Giải mã lịch sử chế độ nô lệ một thời ở Mỹ

Giải mã lịch sử chế độ nô lệ một thời ở Mỹ

(Kiến Thức) - Năm 1619, những nô lệ da màu đầu tiên đặt chân đến lãnh thổ ngày nay là Mỹ. Sau đó, số nô lệ ở Mỹ tăng dần theo từng năm. Sau hơn 200 năm tồn tại, Mỹ chính thức bãi bỏ chế độ nô lệ vào ngày 18/12/1865.

Xem toàn bộ ảnh
 Chế độ nô lệ ở Mỹ bắt đầu vào tháng 8/1619. Khi ấy, một con tàu hải tặc có tên Sư tử Trắng cập bến ở Point Comfort, nằm gần vùng đất ngày nay là Hampton, bang Virginia, Mỹ.
Chế độ nô lệ ở Mỹ bắt đầu vào tháng 8/1619. Khi ấy, một con tàu hải tặc có tên Sư tử Trắng cập bến ở Point Comfort, nằm gần vùng đất ngày nay là Hampton, bang Virginia, Mỹ.
Khi ấy, con tàu Sư tử Trắng thực hiện đổi hơn 20 nô lệ da màu để lấy lương thực. Những người da màu này bị cướp từ một tàu chở nô lệ của Tây Ban Nha, đi từ châu Phi vượt qua Đại Tây Dương để đến Tân Thế giới.
Khi ấy, con tàu Sư tử Trắng thực hiện đổi hơn 20 nô lệ da màu để lấy lương thực. Những người da màu này bị cướp từ một tàu chở nô lệ của Tây Ban Nha, đi từ châu Phi vượt qua Đại Tây Dương để đến Tân Thế giới.
Vụ trao đổi nô lệ trên diễn ra ở đất thuộc địa Anh - vùng đất sau đó đã tuyên bố độc lập rồi trở thành nước Mỹ. Theo đó, đây là sự kiện khởi đầu chế độ nô lệ ở khu định cư Jamestown, hiện là bang Virginia của Mỹ.
Vụ trao đổi nô lệ trên diễn ra ở đất thuộc địa Anh - vùng đất sau đó đã tuyên bố độc lập rồi trở thành nước Mỹ. Theo đó, đây là sự kiện khởi đầu chế độ nô lệ ở khu định cư Jamestown, hiện là bang Virginia của Mỹ.
Gần 100 năm sau, chế độ nô lệ ở Mỹ phát triển mạnh. Theo nghiên cứu, vào năm 1725, gần 42.000 nô lệ người châu Phi được chuyển đến Chesapeake, Virginia.
Gần 100 năm sau, chế độ nô lệ ở Mỹ phát triển mạnh. Theo nghiên cứu, vào năm 1725, gần 42.000 nô lệ người châu Phi được chuyển đến Chesapeake, Virginia.
50 năm sau, số nô lệ tại Mỹ tăng gần gấp 3 lần, với khoảng 127.200 người. Vào năm 1860, số nô lệ gốc Phi tại Mỹ lên đến con số 3,9 triệu người.
50 năm sau, số nô lệ tại Mỹ tăng gần gấp 3 lần, với khoảng 127.200 người. Vào năm 1860, số nô lệ gốc Phi tại Mỹ lên đến con số 3,9 triệu người.
Mỹ chính thức bãi bỏ chế độ nô lệ vào ngày 18/12/1865. Điều này được thực hiện nhờ công lớn của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln.
Mỹ chính thức bãi bỏ chế độ nô lệ vào ngày 18/12/1865. Điều này được thực hiện nhờ công lớn của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln.
Cụ thể, sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ vào năm 1861, Tổng thống Lincoln được biết đến là người phản đối chế độ nô lệ.
Cụ thể, sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ vào năm 1861, Tổng thống Lincoln được biết đến là người phản đối chế độ nô lệ.
Vào ngày 1/1/1863, Tổng thống Lincoln chính thức đưa ra Tuyên ngôn giải phóng nô lệ, kêu gọi quân đội liên bang giải phóng toàn bộ nô lệ ở các bang nổi dậy. Nhờ vậy, khoảng 3 triệu nô lệ được tuyên bố là được tự do mãi mãi.
Vào ngày 1/1/1863, Tổng thống Lincoln chính thức đưa ra Tuyên ngôn giải phóng nô lệ, kêu gọi quân đội liên bang giải phóng toàn bộ nô lệ ở các bang nổi dậy. Nhờ vậy, khoảng 3 triệu nô lệ được tuyên bố là được tự do mãi mãi.
Về sau, đảng Cộng hòa trình Tu chính án thứ 13 lên Quốc hội. Đến tháng 4/1864, 2/3 số nghị sĩ ở Thượng viện đã thông qua sửa đổi hiến pháp này. Thế nhưng phải tới tháng 1/1865, tu chính án thứ 13 mới được thông qua.
Về sau, đảng Cộng hòa trình Tu chính án thứ 13 lên Quốc hội. Đến tháng 4/1864, 2/3 số nghị sĩ ở Thượng viện đã thông qua sửa đổi hiến pháp này. Thế nhưng phải tới tháng 1/1865, tu chính án thứ 13 mới được thông qua.
Ngày 2/12/1865, Alabama trở thành bang thứ 27 ở Mỹ phê chuẩn Tu chính án 13. Điều này đáp ứng điều kiện tất yếu là 3/4 số bang thông qua sửa đổi để nó trở thành luật. Vì vậy, ngày 18/12/1865, Tu chính án thứ 13 chính thức được phê chuẩn và chế độ nô lệ ở Mỹ được bãi bỏ.   Mời độc giả xem video: Tổng thống Mỹ đề cử Bộ trưởng Quốc phòng mới. Nguồn: VTC1.
Ngày 2/12/1865, Alabama trở thành bang thứ 27 ở Mỹ phê chuẩn Tu chính án 13. Điều này đáp ứng điều kiện tất yếu là 3/4 số bang thông qua sửa đổi để nó trở thành luật. Vì vậy, ngày 18/12/1865, Tu chính án thứ 13 chính thức được phê chuẩn và chế độ nô lệ ở Mỹ được bãi bỏ.
Mời độc giả xem video: Tổng thống Mỹ đề cử Bộ trưởng Quốc phòng mới. Nguồn: VTC1.

GALLERY MỚI NHẤT