Giải mã khí tài “bịt mắt” radar, Nga chào hàng Việt Nam

(Kiến Thức) - Hệ thống chế áp điện tử hàng đầu thế giới 1L269 Krasukha-2 mà Nga giới thiệu tới Việt Nam có khả năng gây nhiễu hệ thống radar trên máy bay đối phương.

Giải mã khí tài “bịt mắt” radar, Nga chào hàng Việt Nam
Theo báo chí Nga, phái đoàn của Bộ Quốc phòng Việt Nam cùng với đại diện của Tập đoàn Rosoboronexport đã đến thành phố Novgorod vào giữa tháng 9. Mục đích của chuyến thăm này là đến một trong những xí nghiệp quốc phòng hàng đầu của Nga là Liên hiệp khoa học sản xuất NPO Kvant nằm trong Tập đoàn công nghệ vô tuyến điện tử (KRET).
Theo đại diện cơ quan báo chí của NPO Kvant, phía Việt Nam đã bày tỏ mong muốn tìm hiểu các phương tiện tác chiến điện tử hiện có và triển vọng do NPO Kvant sản xuất. Công ty sẽ có trình diễn các mẫu của các hệ thống tác chiến điện tử cho phái đoàn Việt Nam. Đặc biệt, Kvant sẽ giới thiệu hệ thống chế áp điện tử hiện đại hàng đầu thế giới 1L269 Krasukha-2 tới Việt Nam.
1L269 Krasukha-2 mới ra đời trong vài năm trở lại đây nhằm đáp ứng yêu cầu của Quân đội Nga sau cuộc chiến tranh Ossetia. Khi đó, do các lực lượng tác chiến điện tử đã không tham gia chế áp khí tài radar của Gruzia đã khiến cho Không quân Nga mất các máy bay ném bom Tu-22 và Su-25. Nguyên nhân của việc này có thể là sự thiếu các trạm cơ động để tiến hành tác chiến điện tử ở các đơn vị (từ cấp trung đoàn trở lên).
Hệ thống chế áp điện tử 1L269 có khả năng "bịt mắt" hệ thống radar trên không (máy bay đối phương).
Hệ thống chế áp điện tử 1L269 có khả năng "bịt mắt" hệ thống radar trên không (máy bay đối phương).
Theo nguồn tin phương tiện truyền thông Nga, trong năm 2009 thì việc thử nghiệm cấp nhà nước với trạm cơ động chế áp vô tuyến điện tử thế hệ mới, mang tên 1L269 Krasukha-2 đã được hoàn thành.
Kinh nghiệm của cuộc xung đột Nam Osetiya đã được tính đến đầy đủ trong khí tài này. Hình ảnh trạm đã xuất hiện trong các tài liệu quảng cáo định hướng cho xuất khẩu, tháng 4/2013 mô hình trạm đã được giới thiệu tại gian hàng triển lãm của Tập đoàn Công nghệ Vô tuyến Điện tử (KRET), cho thấy nó sẽ được giới thiệu ra thị trường xuất khẩu.
Trong hoạt động quân sự hiện đại, tác chiến điện tử ngày càng có ý nghĩa và trọng lượng lớn hơn, là một dạng của cuộc đấu tranh vũ trang.
Nguyên tắc làm việc của trạm chế áp vô tuyến điện tử là dùng nhiễu vô tuyến (nói đơn giản là tạo nhiễu vô tuyến, gây ồn tất cả các kênh thông tin) tác động lên các phương tiện vô tuyến điện tử trinh sát, các hệ thống thông tin liên lạc và điều khiển của đối phương tiềm tàng nhằm thay đổi chất lượng thông tin quân sự lưu chuyển trong đó, bảo vệ các hệ thống, các phân đội quân ta chống các tác động tương tự, cũng như thay đổi điều kiện (tính chất của môi trường) truyền sóng vô tuyến.
Ngày nay, các bộ phận cấu thành của tổ hợp tác chiến điện tử là các tổ hợp chế áp vô tuyến điện tử và bảo vệ vô tuyến điện tử (khí tài 1L269 Krasukha thuộc loại này).
Đối tượng tác động của tác chiến điện tử là các trường điện từ (sóng), các hệ thống và phương tiện vô tuyến điện tử. Để tạo nhiễu vô tuyến có thể sử dụng các phương tiện thụ động và chủ động. Các phương tiện thụ động dựa trên việc sử dụng nguyên tắc phản xạ (phát xạ lại), ví dụ như các vật phản xạ góc hay lưỡng cực. Các phương tiện chủ động sử dụng nguyên tắc tạo lập để hình thành phát xạ (trạm nhiễu và các máy chuyển tải).
Hiện tại, tổ hợp tác chiến điện tử là tổng hợp các hành động và biện pháp được phối hợp của bộ đội được thực hiện nhằm giảm hiệu quả sử dụng vũ khí và chỉ huy bộ đội của đối phương, đảm bảo hiệu quả đã định cho việc sử dụng các phương tiện tiêu diệt đối phương và chỉ huy bộ đội của mình.
Tổ hợp Krasukha được nghiên cứu chế tạo và đưa vào trang bị của Quân đội Nga là loại chế áp vô tuyến điện tử (REP) và bảo vệ điện tử. REP là tổng hợp các hoạt động và biện pháp nhằm phá hoại hoặc cắt đứt hoạt động, cũng như làm giảm hiệu quả chiến đấu khi đối phương sử dụng các phương tiện và hệ thống vô tuyến điện tử bằng cách dùng nhiễu vô tuyến điện tử tác động lên các thiết bị thu của chúng.
Chế áp vô tuyến điện tử hiện đại bao gồm: chế áp vô tuyến điện tử, quang điện tử, kỹ thuật vô tuyến và thủy âm. Có thể đảm bảo REP bằng cách tạo ra nhiễu chủ động và thụ động, cũng như sử dụng các loại mục tiêu giả và bẫy các loại.
Trạm chế áp điện tử cơ động 1L269 trong trạng thái hành quân.
 Trạm chế áp điện tử cơ động 1L269 trong trạng thái hành quân.
Cho đến nay chi tiết về tính năng kỹ thuật của trạm chế áp vô tuyến điện tử 1L269 Krasukha-2 vẫn là thông tin được bảo mật. Theo nguồn tin chưa được kiểm định, một trong các chức năng của 1L269 là chế áp các đài radar quan sát trên không giống như hệ thống radar đặt trên máy bay chỉ huy – cảnh báo sớm (AWACS). Theo các chuyên gia, cự ly hoạt động hiệu quả của tổ hợp này là từ 150-300km.
Tổ hợp gồm module thiết bị với anten parabol lớn quay 360 độ, angten được điều khiển theo góc vị trí (góc phương vị). Toàn bộ module này được đặt trên khung gầm cơ sở xe vận tải bánh lốp BAZ-6910-022. Cabin được trang bị các phương tiện bảo vệ chống phát xạ tần số siêu cao tần. Trên xe có lắp điều hoà không khí Webasto СС4Е có dẫn động điện và lò sưởi không khí độc lập ON-32D-24. Kíp xe 7 người hoặc 3 người cùng trang thiết bị chuyên dùng.
Ngoài mẫu 1L269 Krasukha-2, Nga còn phát triển biến thể 1RL257 Krasukha-4 là trạm dải tần rộng gây nhiễu âm thanh mạnh, module đa năng đặt trên mặt đất gây nhiễu dùng để bảo vệ các công trình cố định chống đài radar trên máy bay chỉ huy, điều khiển và quản lý chiến trường E-8C (Mỹ), chống đài radar trên máy bay chiến đấu, máy bay trinh sát, máy bay không người lái loại RQ-4 Global Hawk hay Predator và đài radar trên vệ tinh trinh sát Lakross.
Các hệ thống chế áp và trinh sát vô tuyến điện tử như loại Krasukha-2/4 là các giải pháp công nghệ cao. Các chuyên gia quân sự độc lập cho rằng, việc chế tạo các tổ hợp tương tự là một bước nhảy vọt lớn trong phát triển các phương tiện tác chiến hiệu quả cao.
1L269 Krasukha-2 trong trạng thái chiến đấu.
1L269 Krasukha-2 trong trạng thái chiến đấu.
Nhiệm vụ cơ bản đặt ra cho các tổ hợp này là bảo vệ một cách có hiệu quả các đơn vị và các mục tiêu cố định chống vũ khí chính xác cao của đối phương, cũng như những phương tiện mang vũ khí, các hệ thống chỉ thị và phát hiện mục tiêu. Ngày nay, khi phần của vũ khí chính xác cao và vô tuyến điện tử trong các đơn vị đang tăng lên thì đây là một nhiệm vụ khá cấp thiết. Thêm vào đó việc tạo ra các hệ thống như vậy có thể tạo ra “cú hích” cho sự phát triển của toàn bộ ngành công nghiệp vô tuyến điện tử Nga.
Chuyên gia quân sự độc lập Anton Lavrov nhận định, tổ hợp Krasukha phải được sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ ở cấp chiến dịch - chiến thuật, nhưng quyết định sử dụng tổ hợp phải do Bộ Tổng tham mưu đưa ra. Nghĩa là tổ hợp loại này không có trong biên chế của các lữ đoàn thông thường và các quân đoàn binh chủng hợp thành.
Krasukha là phương tiện tăng cường tổng hợp cho hướng hoặc khu vực quan trọng hơn cả, nơi có nguy cơ cao nổ ra xung đột lớn. Các hệ thống vũ khí này không cần cho cuộc chiến chống thổ phỉ hoạt động bí mật và quân nổi dậy, đây là vũ khí để tiến hành chiến tranh với kẻ thù có công nghệ cao.

“Lộ” thêm radar cảnh giới tối tân của Việt Nam

“Lộ” thêm radar cảnh giới tối tân của Việt Nam
Để tổ quốc không bị bất ngờ trước bất kỳ mục tiêu nào lực lượng radar cảnh giới của Việt Nam đã được đầu tư trang bị những đài radar trinh sát tối tân nhất thế giới hiện nay.

Báo Quân đội nhân dân đưa tin, trong cuộc diễn tập thực binh ĐK-13 của trạm radar 53 (Trung đoàn 293, Sư đoàn Phòng không 361 Hà Nội) đã có sự xuất hiện làm nhiệm vụ của các trạm radar như: PRV-16, P-18 và 36D6.

Quân đội Việt Nam có lữ đoàn tác chiến điện tử

Quân đội Việt Nam có lữ đoàn tác chiến điện tử
Sáng 3/7, Đoàn tác chiến điện tử (TCĐT) 87 đã tổ chức lễ công bố quyết định số 1675/QĐ-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc tổ chức lại Đoàn TCĐT 87 thành Lữ đoàn TCĐT 87, thuộc Cục Tác chiến Điện tử, Bộ Tổng tham mưu.

Việt Nam mua 20 “mắt thần” canh vùng trời, Biển Đông

(Kiến Thức) - Theo trang Military Analysis (Nga), Việt Nam sẽ mua thêm 20 hệ thống radar cảnh giới tầm xa hiện đại Vostock E từ Belarus để tăng cường bảo vệ vùng trời, vùng biển.

Việt Nam mua 20 “mắt thần” canh vùng trời, Biển Đông

Hệ thống radar cảnh giới Vostok E do Cục thiết kế Agat/KB Radar (Belarus) nghiên cứu thiết kế thay thế cho đài radar cảnh giới P-18 có từ thời Liên Xô. 

Hệ thống Vostock E thường gồm: xe mang anten thu – phát; trạm điều khiển tự động từ xa và máy phát điện diesel. Trạm điều khiển tự động có thể triển khai cách xe anten và thiết bị tới 500m. Để bảo vệ radar khỏi các tên lửa tầm nhiệt, máy phát điện có thể đặt cách radar tới 50m. Toàn bộ hệ thống được đặt trên khung gầm xe tải chuyên dụng MZKT 65273-020 bánh lốp nên có khả năng cơ động rất cao. 

Tin mới