Giải mã vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Nga

(Kiến Thức) - Thổ Nhĩ Kỳ từng bắn hạ máy bay Syria xâm nhập không phận nước này, nhưng vụ bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 của Nga ngày 24/11 xem ra khá phức tạp.

Giải mã vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Nga
Hai bên đều có cách giải thích khác nhau về vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Nga. Tổng thống Putin khẳng định rằng chiến đấu cơ Su-24 của Nga không vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ và đã bị bắn hạ trên phần lãnh thổ Syria.
Giai ma vu Tho Nhi Ky ban ha chien dau co Nga
Xác chiếc chiến đấu cơ Su-24 của Nga rơi trên lãnh thổ Syria và cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ 4 cây số. 
Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng chiến đấu cơ này đã được cảnh báo nhiều lần về việc xâm nhập không phận của họ và khi phi cơ này không nghe lệnh thì bị bắn rơi. Vấn đề là theo bản đồ radar mà phía Thổ Nhĩ Kỳ công bố thì chiến đấu cơ Su-24 của Nga được mô tả là bay lấn vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ.
Chiến đấu cơ Nga bay qua một khu vực nhỏ của Thổ Nhĩ Kỳ giáp Syria - một dải đất đất nhỏ mà máy bay phản lực loại nhanh chỉ cần ít phút là bay qua. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng chiếc máy bay này đã bay qua không phận Thổ Nhĩ Kỳ “17 giây”.

Ankara gửi thông điệp mạnh mẽ đến Moscow?

Không quân Nga đang hỗ trợ quân đội Syria tấn công lực lượng dân quân sắc tộc Thổ ở miền bắc Syria.
Những nhóm dân quân này được nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ  hậu thuẫn và cấp vũ khí ở mức độ nào đó và Ankara đã không tán thành các cuộc không kích của Nga chống lại họ.
Vì vậy, phải chăng Thổ Nhĩ Kỳ đã phản ứng thái quá với việc Nga xâm nhập không phận? Hay là Ankara đang rất cần một cơ hội để gửi một thông điệp mạnh mẽ đến Moscow?

Xung đột đa chiều ở Syria

Vụ việc xảy ra vào một thời điểm rất nhạy cảm và nó một lần nữa cho thấy rõ sự phức tạp của xung đột đa chiều ở Syria.
Sau vụ đánh bom máy bay chở khách của Nga mà nhóm Nhà nước Hồi giáo ở Ai Cập tuyên bố vào tháng trước, chiến dịch tấn công dữ dội của Moscow vào các mục tiêu của IS dường như cho thấy rằng Nga, phương Tây và một số nước Ả-rập đang có cùng mục tiêu.
Tuy nhiên, các cuộc không kích của Nga chống lại các cứ điểm của dân quân sắc tộc Thổ cho thấy Moscow vẫn còn ý định củng cố chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad chống lại một số đối thủ khác. Thổ Nhĩ Kỳ có thái độ thù địch sâu sắc với chế độ Assad và muốn Tổng thống Bashar al-Assad ra đi càng sớm càng tốt. Vì vậy, xét ở góc độ này, Thổ Nhĩ Kỳ bất hòa với Nga.
Mỹ và các đồng minh phương Tây cũng không ưa Tổng thống  Assad và xem ông kể như là một phần của vấn đề, nhưng trận chiến chính của họ là chống IS. Hai cuộc chiến - cho tương lai của Syria và chống IS - chồng chéo ở nhiều mảng một cách đáng kể, nhưng hai cuộc chiến này không hề giống nhau.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Nga là một lời nhắc nhở rằng có nhiều điều đang xảy ra chứ không chỉ có cuộc chiến chống IS.

Hỗn loạn Trung Đông vẫn kéo dài trong thời kỳ “hậu IS”

(Kiến Thức) - Tình trạng hỗn loạn và bạo lực vẫn kéo dài ở Trung Đông, ngay cả khi liên minh chống  “Nhà nước Hồi giáo” diệt trừ được nhóm khủng bố này.

Hỗn loạn Trung Đông vẫn kéo dài trong thời kỳ “hậu IS”
Nguyên nhân trỗi dậy của IS ở Iraq và Syria
Các thể chế và các đường biên giới ranh giới ở Trung Đông do các cường quốc thực dân Châu Âu áp đặt sau khi Đế quốc Ottoman sụp đổ vào cuối Chiến tranh thế giới thứ nhất đang bị tan rã. Điều này đã tạo ra lực ly tâm mạnh mẽ phá vỡ  chất keo kết dính các cộng đồng tôn giáo và sắc tộc ngày càng đối kháng với nhau.

NATO khó “phòng vệ tập thể” về vụ TNK bắn hạ Su-24

(Kiến Thức) - Về việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 của Nga ở Syria, nhà báo Ergun Babahan nói rằng Ankara không thể thuyết phục được NATO  “phòng vệ tập thể”.

NATO khó “phòng vệ tập thể” về vụ TNK  bắn hạ Su-24
Về vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 của Nga, phát biểu với đài Sputnik, nhà báo Ergun Babahan - cựu Tổng biên tập báo Sabah (Thổ Nhĩ Kỳ) - nhấn mạnh:  "Trong vụ việc này, Thổ Nhĩ Kỳ không phải là bên bị xâm phạm và do đó không thể dựa vào Điều 5 (phòng vệ tập thể) của Hiến chương NATO. Thổ Nhĩ Kỳ chính là bên bắn hạ máy bay (Su-24 của Nga). Vì vậy, tôi không nghĩ rằng họ (Thổ Nhĩ Kỳ) có thể thúc đẩy các kế hoạch của họ thông qua Hội đồng NATO”.
NATO kho “phong ve tap the” ve vu TNK  ban ha Su-24
Chiếc Su-24 của Nga bị bắn hạ rơi trong lãnh thổ Syria, cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ 4 cây số. 
Nhà báo Babahan lưu ý: “Ai cũng biết Thổ Nhĩ Kỳ đã cố gắng bằng mọi cách có thể để ngăn chặn các vùng lãnh thổ phía bắc Syria rơi vào tay các lực lượng người Kurd. Với sự giúp đỡ của lực lượng đối lập Sunni, Ankara đang cố gắng tạo ra một đệm biên giới dài khoảng 100 km”.

Thổ Nhĩ Kỳ đứng về phe nào trong cuộc chiến chống IS?

(Kiến Thức) - Theo chuyên gia Pháp,  việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 của Nga cho thấy Ankara đứng về phe nào trong cuộc chiến chống khủng bố ở Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ đứng về phe nào trong cuộc chiến chống IS?
Chuyên gia quan hệ quốc tế Jean-Vincent Brisset nghị sĩ  Pháp Gilbert Collard nói với đài Sputnik rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 của Nga  là một chỉ báo cho thấy những ưu tiên của Ankara,  vốn không mấy mặn mà với cuộc chiến chống khủng bố ở nước láng giềng Syria.
Tho Nhi Ky dung ve phe nao trong cuoc chien chong IS?
Tổng thống Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ đứng về phe nào trong cuộc chiến chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo?
Nghị sĩ Gilbert Collard, đại diện cho Mặt trận Quốc gia Pháp, nói rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga ở Syria bị coi  là  hành động hỗ trợ cho các phần tử khủng bố Nhà nước Hồi giáo.  

Tin mới