Giải mã những địa danh “Tây” ít người biết ở Hà Nội

Có những con phố Hà Nội được đặt theo tên của người nước ngoài và mỗi con đường đều mang trong mình câu chuyện lịch sử xoay quanh nó.

Nhiều người chẳng xa lạ gì với các phố “Tây” nơi có nhiều người nước ngoài qua lại, sinh sống. Tuy nhiên có những con phố Hà Nội được đặt theo tên của người nước ngoài và mỗi con đường đều mang trong mình câu chuyện lịch sử xoay quanh nó.

Dốc La Pho là một con dốc dài khoảng 300m, nối từ đường Hoàng Hoa Thám xuống dốc Thuỵ Khuê. Nằm sát vách Công viên Bách Thảo Hà Nội. Dốc La Pho nằm trên địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội.
Năm 1873, kể từ khi bắt đầu chiếm đóng Hà Nội, người Pháp không ngừng phát triển đô thị hoá nơi đây. Trong đó họ rất chú trọng đến cây xanh độ thị, để tìm kiếm các loại cây, hoa trồng trong đô thị thích hợp, năm 1888, người Pháp lập “Jardin d'essal” (Vườn thí nghiệm thực vật) rộng 33ha, ta thường gọi là vườn Bách Thảo.
Giai ma nhung dia danh “Tay” it nguoi biet o Ha Noi
 
Thời Pháp thuộc, khi Hà Nội thành lập Vườn ươm cây nằm cạnh con dốc này thì giám đốc đầu tiên của vườn ươm tên là Laforge. Sau này người dân đọc chệch ra thành LAPHO hoặc LAFFO.
Vườn chia thành hai khu: Khu cao (bên đường Hoàng Hoa Thám) là vườn cây, nuôi thú là nơi đi dạo, giải trí… Khu thấp (bên đường Thụy Khuê) làm vườn ươm – có tên là Laforge, ươm các giống cây bản địa, giống nhập từ Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Âu.
Khi thành lập Vườn ươm cây thì giám đốc đầu tiên là người Pháp, tên Laforge. Thế nên còn gọi là vườn Laforge, từ đó có dốc Laforge… Người dân sau này đọc chệch ra thành La - Pho, từ đó con dốc này được đặt tên là LAPHO và tồn tại cho đến ngày nay.
Một điểm thú vị nữa mà làm cho Dốc La Pho trở nên đặc biệt, đó là tên gọi “Dốc” được đặt theo cách gọi dân dã của người dân địa phương, không hề có trong quy chế đặt tên đường, phố và các công trình công cộng.
Phố Yec - Xanh
Giai ma nhung dia danh “Tay” it nguoi biet o Ha Noi-Hinh-2
 
Phố Yec Xanh nằm tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), con đường được đặt theo tên một bác sĩ nổi tiếng người Pháp, ông Alexandre Émile Jean Yersin (1863 - 1943).
Ông là người đã tìm ra trực khuẩn gây bệnh dịch hạch, sau này được đặt theo tên ông: Yersinia pestis, đối với nền Y học Việt Nam ông là người thành lập và cũng là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Đông Dương (tiền thân của Đại học Y Hà Nội).
Không chỉ là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Đông Dương, Yersin còn để lại nhiều di sản to lớn với Việt Nam, như khám phá Cao nguyên Lâm Viên và vạch ra một con đường bộ từ Trung Kỳ sang Cao Miên.
Dành nhiều thời gian của cuộc đời sinh sống tại Nha Trang, ông yêu quý và sống gần gũi với cư dân trong vùng. Ông khám bệnh miễn phí cho người nghèo, lắp đặt kính thiên văn trên nóc nhà để quan sát báo bão cho làng chài. Khi có bão, ông gọi dân làng đến trú ngụ ở nhà ông và cung cấp thực phẩm cho họ.
Vườn hoa Pasteur
Năm 1943, Yersin qua đời để lại nhiều ký ức sâu đậm cho nhân dân Việt Nam. Nhân dân trong vùng gọi ông một cách thân mật là Ông Năm. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Tp Hồ Chí Minh đều có những con đường được đặt tên để vinh danh ông. Thậm chí quần thể mộ của Yersin ở Suối Dầu, thư viện Yersin ở Viện Pasteur (Nha Trang) được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Đây được xem là trường hợp duy nhất trên cả nước cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia cho một người nước ngoài. Làng Tân Xương ở Suối Dầu còn thờ cúng ông như một thành hoàng.
Giai ma nhung dia danh “Tay” it nguoi biet o Ha Noi-Hinh-3
Vườn hoa đặt tượng Yecxanh nằm bên cạnh phố Yecxanh
Trên đường YEC XANH còn có một vườn hoa mang tên Pastuer, ông được vinh danh là cha đẻ của ngành vi sinh vật học. Vườn hoa Pasteur được người dân biết đến như một công viên xanh, tô đẹp cho các con phố lân cận và là nơi tập thể dục, sinh hoạt văn hoá yêu thích của người dân.
Công viên Indira Gandhi
Giai ma nhung dia danh “Tay” it nguoi biet o Ha Noi-Hinh-4
 
Nằm đối diện Trung tâm chiếu phim Quốc Gia, công viên Indira Gandhi thuộc địa phận quận Ba Đình, Hà Nội. Trước đây được đặt tên là Công viên Hồ Thành Công, vào ngày 9/10/2004 nhân dịp kỉ niệm 50 năm Giải phóng Thủ đô, thành phố Hà Nội đã đặt tên mới cho công viên là công viên Indira Gandhi.
Công viên được đặt theo tên của một vị anh hùng giải phóng dân tộc của Ấn Độ - Bà Indira Gandhi. Bức tượng bán thân của bà Indira Gandhi được đặt quay về phía Bắc, trông ra cổng chính đường Láng Hạ.
Trong lòng công viên là hồ Thành Công, tổng diện tích Công viên Indira Gandhi bao gồm hồ rộng hơn 8,6 ha, trong đó có 5,9 ha diện tích mặt nước.
Công viên có đường đi quanh hồ được kè đá cẩn thận. Do vị trí toạ lạc ở trung tâm thành phố, với nhiều khu vực dân cư và trụ sở hành chính xung quanh, cùng hệ thống cây xanh tạo nên khu vui chơi trong lành nên là địa điểm thu hút đông người dân tập thể dục, các hoạt động thể thao, văn hóa, thư giãn…
Do vị trí toạ lạc ở trung tâm thành phố với nhiều khu vực dân cư, nên công viên là địa điểm thu hút đông người dân tập thể dục, các hoạt động thể thao, văn hóa, thư giãn…
Bệnh viện Xanh-Pôn
Bệnh viện Xanh Pôn (phiên âm từ Saint Paul trong tiếng Pháp, nghĩa là Thánh Phaolô), được xây dựng từ thời Pháp thuộc (cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20).
Trước đây, bệnh viện vốn có tên là Hôtel - Dieu (Nhà Chúa) ở Đông Dương, thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, còn nay thì thuộc quản lý Sở Y tế thành phố Hà Nội.
Giai ma nhung dia danh “Tay” it nguoi biet o Ha Noi-Hinh-5
 
Năm 1970, Sở Y Tế Hà Nội ra quyết định thành lập Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn gồm 4 cơ sở khám chữa bệnh hợp nhất lại: Bệnh viện Saint – Paul; bệnh viện B, phòng khám Sinh Từ và bệnh viện Ba Đình.
Trải qua gần 50 năm phát triển, giờ đây bệnh viện Xanh Pôn là một trong những cơ sở y tế chính yếu tại Hà Nội phục vụ nhân dân, những người bị tai nạn giao thông, các tai nạn khác và những người bị chấn thương bên ngoài.
Ngày nay, nằm chính giữa sân bệnh viện vẫn còn tồn tại bức tượng Thánh Paul như chứng nhân lịch sử về cái tên và nguồn gốc của bệnh viện Xanh Pôn.