Giải mã trọn bộ hình tượng Cửu Đỉnh nhà Nguyễn: Tuyên đỉnh

Giải mã trọn bộ hình tượng Cửu Đỉnh nhà Nguyễn: Tuyên đỉnh

(Kiến Thức) - Sông Hồng là hình tượng đáng chú ý xuất hiện với tên gọi "Nhĩ hà" trên Tuyên đỉnh, chiếc đỉnh thứ bảy trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn.

Xem toàn bộ ảnh
Trong  Cửu Đỉnh nhà Nguyễn, Tuyên đỉnh, nặng 2.068kg, được đặt bên phải Nghị đỉnh, ứng với khám thờ vua Khải Định trong Thế Miếu.
Trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn, Tuyên đỉnh, nặng 2.068kg, được đặt bên phải Nghị đỉnh, ứng với khám thờ vua Khải Định trong Thế Miếu.
Chính giữa của Tuyên đỉnh là chữ "Tuyên đỉnh", thụy hiệu của vua Khải Định.
Chính giữa của Tuyên đỉnh là chữ "Tuyên đỉnh", thụy hiệu của vua Khải Định.
Hàng trên, về phía trái của chữ "Tuyên đỉnh" là hình tượng "Tần cát liễu", nghĩa là chim yểng, loài chim cảnh nổi tiếng với khả năng nhại tiếng người.
Hàng trên, về phía trái của chữ "Tuyên đỉnh" là hình tượng "Tần cát liễu", nghĩa là chim yểng, loài chim cảnh nổi tiếng với khả năng nhại tiếng người.
"Yến oa" là tổ yến, một sản vật tiến vua quý giá thường được khai thác ở các vách đá cheo leo bên bờ biển.
"Yến oa" là tổ yến, một sản vật tiến vua quý giá thường được khai thác ở các vách đá cheo leo bên bờ biển.
"Long nhãn" là cây/quả long nhãn, cũng là một sản vật tiến vua thời xưa.
"Long nhãn" là cây/quả long nhãn, cũng là một sản vật tiến vua thời xưa.
"Trân châu hoa" là hoa sói trắng, loài hoa nhỏ mọc thành chùm như chuỗi hạt trân châu, mùi thơm dịu, thường được dùng để ướp trà.
"Trân châu hoa" là hoa sói trắng, loài hoa nhỏ mọc thành chùm như chuỗi hạt trân châu, mùi thơm dịu, thường được dùng để ướp trà.
"Địa đậu" là cây lạc hay đậu phộng, một loại ngũ cốc quen thuộc ở Việt Nam.
"Địa đậu" là cây lạc hay đậu phộng, một loại ngũ cốc quen thuộc ở Việt Nam.
"Bá" là cây trắc bá diệp, loài cây vừa được trồng làm cảnh, vừa là loại dược liệu đa dụng trong Đông y.
"Bá" là cây trắc bá diệp, loài cây vừa được trồng làm cảnh, vừa là loại dược liệu đa dụng trong Đông y.
Hàng giữa, bên trái chữ "Tuyên đỉnh" là hình tượng "Duệ sơn", tức núi Duệ hay núi Lễ, là một danh thắng của đất Hương Trà ở xứ Huế.
Hàng giữa, bên trái chữ "Tuyên đỉnh" là hình tượng "Duệ sơn", tức núi Duệ hay núi Lễ, là một danh thắng của đất Hương Trà ở xứ Huế.
"Nhĩ hà" là sông Nhĩ, tức sông Hồng, hệ thống sông lớn nhất của miền Bắc.
"Nhĩ hà" là sông Nhĩ, tức sông Hồng, hệ thống sông lớn nhất của miền Bắc.
"Vân" nghĩa là mây.
"Vân" nghĩa là mây.
"Đại Lãnh" là mũi Đại Lãnh, một mỏm núi đâm ra biển, danh thắng của đất Phú Yên.
"Đại Lãnh" là mũi Đại Lãnh, một mỏm núi đâm ra biển, danh thắng của đất Phú Yên.
"Lam giang" là sông Lam, dòng sông cùng với núi Hồng Lĩnh được coi là biểu tượng của xứ Nghệ.
"Lam giang" là sông Lam, dòng sông cùng với núi Hồng Lĩnh được coi là biểu tượng của xứ Nghệ.
Hàng dưới, bên trái chữ "Tuyên đỉnh" là hình tượng "Hậu ngư", tức là con sam, một hải sản quý được khai thác ở một số vùng biển của Việt Nam.
Hàng dưới, bên trái chữ "Tuyên đỉnh" là hình tượng "Hậu ngư", tức là con sam, một hải sản quý được khai thác ở một số vùng biển của Việt Nam.
"Khương" là cây gừng, loài cây được trồng lấy củ làm gia vị hoặc dược liệu.
"Khương" là cây gừng, loài cây được trồng lấy củ làm gia vị hoặc dược liệu.
"Nỗ" là cái nỏ, một loại vũ khí tầm xa được quân đội nhà Nguyễn sử dụng.
"Nỗ" là cái nỏ, một loại vũ khí tầm xa được quân đội nhà Nguyễn sử dụng.
"Lê thuyền" là một loại thuyền có 12 tay chèo, được đóng khá nhiều dưới thời vua Gia Long, Minh Mạng.
"Lê thuyền" là một loại thuyền có 12 tay chèo, được đóng khá nhiều dưới thời vua Gia Long, Minh Mạng.
"Thỉ" là con lợn, một gia súc được nuôi lấy thịt rất quen thuộc ở vùng nông thôn Việt Nam.
"Thỉ" là con lợn, một gia súc được nuôi lấy thịt rất quen thuộc ở vùng nông thôn Việt Nam.
"Ngoan" là con vích, loài rùa biển cỡ nhò thường được khai thác để lấy thịt làm thực phẩm và lấy mai làm đổ mỹ nghệ.
"Ngoan" là con vích, loài rùa biển cỡ nhò thường được khai thác để lấy thịt làm thực phẩm và lấy mai làm đổ mỹ nghệ.

GALLERY MỚI NHẤT