Giải mã sự nổi tiếng bất tử của đế chế La Mã cổ đại
(Kiến Thức) - Là một trong những đế chế hùng mạnh nhất lịch sử, người La Mã cổ đại nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc trường tồn với thời gian hay tổ chức lễ hội Saturnalia náo nhiệt - nơi trật tự xã hội thông thường bị đảo lộn...
Tâm Anh (theo Ohfact)
Xem toàn bộ ảnh
Đế chế La Mã cổ đại nổi tiếng với việc chinh phục được nhiều vùng đất mới nhờ lực lượng quân đội hùng mạnh. Binh sĩ La Mã có thể hành quân 40 km/ngày.
Vào thời kỳ đỉnh cao, đế chế La Mã chiếm 12% dân số thế giới. La Mã trở thành đế chế lớn thứ 28 trong thế giới cổ đại.
Bên cạnh những thành tựu trong lĩnh vực quân sự, người La Mã thời cổ đại còn ghi dấu với những công trình kiến trúc khổng lồ như các đấu trường, đền thờ, nhà hát...
Một số công trình của người La Mã trường tồn đến ngày nay nhờ kỹ thuật xây dựng tiên tiến có thể kể đến như đấu trường La Mã.
Cuộc chiến tranh giữa đế chế La Mã với Ba Tư kéo dài 721 năm. Do vậy, đây là một trong những cuộc chiến tranh diễn ra trong thời gian dài nhất lịch sử.
Saturnalia là ngày lễ thờ thần Saturn - vị thần của nông nghiệp của người La Mã. Vào ngày này, trật tự xã hội thông thường bị đảo lộn: nô lệ trở thành chủ nhân, nông dân trở thành nhà lãnh đạo. Các trường học và cơ quan chính quyền đều đóng cửa để tất cả mọi người đều có thể tham gia lễ hội.
Vào thời cổ đại, người La Mã thích những món ăn lạ được chế biến từ cò, vẹt, chim hồng hạc...
Người La Mã nổi tiếng với việc sử dụng nước tiểu để giặt sạch quần áo bẩn.
Hoàng đế La Mã Gaius Caligula được người đời biết đến với quyết định ban danh chức đặc biệt cho chú ngựa yêu quý của mình là quan chấp chính tối cao.
Phụ nữ La Mã thời cổ đại có bí quyết làm đẹp da vô cùng kỳ lạ. Họ sử dụng mồ hôi của các võ sĩ giác đấu để có dung nhan kiều diễm.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn rùng rợn nghĩa địa cổ Ai Cập (nguồn: VTC)