Giải mã lý do nữ quý tộc nhà Đường được mai táng cùng với lừa
(Kiến Thức) - Trong lăng mộ của Cui Shi, nữ quý tộc nhà Đường, tại Tây An, Trung Quốc, các nhà khảo cổ tìm thấy xương của con lừa, một sự việc vô cùng hiếm. Lý do nữ quý tộc này được chôn cùng lừa khi sang thế giới bên kia khiến nhiều người bất ngờ.
Tâm Anh (theo CNN, Ancient-origins)
Xem toàn bộ ảnh
Các nhà khảo cổ phát hiện xương lừa trong lăng mộ nữ quý tộc nhà Đường Cui Shi qua đời năm 878 tại Tây An, Trung Quốc. Theo các chuyên gia, việc phát hiện loài lừa được chôn cất trong lăng mộ của nữ quý tộc Cui Shi nằm ngoài dự đoán.
Nguyên do là bởi từ trước đến nay, giới khảo cổ chưa từng tìm thấy xương lừa trong mộ cổ của giới quý tộc.
Thêm nữa, dưới thời phong kiến, người Trung Quốc dùng lừa để chở hàng hóa.
Lý do những con lừa được chôn trong lăng mộ của nữ quý tộc nhà Đường Cui Shi là điều khiến giới chuyên gia tò mò.
Sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia tìm ra lời giải. Cụ thể, họ phát hiện dưới thời nhà Đường, môn thể thao tương tự polo khá thịnh hành. Nó được hoàng gia và quý tộc yêu thích.
Chồng của Cui Shi là Bao Gao được vua Đường Hy Tông chọn làm tướng quân sau khi thắng một trận đấu polo.
Thế nhưng, polo khá nguy hiểm nếu người chơi cưỡi những con ngựa lớn. Một hoàng đế nhà Đường từng mất mạng khi chơi polo trên lưng ngựa. Vì vậy, về sau, một số quý tộc chuyển sang chơi "lừa túc" hay còn gọi polo lừa.
Thông qua phương pháp định tuổi bằng đồng vị carbon, các chuyên gia xác định niên đại của xương lừa trong lăng mộ Cui Shi chết khi khoảng 6 tuổi. Độ tuổi này khá thích hợp cho môn polo.
Căn cứ vào tình trạng xương lừa, con vật chôn trong mộ nữ quý tộc này chết không phải do chở hàng mà do thường xuyên chạy và đổi hướng.
Thêm nữa, con lừa này cũng nhỏ hơn loại bình thường dùng để chở hàng hóa. Từ đây, các chuyên gia đi đến kết luận những con lừa được chôn trong mộ Cui Shi để phục vụ nữ quý tộc này tiếp tục chơi polo - môn thể thao yêu thích khi ở thế giới bên kia.
Mời quý độc giả xem video: Phát hiện mộ cổ, di hài còn nguyên vẹn (Nguồn: VTC14)