Giải vây phó công an huyện bị hàng trăm người dân bắt nhốt

(Kiến Thức) - Cho rằng chính quyền bắt giữ người trái phép, hàng trăm người dân bắt nhốt Phó trưởng công an huyện để yêu cầu thả người. Công an tỉnh phải huy động lực lượng đến giải cứu.

Nhận tiền từ chủ cát, bị bắt vì cưỡng đoạt tài sản
Dư luận tỉnh Phú Thọ đang xôn xao bởi việc hàng trăm người dân xã Tề Lễ, huyện Tam Nông, Phú Thọ kéo đến trụ sở UBND xã Tề Lễ và bắt nhốt một Phó công an huyện Tam Nông tại cuộc họp về việc Công an huyện Tam Nông bắt giữ anh Nguyễn Công Thức (SN 1979, trú tại khu 5, xã Tề Lễ, huyện Tam Nông, Phú Thọ) về hành vi cưỡng đoạt tài sản vì cho rằng anh này vô tội.
Thông tin ban đầu, sự việc bắt nguồn từ việc ngày 24/4, anh Nguyễn Công Thức gặp anh Nguyễn Văn Thể , giám đốc một công ty khai thác cát tại khu vực ngã 3 Khuân - nơi giáp ranh giữa hai xã Tề Lễ và Sơn Hùng của huyện Thanh Thủy. Tại đây, anh Thức nhận tiền từ anh Thể thì bị lực lượng công an huyện Tam Nông bắt quả tang.
Khai thác cát làm sạt lở đất hoa màu của người dân Tề Lễ.
 Khai thác cát làm sạt lở đất hoa màu của người dân Tề Lễ.
Ngay sau khi anh Nguyễn Công Thức bị bắt giữ, gia đình anh Thức đã làm đơn gửi các cơ quan chức năng để yêu cầu làm rõ vụ việc vì cho rằng, anh Thức không cưỡng đoạt tài sản của anh Thể mà nhận tiền đền bù. Trong đơn trình báo nêu rõ, công ty khai thác cát do anh Nguyễn Văn Thể làm giám đốc đã khai thác cát trên khu vực sông Bức đoạn thác Mai, thuộc xã Tề Lễ, làm sạt lở vào hoa màu canh tác của gia đình. Lúc đó, gia đình anh Thức đã gặp anh Thể để đòi bồi thường về thiệt hại hoa màu.
Ông Nguyễn Văn Nhận (SN 1956), bố đẻ anh Thức cho biết: “Vào ngày 24/4, anh Thể có điện cho con trai tôi 3 cuộc điện thoại nói con trai tôi lên ngã 3 Khuân để nhận tiền đền bù thiệt hại hoa màu. Khi đó anh Thể nói với con trai tôi là giải quyết tình cảm và bảo con trai tôi ra đó vì anh Thể bận đi tiếp khách nên không qua nhà con tôi được. Khi con tôi ra đó, lên xe ô tô của anh Thể khoảng 5 đến 10 phút, sau đó con tôi xuống xe thì bị công an bắt. Ngày 25/4, công an huyên Tam Nông đã có thông báo số 68/CSĐT(TTXH) về việc “Bắt quả tang, tạm giữ hình sự” đối với con tôi vì có hành vi cưỡng đoạt tài sản vi phạm vào Điều 135, Bộ luật hình sự. Con trai tôi hiện đang bị tạm giữ tại Công an huyện Tam Nông, Phú Thọ. Thế nhưng con tôi không hề có mâu thuẫn với anh Thể và cũng không khống chế đòi tiền hoặc nhiều lý do khác mà tại sao công an lại bắt con tôi?”, ông Nhận bức xúc cho biết.
Hàng trăm người dân lên tiếng kêu oan cho anh Thức.
 Hàng trăm người dân lên tiếng kêu oan cho anh Thức.
Cho rằng anh Thể bị bắt oan, 97 hộ dân đã ký đơn đề nghị thả anh Thức gửi đến cơ quan chức năng để yêu cầu làm rõ vụ việc.
Trao đổi với PV Kiến Thức, Công an viên xã Tề Lễ Phạm Hùng Thu cho biết, sự việc anh Thức bị công an huyện bắt quả tang thì công an xã không hề biết gì và vượt ngoài thẩm quyền của công an xã.
Bắt nhốt Phó CA huyện ngay tại phòng họp để yêu cầu làm rõ
Trong cuộc họp tại trụ sở UBND xã Tề Lễ do UBND huyện chủ trì, Thượng tá Đào Diệu Sơn, phó trưởng công an huyện Tam Nông đã có mặt để trả lời câu hỏi của dân trước sự việc anh Thức bị bắt ngày 24/4. Hàng trăm người dân đã kéo đến vây kín trụ sở để theo dõi vụ việc, nghe CA huyện Tam Nông giải thích việc bắt giữ người.
Tại cuộc họp, hàng trăm người dân yêu cầu công an huyện phải thả người vì anh Thức không có tội. Tuy nhiên, khi công an trả lời câu hỏi của chúng tôi thì đã nói anh Thức vi phạm vào Điều 135, Bộ luật hình sự, bị phạt tù từ 1 đến 5 năm nên người dân bức xúc phản đối cuộc họp. Không dừng lại đó, nhiều người đã kéo đến bao vây cán bộ của huyện Tam Nông và bắt nhốt Thượng tá Đào Diệu Sơn vào phòng khác để đòi thả người.
Anh Phạm Hùng Thu, công an viên thường trực xã Tề Lễ cho biết: “Lúc đó do người dân quá đông, có đến hàng trăm người nên lực lượng công an xã không thể làm gì được. Phải đến sáng nay, 6/5, khi lực lượng công an tỉnh về giải cứu thì anh Sơn mới được đưa ra ngoài”.
Hàng trăm người dân mong muốn vụ việc sớm làm sáng tỏ.
 Hàng trăm người dân mong muốn vụ việc sớm làm sáng tỏ.
Sau khi lực lượng công an tỉnh Phú Thọ xuống giải cứu cho Phó trưởng công an huyện Đào Diệu Sơn thì sáng 6/5, hơn 900 người dân thuộc xã Tề Lễ, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đã “mời” chủ tịch xã cùng đi bộ gần 20 km tới UBND huyện Tam Nông để đòi thả một người dân bị bắt trước đó, theo họ người dân này vô tội và đã bị một doanh nghiệp khai thác cát sỏi “giăng bẫy” để công an huyện Tam Nông bắt giữ.

Tạm đình chỉ hoạt động khai thác cát, sỏi

Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ, ông Đỗ Văn Hoành, cho biết: “Hiện số đối tượng khiếu kiện đã tự động giải tán, tình hình ổn định, an ninh trật tự đảm bảo tốt, không xảy ra xô xát giữa các lực lượng chức năng với số người đi khiếu kiện”.
Đơn gia đình Nguyễn Công Thức gửi cơ quan chức năng cho hay, anh Thức bị oan, số tiền đó là tiền nhận bồi thường hoa màu.
Đơn gia đình Nguyễn Công Thức gửi cơ quan chức năng cho hay, anh Thức bị oan, số tiền đó là tiền nhận bồi thường hoa màu.
Thông tin từ Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, nguyên nhân sự việc bắt nguồn từ việc ngày 24/4, Công an huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ bắt quả tang Nguyễn Công Thức có hành vi cưỡng đoạt 5.000.000 đồng của anh Nguyễn Ngọc Thể (SN 1982) là giám đốc Công ty TNHH Sông Vàng đang hoạt động khai thác cát, sỏi trên sông Bứa thuộc địa phận xã Tề Lễ, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ và ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; ra lệnh tạm giam đối với Nguyễn Công Thức về tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Các văn bản tố tụng trên đã được Viện KSND cùng cấp phê chuẩn.
Công an tỉnh Phú Thọ đã chủ động triển khai lực lượng, phương tiện, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, tuyên truyền, vận động nhân dân, tổ chức đối thoại giữa Lãnh đạo Công an tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện Tam Nông với đại diện của người nhà đối tượng Thức. Công an tỉnh cũng tham mưu cho UBND tỉnh Phú Thọ ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động khai thác cát, sỏi của Công ty TNHH Sông Vàng tại khu vực xã Tề Lễ.
Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ…

Cát tặc đánh chết người, dân nhấn chìm tàu

Thường xuyên xuất hiện các tàu ngang nhiên hút cát dưới triền sông, làm sạt lở hàng trăm mét bãi triều trồng hoa màu của người dân Hải Dương.

Chiều 29/11, phóng viên có mặt tại hiện trường nơi xảy ra vụ việc. Cụ Vũ Văn Tháu, 82 tuổi, thôn Truy Lễ, xã Hà Thanh (Tứ Kỳ, Hải Dương) cho hay đoạn sông Luộc chạy qua địa bàn xã, phía bên kia thuộc địa bàn hành chính huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) 3 năm trở lại đây thường xuyên xuất hiện các tàu cát tặc ngang nhiên hút cát dưới triền sông, làm sạt lở hàng trăm mét bãi triều trồng hoa màu của người dân.

Người dân xót xa khi biết đang tiếp tay cho cát tặc

Mua lại quyền sử dụng đất nông nghiệp để lén lút khai thác cát. Đây là tình trạng đã diễn ra trong nhiều năm nay ngay tại ngoại thành Hà Nội.

Điều đáng nói là hoạt động này đã đặt những người dân ở đây vào tình cảnh không bán đất cũng không xong vì việc đào, cuốc cát trái phép đã gây sạt lở những mảnh ruộng đang được canh tác. Chính vì vậy, nhiều diện tích đất đã bị mất trong sự bức xúc của người dân xã Tân Hưng, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Tin mới