Giai thoại "chiếc ví rỗng" của cố nhạc sĩ Văn Cao

Trong căn nhà nhỏ tĩnh lặng ở phố Yết Kiêu, người bạn đời của cố nhạc sĩ Văn Cao vẫn lưu giữ vẹn nguyên những kỉ niệm về ông.

“Sự cố” trong buổi triển lãm
Từ một cô tiểu thư khuê các, bà Nghiêm Thúy Băng (SN 1930, nguyên là cán bộ tại xí nghiệp điện ảnh Việt Bắc) đi theo người nhạc sĩ nghèo sau một đám cưới giản dị ở Hà Nội.
Giai thoai "chiec vi rong" cua co nhac si Van Cao
 Vợ chồng nhạc sĩ Văn Cao. Ảnh Gia đình cung cấp
Từ đây mở ra những ngày tháng gian khổ, cay đắng những cũng đầy hạnh phúc như bà từng viết: “Cuộc đời tôi từ khi đến với anh Văn Cao chưa có một ngày nào được sung sướng về vật chất, nhưng tôi không ân hận khi trao cả cuộc đời cho anh”.
Bà chia sẻ, sau đám cưới, có lần đi chơi cùng chồng bà đã được ông kể cho nghe một câu chuyện “cười ra nước mắt”.
Đó là vào ngày triển lãm tranh của một họa sĩ, nhạc sĩ Văn Cao cũng đến dự. Trước khi đi, ông mượn được của người bạn thân một bộ comple khá đẹp, chỉn chu. Tại buổi triển lãm, có nhiều người nhận ra nhạc sĩ và đến xin chữ ký. Ông vui vẻ ký tên và tiếp chuyện.
Lúc này, có một cô gái trẻ mang giỏ hoa đến quyên tiền nghệ sĩ để ủng hộ một chương trình. Người nhạc sĩ vội sờ vào các túi áo và đỏ mặt xin lỗi cô gái. Ông nói, mình đã để quên ví ở nhà.
Tuy nhiên, sau này nhạc sĩ Văn Cao kể lại với vợ, thực ra lúc ấy ông không một xu dính túi. Bộ quần áo tươm tất trên người ông cũng chỉ là đi mượn.
Vợ nhạc sĩ và chén ‘rượu nước lọc’
Lấy chồng lúc còn hai bàn tay trắng nhưng bà Nghiêm Thúy Băng luôn tâm niệm: “Ngay cả những lúc sóng gió nhất trong cuộc đời, tôi vẫn ở bên cạnh anh và tôi cũng cảm nhận được tôi có ý nghĩa với anh như thế nào”.
Chồng đi kháng chiến, bà cũng lên chiến khu ở. Từ một tiểu thư khuê các ở Hà Nội, bà từ bỏ tất cả để chấp nhận một cuộc sống nghèo khó với quần nhuộm, áo nâu sòng. Bà tự chẻ củi, nấu nướng, gánh nước, buôn bán để kiếm tiền, gánh vác gia đình.
Bà chăm sóc ông chu đáo, ông hầu như chẳng phải đụng tay vào việc nhà. Bà muốn ông toàn tâm cho sự nghiệp nghệ thuật. Không chỉ thế, bà cũng rất chú trọng lo cho sức khỏe của ông.
Theo bà Nghiêm Thúy Băng, cố nhạc sĩ thường có nhiều bạn bè cũng như người hâm mộ ghé thăm. Những lần đó, khó tránh khỏi chuyện chén tạc chén thù để bàn luận về nghệ thuật.
Lần đó là vào Tết Âm lịch năm 1995, một buổi tối trời lạnh, nhà văn Đỗ Chu (SN 1944, Bắc Giang) cùng bạn lên thăm vợ chồng nhạc sĩ Văn Cao. Gặp mọi người, Văn Cao vội rót rượu mời bạn.
Không muốn chồng uống rượu hại sức khỏe, bà Thúy Băng rỉ tai nhà văn Đỗ Chu đừng để ông uống nhiều.
Bà cho biết thêm, nhiều lần bà phải pha nước lọc vào cốc rượu của chồng. Ban đầu bà để nửa phần là rượu nửa phần là nước lọc nhưng rồi dần dần bà cho nước lã nhiều hơn rượu.
Tỉ mẩn, cẩn thận, bà như một y tá riêng chăm sóc từng bữa ăn giấc ngủ, sức khỏe cho chồng. Đặc biệt là khi ông bị phát hiện mắc bệnh phổi.
Bà kể, lần đó, ông Văn Cao tâm sự với vợ: “Nhiều đêm liền anh thức trắng không ngủ được. Anh thấy đau nhói ở ngực bên trái”.
Cũng trong thời gian đó, thấy chồng sốt nhẹ, sút cân, có lúc húng hắng ho, bà động viên chồng đi khám. Tại bệnh viện, sau khi thăm khám, bác sĩ thông báo, nhạc sĩ Văn Cao bị lao phổi. Bác sĩ kê thuốc đồng thời dặn nhạc sĩ phải nghỉ ngơi.
Từ khi biết chồng mắc bệnh, vợ nhạc sĩ Văn Cao đã rất lo lắng. Theo đơn bác sĩ kê, bà tự mình điều trị cho chồng do trước đó bà đã học qua lớp cứu thương.
Bà mua thuốc theo đơn sau đó tự tay tiêm cho chồng. Nhà nuôi được đàn gà, hằng ngày bà làm thịt hầm cho ông ăn. Được quả trứng nào bà cũng dành cho chồng bồi bổ sức khỏe.
Dù bác sĩ đã dặn phải nghỉ ngơi, không lao động mệt nhọc nhưng người nghệ sĩ vẫn không chịu ngơi tay. Ông vẫn miệt mài ký họa và sáng tác nhạc.
Về phần Văn Cao, ông cũng rất thương người bạn đời của mình. Bà kể: “Trong cuộc sống hằng ngày, vợ chồng chúng tôi ít khi có chuyện lời qua tiếng lại. Chồng tôi là người nhỏ nhẹ, không bao giờ to tiếng với vợ con”.
Một chi tiết nhỏ về ông khiến bà nhớ mãi tới nhiều năm về sau. Đó là sinh thời Văn Cao rất hay làm việc đêm khuya. Lúc gia đình đã ngủ, vạn vật tĩnh lặng là lúc những tiếng đàn của người nghệ sĩ lại cất lên.
Tuy nhiên, sợ ảnh hưởng đến giấc ngủ của vợ, ông lấy chiếc áo nhung của vợ phủ lên phím đàn. Vậy là, dù vẫn làm việc nhưng những tiếng đàn của ông cất lên không còn đủ sức làm phiền giấc ngủ của người bạn đời.

Ca khúc cuối cùng của cố nhạc sĩ Văn Cao và số phận kỳ lạ

"Mùa xuân đầu tiên", ca khúc gợi hình ảnh đất nước Việt Nam yên bình của cố nhạc sỹ Văn Cao đã có một số phận đầy bí ẩn...

Khi thưởng thức ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”, hẳn người thưởng thức đều bay bổng theo giai điệu nhẹ nhàng và tuyệt vời này của nhạc sỹ Văn Cao, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam. Nhưng có lẽ không nhiều người biết được tác phẩm bất hủ này có một số phận kỳ lạ và nhiều bí ẩn. Thật may mắn khi chúng tôi đã có buổi nói chuyện với họa sỹ Văn Thao, con trai cả của nhạc sỹ Văn Cao và cũng là người đầu tiên tiếp xúc với tác phẩm ngay khi vừa được nhạc sỹ sáng tác xong.
Họa sỹ Văn Thao nói về tác phẩm kỳ lạ của cha ông.
 Họa sỹ Văn Thao nói về tác phẩm kỳ lạ của cha ông.
Khi nói về tác phẩm, họa sỹ Văn Thao cho biết, với cha ông ca khúc Mùa xuân đầu tiên được coi là tác phẩm cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác. Để tác phẩm này ra đời, Văn Cao đã “thai nghén” ngay sau khi hiệp định Pari năm 1973 được ký kết, với dự đoán ngày đất nước thống nhất không còn xa. Và đánh dấu cho sự kiện đó, Văn Cao dự định viết một ca khúc nói về mùa xuân đầu tiên đất nước được xum vầy hạnh phúc, mùa xuân của nước Việt Nam thống nhất.
Sau nhiều năm thai nghén, nhạc sỹ Văn Cao đã tìm cho mình những điều bình dị nhất cho ngày sự kiện đất nước được thống nhất, khép lại những ký ức đau thương của đất nước thời binh biến. Họa sỹ Văn Thao cho biết: Để tác phẩm này chính thức được hình thành, ngay sau khi thống nhất, đoàn công tác của báo Sài Gòn giải phóng đã ra Hà Nội công tác và đặt hàng cha ông một ca khúc. Khi nghe lời đề nghị của đoàn công tác, cụ vui vẻ nhận lời. Cùng với thời gian “thai nghén” trước đó, mùa xuân năm 1976, ca khúc Mùa xuân đầu tiên đã ra đời. Ca khúc đã được đăng trên số báo xuân năm 1976. Sau đăng trên báo Sài Gòn giải phóng số xuân năm 1976, ca khúc đã có những hiệu ứng nhất định. Tuy nhiên, ngay sau đó nó gần như chìm vào lãng quên bởi nhiều lý do khác nhau. Trong đó, lý do được nhiều người quy kết chính là Văn Cao đã từngcó vướng mắc với Nhân văn Giai phẩm. Và Mùa xuân đầu tiên được xếp vào trong ngăn tủ. Tưởng chừng như ca khúc sẽ rơi vào quên lãng thì bằng lý do nào đó sức sống mãnh liệt của ca khúc mùa xuân đầu tiên vẫn được cất lên tại đất nước Liên Xô xa xôi lạnh giá. Ca khúc Mùa xuân đầu tiên đã trở thành một bài hát yêu thích của không chỉ khán giả của chương trình Việt ngữ của đài Moskva và cả những người bạn Nga yêu mến Việt Nam. Đây đã từng là một bí mật không có lời đáp suốt nhiều năm liền. Lý giải cho bí ẩn này, họa sỹ Văn Thao đã tiết lộ lý do rất “đặc biệt”. Theo đó, trong năm 1976, con gái út của ông là cô Thiên Nga đã mang ca khúc Mùa xuân đầu tiên sang Học viện âm nhạc quốc gia Liên Xô để làm đề tài trong quá trình học. Ngay sau đó, ca khúc đã đặt những dấu ấn trong lòng khán giả Nga. Cũng trong năm đó, chương trình Việt ngữ tại Moska phát bài hát và họ đã liên hệ trả nhuận bút cho Văn Cao. Tuy nhiên, để lấy được nhuận bút này, Văn Cao đã phải viết giấy bảo lãnh gửi qua đại sứ quán. Sau khi viết xong giấy bảo lãnh, Văn Cao đã nói với con gái mình rằng “con cứ giữ lấy mà tiêu vì ở nước ta bố có bao giờ biết đồng nhuận bút là gì đâu.” Họa sỹ Văn Thao khẳng định nhờ người em gái mà ca khúc Mùa xuân đầu tiên đã không bị rơi vào quên lãng.
Thời gian có phủ bụi trên phím đàn đã lặng câm sau ngày Văn Cao mất nhưng những tác phẩm của ông vẫn có sức sống trường tồn.
 Thời gian có phủ bụi trên phím đàn đã lặng câm sau ngày Văn Cao mất nhưng những tác phẩm của ông vẫn có sức sống trường tồn.
Ở Việt Nam, Mùa xuân đầu tiên đã phải trải qua những mùa xuân đợi chờ trước dài đằng đẵng để trở thành một trong những ca khúc phổ biến như hiện nay. Sau khi được sáng tác, Mùa xuân đầu tiên đã nhiều lần được nhắc đến trong các tác phẩm viết về cuộc đời của nhạc sỹ như: Văn Cao của Nguyễn Nhụy Kha, năm 1992. Trong cuốn sách này có hẳn một chương viết về bài Mùa xuân đầu tiên. Năm 1993, ca khúc Mùa xuân đầu tiên cũng đã được xuất bản trong tuyển tập thơ Văn Cao để kỷ niệm ngày sinh của ông (1923-1993). Trước đó, năm 1988, sau khi được phục hồi là hội viên hội nhà Văn Việt Nam, ca khúc Mùa xuân đầu tiên được công bố trong đêm nhạc “Thiên thai”. Thế nhưng, không hiểu vì sao, ca khúc này không có chút dấu ấn nào trong lòng công chúng. Chỉ đến khi ông mất đi, đứa con tinh thần của ông mới có sức sống rực rỡ đến vậy. Gần 20 năm sau ngày sáng tác, năm 1995, trong chương trình âm nhạc Văn Cao – Buổi sáng có trong sự thật, một chương trình kỷ niệm ngày Văn Cao mất, đạo diễn Đinh Anh Dũng đã mới ca sỹ Thanh Thúy hát ca khúc Mùa xuân đầu tiên. Ngay lập tức, ca khúc đã để lại dấu ấn trong lòng khán giả và có sức lan tỏa lớn đến công chúng khán giả * Một số hình ảnh về kỷ niệm của Văn Cao sau ngày ông mất:

Con trai NS Văn Cao phản đối Mỹ Linh “phá cách” Quốc ca

Con trai nhạc sĩ Văn Cao - họa sĩ Văn Thao chia sẻ, Mỹ Linh "phá cách" Quốc ca là phản cảm vì làm trái tinh thần của "Tiến quân ca".
 

Hai ngày vừa qua, dư luận tiếp tục “nóng” bởi sự việc Mỹ Linh “phá cách” Quốc ca khi trình diễn trong sự kiện gặp gỡ Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) ngày 24/5. Nhiều ý kiến bày tỏ quan điểm việc làm mới của Mỹ Linh với một ca khúc được coi là quốc hồn của dân tộc là khó chấp nhận.

Tin mới