bay JT43, chỉ nói rằng cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành.
Tuy nhiên, trước đó, Edward Sirait, giám đốc điều hành Lion Air, cho biết vấn đề kỹ thuật có xảy ra trên chuyến bay Denpasar - Jakarta nhưng đã được giải quyết “theo quy trình”.
Giai ma hanh dong cua phi cong Lion Air truoc khi may bay gap nan-Hinh-2
Nhân viên cứu hộ đưa hộp đen của chiếc Boeing 737 Max 8 lên bờ. Ảnh: AP. 
Trong lúc truyền thông đặt nghi vấn về độ an toàn của Boeing 737 Max 8, Bộ trưởng Giao thông Budi Karya Sumadi đã đình chỉ giám đốc kỹ thuật của Lion Air và các kỹ thuật viên duyệt cho máy bay số hiệu JT610 được cất cánh.
Đây là một trong hai tai nạn hàng không khiến nhiều người thiệt mạng nhất tại Indonesia từ năm 1997. Một lần nữa, vụ việc làm dấy lên quan ngại về an toàn hàng không ở nước này.
"Bay như tàu lượn"
Chuyến bay từ Denpasar đến Jakarta hôm 28/10 có dấu hiệu thay đổi độ cao và không tốc thất thường trong vài phút đầu sau khi cất cánh.
Sổ ghi chép kỹ thuật nêu rõ thiết bị đo không tốc trên chuyến bay là "không đáng tin cậy", cũng như thiết bị đo độ cao ở vị trí cơ trưởng và cơ phó cho kết quả khác nhau, theo BBC.
Dữ liệu từ FlightRadar24 cho thấy trước khi ổn định trở lại, máy bay rơi khoảng 260 m trong 27 giây trong khi đáng lẽ phải tăng độ cao. Phi công sau đó duy trì bay ở 8.500 m thay vì trên 10.000 m như bình thường.
Giai ma hanh dong cua phi cong Lion Air truoc khi may bay gap nan-Hinh-3
 Ngày 1/11, nhân viên cứu hộ khám xét những mảnh vỡ được tìm thấy sau vụ tai nạn. Ảnh: AFP.
Hai hành khách cho biết hệ thống điều hòa và ánh sáng có vấn đề. Một người khác kể rằng tín hiệu yêu cầu đeo dây an toàn không hề được tắt trong suốt chuyến bay.
“Máy bay cất cánh, bay lên rồi sau đó hạ xuống. Nó bay cao lần nữa rồi lại đột ngột rơi, rung lắc mạnh”, hành khách Diah Mardani nói. “Chúng tôi đọc mọi lời cầu nguyện mà mình biết”.
Ngày 1/11, đội tìm kiếm đã tìm thấy hộp đen của chiếc Boeing 737 Max 8, bước tiến quan trọng trong việc tìm hiểu nguyên nhân tai nạn hôm 29/10.
Trước đó, quân đội Indonesia cho biết đã xác định được vị trí máy bay rơi và chìm xuống biển. Đội cứu hộ cũng vớt được mảnh vỡ lớn ở độ sâu 32 m. Phạm vi tìm kiếm được mở rộng gấp đôi, bao trùm vùng biển bán kính 10 hải lý từ tâm là địa điểm máy bay mất liên lạc.

Đây có thể là nguyên nhân khiến máy bay Indonesia lao xuống biển

Phát ngôn viên của Cơ quan tìm kiếm và cứu nạn quốc gia Indonesia (Basarnas) cho biết bình nhiên liệu của chiếc Boeing-737 Max 8 mang số hiệu JT610 đã bị hỏng và phát nổ.

Đây có thể là nguyên nhân khiến máy bay Indonesia lao xuống biển
"Không ai sống sót. Bình nhiên liệu được tìm thấy bị hỏng và đã phát nổ. Phía trên bình nhiên liệu có một lỗ rò" người phát ngôn nói với với Sputnik. Tuy nhiên ông này không khẳng định đây là nguyên nhân dẫn đến thảm kịch.

Lỡ chuyến bay JT 610 vì tắc đường, hành khách may mắn thoát nạn

Một hành khách trên chuyến bay mang số hiệu JT 610 của hãng hàng không Lion Air gặp nạn ngày 29/10 đã may mắn thoát chết khi tắc đường khiến ông không kịp lên máy bay.
 

Lỡ chuyến bay JT 610 vì tắc đường, hành khách may mắn thoát nạn

Mời độc giả xem video: Cứu hộ Indonesia tìm thấy mảnh vụn của máy bay Lion Air trên biển (nguồn: Daily Mail)

Tờ Daily Mail (Anh) cho biết ông Sony Setiawan, nhân viên Bộ Tài chính Indonesia, nằm trong danh sách hành khách trên chuyến bay JT 610 có hành trình từ Jakarta tới Pangkal Pinang. Tuy nhiên, ông Sony Setiawan đã lỡ chuyến bay do tắc đường khi đến sân bay quốc tế Soekarno-Hatta.

Chuyên gia hàng không đề cập khả năng máy bay Lion Air bị gài bom

Vụ máy bay Boeing 737 Max của hãng hàng không Lion Air (Indonesia) chở 189 người đâm xuống biển có khả năng do một quả bom gây ra. 
 

Chuyên gia hàng không đề cập khả năng máy bay Lion Air bị gài bom
Cựu đại úy Không quân Mỹ với kinh nghiệm hơn 13.000 giờ bay, ông John Nance nhận định vụ tai nạn máy bay Lion Air khiến 189 người mất tích trên biển và khó lòng sống sót là bất thường. “Chẳng có thứ gì trên máy bay, kể cả động cơ, có thể gây ra một cú đâm chúi mũi thảm họa như thế. Vì vậy, chúng ta nên tính đến khả năng, ví dụ, một quả bom”, ông Nance chia sẻ với Newshub.

Tin mới