Giải mật thành công tín hiệu từ 'ngọn hải đăng vũ trụ'
Thông qua phân tích dữ liệu từ Đài thiên văn Arecibo, các chuyên gia thuộc Viện Tìm kiếm Trí thông minh ngoài Trái đất (SETI) đã phát hiện bí mật của "ngọn hải đăng vũ trụ" được cung cấp năng lượng từ các ngôi sao chết.
Tâm Anh (theo Livescience)
Xem toàn bộ ảnh
Các nhà khoa học thuộc Viện SETI đã mở khóa thành công bí mật của các tín hiệu từ "ngọn hải đăng vũ trụ" được cung cấp năng lượng bởi các ngôi sao đã chết khi phân tích dữ liệu mà đài thiên văn Arecibo đã thu thập được trước khi sụp đổ. Ảnh: Science Communication Lab for DESY.
Nhóm chuyên gia được dẫn đầu bởi TS Sofia Sheikh đến từ Viện SETI đã quan tâm đến cách các tín hiệu từ sao xung bị bóp méo khi chúng di chuyển qua không gian. Ảnh: Robert Lea (created with Canva).
Sao xung là tàn dư của những ngôi sao khổng lồ đã chết, được gọi là sao neutron. Để nghiên cứu cách tín hiệu của những ngôi sao này bị bóp méo trong không gian, nhóm chuyên gia đã phân tích dữ liệu lưu trữ từ Arecibo. Vào ngày 1/12/2020, đĩa chính rộng 305m của Arecibo vỡ tan do sự cố đứt cáp, chấm dứt hoạt động sau gần 4 thập kỷ. Ảnh: David Champion.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét cụ thể 23 sao xung, bao gồm 6 sao chưa từng được nghiên cứu trước đây. Dữ liệu này tiết lộ các mô tình trong tín hiệu sao xung cho thấy cách chúng bị tác động bởi bụi và khí tồn tại giữa các ngôi sao, cái gọi là "môi trường liên sao". Ảnh: phys.
Khi lõi của các ngôi sao khổng lồ nhanh chóng sụp đổ để tạo thành sao neutron, chúng có thể tạo ra các sao có khả năng quay nhanh tới 700 lần mỗi giây. Ảnh: Tedder / Wikimedia Commons.
Sự biến dạng sóng vô tuyến mà nhóm nghiên cứu quan tâm được gọi là "sự nhấp nháy liên sao nhiễu xạ" (DISS). DISS được gây ra bởi các hạt tích điện trong môi trường giữa các vì sao, tạo ra sự biến dạng trong tín hiệu vô tuyến truyền từ sao xung đến đài thiên văn trên Trái Đất. Ảnh: JidoBG/Wikipedia.
Nghiên cứu của các chuyên gia cũng cho thấy băng thông của tín hiệu sao xung rộng hơn so với các mô hình hiện tại, cho thấy để tiếp tục nghiên cứu vũ trụ chuẩn xác, nhân loại cần điều chỉnh một số mô hình vũ trụ học đang được chấp nhận rộng rãi. Ảnh: K.C. Wilsey/Federal Emergency Management Agency.
Ngoài ra, các cấu trúc thiên hà như các nhánh xoắn ốc của thiên hà Milky Way (Ngân Hà) cũng góp phần vào DISS. Việc hiểu được cách thức hoạt động của tín hiệu từ sao xung rất quan trọng vì khi xem xét trong các mảng lớn, các tín hiệu tuần hoàn cực kỳ chính xác từ sao xung có thể được sử dụng như một cơ chế tính thời gian. Ảnh: Cornell University/Arecibo Observatory.
"Ngay cả nhiều năm sau khi Arecibo sụp đổ, dữ liệu của nó vẫn tiếp tục mở khóa thông tin quan trọng có thể thúc đẩy sự hiểu biết của chúng ta về thiên hà và tăng cường khả năng nghiên cứu các hiện tượng như sóng hấp dẫn", chuyên gia Sheikh cho hay. Ảnh: Patrick A. Taylor.
Mời độc giả xem video: Ngắm Trái đất đẹp mê hồn từ Trạm Vũ trụ quốc tế.