Giải mã vụ thử hạt nhân dưới nước đầu tiên trên thế giới
Vào tháng 7/1946, Mỹ tiến hành vụ thử hạt nhân dưới nước đầu tiên trên thế giới trong khuôn khổ Operation Crossroads (Chiến dịch Ngã tư). Đám mây hình nấm và cột nước "khủng" bốc lên từ vụ thử hạt nhân.
Tâm Anh (TH)
Xem toàn bộ ảnh
Sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, Mỹ tiến hành một loạt vụ thử vũ khí hạt nhân ở Bikini Atoll, Thái Bình Dương vào giữa năm 1946. Những vụ thử hạt nhân này nằm trong khuôn khổ Operation Crossroads (Chiến dịch Ngã tư).
Mục đích của Chiến dịch Ngã tư là kiểm tra tác động của vũ khí hạt nhân với các tàu hải quân. Chương trình này bao gồm hai lần kích hoạt với hai quả bom nguyên tử có tên là: Able và Baker.
Trong đó, vũ khí hạt nhân Able có sức công phá 23 kiloton được kích nổ trên không vào ngày 1/7/1946.
Các chuyên gia đã đưa 57 con chuột bọ, 109 con chuột, 146 con lợn, 176 con dê và 3.030 con chuột bạch đã bị đưa lên 22 con tàu mục tiêu gần đó để quan sát. Kết thúc vụ thử hạt nhân, 35% số động vật trên chết vì ảnh hưởng trực tiếp của vụ nổ hoặc phơi nhiễm phóng xạ.
Đến ngày 25/7/1946, vụ thử hạt nhân Baker được Mỹ tiến hành trên đảo Bikini Atoll. Quả bom nguyên tự này có sức công phá 21 kiloton, được đặt dưới biển.
Sau khi bom nguyên tử Baker được kích nổ, một đám mây hình nấm khổng lồ xuất hiện.
Vụ thử vũ khí hạt nhân Baker đã làm bật tung khoảng 2 triệu tấn nước và cát lên không khí, tạo ra cột nước cao gần 1.830m, rộng hơn 600m, dày 91m.
Thông qua vụ thử hạt nhân này, các chuyên gia và giới chức quân sự Mỹ có thêm bằng chứng về sức hủy diệt kinh hoàng của vũ khí nguyên tử. Ảnh: US Govt. Defense Threat Reduction Agency.
Mời độc giả xem video: Bộ trưởng ngoại giao Nga cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Nguồn: VTV24.