Giải oan cho Hạ Cơ, mỹ nhân xinh đẹp mang tiếng sát 3 đời chồng

Quá xinh đẹp, Hạ Cơ lọt vào mắt xanh của nhiều kẻ quyền cao chức trọng, bị cuốn vào phân tranh chính trị rồi lại phải chịu tiếng làm vong quốc, sát chồng, sát con suốt cả ngàn năm.

Giải oan cho Hạ Cơ, mỹ nhân xinh đẹp mang tiếng sát 3 đời chồng

Dưới góc nhìn của không ít sử gia, Hạ Cơ luôn mang hình tượng phản diện, nàng xinh đẹp vô song nhưng mang tiếng xấu là dâm đãng, lẳng lơ bậc nhất, nổi danh "Tam vi vương hậu, thất vi phu nhân" - "Ba lần làm vương hậu, bảy lần làm vợ người".

Hôm nay chúng ta cùng xem, có thật Hạ Cơ chẳng khác nào yêu nữ, mê hoặc đàn ông, giết 3 đời chồng, ăn tàn phá hại hay không?

Hạ Cơ- người đẹp mê hoặc

Hạ Cơ vốn họ Cơ, là một trong những mỹ nhân nổi tiếng nhất thời Xuân Thu. Hạ Cơ trong nhiều ghi chép là người quốc sắc thiên hương, đẹp đến mê hoặc, môi son má phấn, mắt phượng mày ngài, lại thêm tình tứ vô song nên được rất nhiều người để ý. 

Lần đầu tiên lấy chồng, Hạ Cơ gả cho Hạ Ngự Thúc, từ đó mới theo họ của chồng, gọi là Hạ Cơ. Nàng sinh cho chồng một cậu con trai là Hạ Trưng Thư.

Giai oan cho Ha Co, my nhan xinh dep mang tieng sat 3 doi chong

Năm Hạ Trưng Thư 12 tuổi, Hạ Ngự Thúc qua đời, Hạ Cơ lúc đó vẫn xinh đẹp mỹ miều, sau khi sinh con lại càng duyên dáng yêu kiều nên bị Trần Linh Công - kẻ đã mơ ước nhan sắc của Hạ Cơ từ lâu - để ý và nổi lên ham muốn chiếm giữ.

Sau đó, Trần Linh Công cùng với Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ hợp lại dồn ép, bức bách Hạ Cơ. Họ sử dụng thủ đoạn vừa dụ dỗ vừa dọa dẫm, khiến Hạ Cơ buộc phải nghe theo mình, cùng lúc tư thông với cả ba người. Đáng giận hơn, cả ba xem đó là chiến tích của mình, thường xuyên thảo luận ngay tại triều đình, khiến người người ngán ngẩm, chán ghét.

Hạ Trưng Thư càng lớn càng phẫn uất, ngày hôm đó nghe được tin đồn kỳ quái về thân thế của mình, Hạ Trưng Thư không kìm chế được nữa. Chàng vốn đã hận mẫu thân gian díu, dâm loạn với ba người đàn ông lại căm tức lời nói đùa làm nhục nhã thân phận họ Hạ, khi thấy cơ hội đến, Hạ Trưng Thư đã ám sát Trần Linh Công.

Giai oan cho Ha Co, my nhan xinh dep mang tieng sat 3 doi chong-Hinh-2

Sau khi giết chết Trần Linh Công, Hạ Trưng Thư thông báo Trần Linh Công say rượu, phát bệnh cấp tính mà chết. Trong lúc này, Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ sợ hãi cũng chạy trốn tới nước Sở cầu cứu.

Nhân cơ hội, Sở Trang Vương đem binh thảo phạt nước Trần. Hạ Trưng Thư tử trận, Hạ Cơ bị bắt lại, đem đến trước mặt Sở Trang Vương. 

Nhìn thấy dung mạo đẹp đến khuynh đảo của Hạ Cơ, Sở Trang Vương cũng định nạp làm phi tần nhưng sau khi nghe lời can gián của đại thần Khuất Vu, cho rằng Hạ Cơ sát chồng sát con, vị quân chủ nước Sở bỏ qua ý định này mà ban Hạ Cơ cho viên tướng già Liên Doãn Tương Lão.

Đáng tiếc, Liên Doãn Tương Lão cũng chết trận nơi sa trường không lâu sau đó, thi thể bị quân địch giày xéo. Lúc này, con trai Liên Doãn Tương Lão là Hắc Yếu chẳng màng đến chuyện tìm xác cha mà khăng khăng muốn lấy Hạ Cơ làm vợ mình.

Lúc này, Khuất Vu lại bày kế cho Hạ Cơ sang nước Trịnh để tìm xác chồng và chịu tang. Khi Hạ Cơ sang được nước Triệu, Khuất Vu mới lộ mặt thật, đòi cưới Hạ Cơ. Việc này khiến Tử Phản - đại thần nước Sở ghi hận, sát hại gần hết người nhà của Khuất Vu, tịch thu gia sản.

Giai oan cho Ha Co, my nhan xinh dep mang tieng sat 3 doi chong-Hinh-3

Khuất Vu vì quá uất ức nên mang theo Hạ Cơ đến nước Tấn nương tựa, sau đó trợ giúp nước Tấn, liên thủ với nước Ngô để chinh phạt nước Sở. Nước Sở theo đó cũng bắt đầu xuống dốc.

Vì quá đẹp mà Hạ cơ bị oan ức hết lần này đến lần khác

Thế cho nên, câu chuyện "giết 3 đời chồng, 1 đời con, hại 1 quốc gia, 2 trọng thần" của Hạ Cơ là hoàn toàn bịa đặt. Những điển tích cho rằng Hạ Cơ là hồ ly tinh mê hoặc nhân tâm, là kẻ hồng nhan họa thủy đều là căn cứ thiếu chính xác.

Thứ nhất, trong chính sử không hề ghi lại việc Hạ Cơ thông dâm cùng Trần Linh Công. Chỉ chép rằng, Trần Linh Công vì sỉ nhục trọng thần Tử Công trước mặt tất cả mọi người nên bị Tử Công ghi oán. Sau đó Trịnh Linh Công chịu khổ, bị sát hại, không liên quan đến Hạ Cơ.

Thứ hai, điển tích "giết 3 chồng" của Hạ Cơ cho rằng nàng chính là đầu sỏ gây nên cái chết của 3 đời chồng là hoàn toàn bịa đặt. Điển tích này cho rằng Hạ Cơ gián tiếp giết chết người chồng thứ nhất là Hạ Ngự Thúc, người chồng thứ hai là Liên Doãn Tương Lão và người chồng thứ ba là Hắc Yếu.

Hạ Ngự Thúc chết sử sách không ghi chép rõ, Liên Doãn Tương Lão chết do chiến bại ở sa trường, Hắc Yếu chết vì bị Tử Phản diệt tộc. Đáng nói, Hắc Yếu chết vì ham mê mỹ sắc, không thể quy tội cho Hạ Cơ.

Giai oan cho Ha Co, my nhan xinh dep mang tieng sat 3 doi chong-Hinh-4

Cuối cùng, Hạ Trưng Thư vốn dĩ muốn giết Trần Linh Công không phải chỉ do khó chịu và phẫn uất với chuyện Trần Linh Công cưỡng ép mẫu thân của mình. Chàng không chịu được cảnh quân chủ bất tài, hoang dâm vô độ, làm nước Trần suy yếu vì vậy mới quyết định ra tay trừ họa cho nhân gian.

Huống chi nước Sở vốn có dã tâm lớn, Sở Trang Vương chỉ lấy cớ giết Hạ Trưng Thư để thảo phạt nước Trần mà thôi.

Qua chuyện này có thể thấy được, người làm trời nhìn, kẻ gây ra tai họa không phải là Hạ Cơ, nàng chỉ là nạn nhân bị áp đặt ác danh mà thôi. Hạ Cơ có chăng chỉ là vật hi sinh trong cuộc đấu đá, tranh quyền đoạt lợi này.

Nói cách khác, chỉ vì quá xinh đẹp, Hạ Cơ lọt vào mắt xanh của nhiều kẻ quyền cao chức trọng, bị cuốn vào phân tranh chính trị. Đến khi những kẻ này thất bại liền đem toàn bộ tội đanh đổ lên đầu nàng, khiến Hạ Cơ phải chịu tiếng làm vong quốc, sát chồng, sát con suốt cả ngàn năm.

Góc khuất ít ai biết của hoàng hậu cuối cùng nhà Thanh

Uyển Dung là hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc,bà "nghiện" khỏa thân để che lấp thiếu thốn trong đời sống chăn gối 

Góc khuất ít ai biết của hoàng hậu cuối cùng nhà Thanh

Uyển Dung là hoàng hậu cuối cùng của Trung Quốc. Kể từ tháng 12/1922 vào cung đến khi bà cùng Hoàng đế Phổ Nghi bị Phùng Ngọc Tường tống ra khỏi cung vào tháng 11/1924, chỉ sống ở Tử Cấm Thành vẻn vẹn có hai năm.

Quách Bố La Uyển Dung sinh năm 1906, bà là người tộc Đạt Oát Nhĩ. Bà được biết đến với vẻ đẹp đoan trang, thanh tú cùng tài cầm kỳ thi họa. Bản thân bà tiếp thu nền giáo dục, văn hóa phương Tây khi theo học trường giáo hội Mỹ. Ngoài ra, Uyển Dung rất am hiểu tiếng Anh và văn hóa nhạc Jazz đang rất được ưa chuộng thời bấy giờ.

Tuy lên ngôi hoàng hậu từ khi 17 tuổi lại sở hữu nhan sắc và tài năng nhưng cuộc đời Uyển Dung lại là một câu chuyện buồn.

Trong lan truyền tin đồn rằng bố của Uyển Dung đã bỏ ra 20 vạn lạng vàng để mua chức hoàng hậu cho con gái.

Kiếp "hồng nhan bạc phận" của hoàng hậu cuối cùng triều Thanh

  Goc khuat it ai biet cua hoang hau cuoi cung nha Thanh
Hoàng hậu cuối cùng nhà Thanh "nghiện" khỏa thân để che lấp thiếu thốn trong đời sống chăn gối. Ảnh nguồn: Internet.

Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Hoa là một người yếu đuối trong đời sống tình dục. Trong cuốn hồi ký của mình, Phổ Nghi có viết: “Lúc Hoàng đế Phổ Nghi mới 10 tuổi, để tránh hầu hạ vua, các thái giám tối nào cũng đẩy cung nữ vào phục vụ ông, có đến ba cô một tối. Họ ‘quần’ ông đến mệt lử mới để cho ông ngủ. ‘Hôm sau thức dậy, tôi hoa mắt chóng mặt, nhìn mặt trời và mọi thứ đều ra một màu vàng ệch”.

Cũng từ những dòng hồi ký này, mà chúng ta có thể suy đoán rằng, ngay từ năm 10 tuổi, do quá mệt mỏi vì phải “phục vụ” các cung nữ nên Phổ Nghi sinh ra chứng… bất lực.

Đó là lý do khiến cuộc đời của hoàng hậuThanh Uyển Dung sa vào những bi kịch đáng tiếc xuất phát từ đời sống chăn gối lạnh nhạt với chồng mình.

Uyển Dung sa đà vào nghiện thuốc phiện rồi qua lại với người đàn ông khác đến mức mang bầu rồi sinh con. Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, đứa con này đã bị chính Phổ Nghi vứt vào lò lửa thiêu chết.

Trong tài liệu được Tôn Diệu Đình, vị thái giám cuối cùng của triều đại phong kiến ghi chép lại thì hoàng hậu trẻ tuổi sa đà vào sở thích khỏa thân.Uyển Dung thích được hầu hạ khi tắm, bà thường để cho tất cả thị nữ thay nhau tắm rửa cho mình như 1 đứa trẻ. Uyển Dung thường tắm rất lâu và không bao giờ mặc quần áo ngay sau khi tắm xong. Bà để mình khỏa thân hồi lâu rồi tự vuốt ve thân thể để khỏa lấp cô đơn.

Không những thế, Uyển Dung còn duy trì thói quen này trong cuộc sống hằng ngày như khi đi ngủ, khi trong cung vắng người và chỉ để lại những thị nữ quen thuộc. Theo tiết lộ của Tôn Diệu Đình, Uyển Dung thường có khá nhiều đòi hỏi trong chăm sóc đời sống cá nhân, hoàng hậu này thường có những sở thích quái đản và kỳ lạ.

Thế nhưng cả cuộc đời bà luôn chìm trong thuốc phiện và sự ghẻ lạnh của chồng, Uyển Dung kết thúc cuộc sống vào năm 1946 khi bà vừa tròn 40 tuổi. Được biết, người ta tìm thấy thi thể bà bên một con mương lạnh lẽo. 

Chuyện khó tin về nhà Đường nổi tiếng lịch sử Trung Quốc

Một số bí mật về nhà Đường nổi tiếng lịch sử Trung Quốc thời phong kiến được giới chuyên gia giải mã. Trong số này có việc triều đình ủng hộ đa dạng văn hóa, có nhiều quý tộc là người nước ngoài...

Chuyện khó tin về nhà Đường nổi tiếng lịch sử Trung Quốc
Chuyen kho tin ve nha Duong noi tieng lich su Trung Quoc
 Ở Trung Quốc thời phong kiến, nhà Đường nổi tiếng lịch sử với nhiều điều độc đáo, mới lạ. Trong số này, có việc triều đình nhà Đường (tồn tại từ năm 618 - 906) có những chính sách cởi mở đối với các tôn giáo trong và ngoài nước.
Chuyen kho tin ve nha Duong noi tieng lich su Trung Quoc-Hinh-2
 Theo đó, thành Trường An dưới thời nhà Đường trở thành một trong những nơi phồn vinh nhất thế giới thời xưa. Nơi đây trở thành trung tâm giao lưu văn hóa giữa nhiều nước.  

Hoàng đế trị vì lâu nhất lịch sử Trung Quốc có thực sự anh minh?

Khang Hy, hoàng đế ngồi trên ngai vàng lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc, có thực sự anh minh như nhiều ghi chép truyền lại.

Hoàng đế trị vì lâu nhất lịch sử Trung Quốc có thực sự anh minh?

Khang Hy (1654- 1772) là hoàng đế ngồi trên ngai vàng lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc (61 năm) và cũng là một trong những nhà cai trị tại vị lâu nhất trong lịch sử thế giới. Ông được hậu thế đánh giá là vị vua anh minh, tài ba lỗi lạc bậc nhất, là người đã thiết lập sự thịnh trị kéo dài 134 năm của nhà Thanh sau một thời gian dài chìm trong chiến loạn.

Dưới thời cai trị của ông, Đế quốc Đại Thanh đã hoàn thành thống nhất và kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa, Mãn Châu, nhiều phần của vùng Cận Đông nước Nga, bảo hộ Mông Cổ và Triều Tiên.

Tin mới