Giám đốc CA Hà Tĩnh xử lý nồng độ cồn: Mục đích cao nhất của Pháp luật là giáo dục

Đại tá Nguyễn Hồng Phong - Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh cho rằng pháp luật phải đi vào cuộc sống, mục đích cao nhất của Pháp luật là giáo dục ý thức tuân theo pháp luật chứ không phải là trừng phạt.

Tối 16/1, ông Nguyễn Văn Sử ở Hà Tĩnh làm nghề thợ xây bị chốt CSGT Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) yêu cầu dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn. Ông Sử thừa nhận đã uống rượu và say tới mức lạc đường đến 3 lần. Đại tá Nguyễn Hồng Phong trực tiếp hỏi nguyên nhân và được ông Sử cho biết, ông và tổ thợ xây vừa hoàn thiện ngôi nhà nên gia chủ làm cơm thết đãi. Do quá vui vì hoàn thành công việc nên ông đã uống quá chén đến mức quên cả đường về nhà.
Giam doc CA Ha Tinh xu ly nong do con: Muc dich cao nhat cua Phap luat la giao duc
"Mục đích cao nhất của Pháp luật là giáo dục  chứ không phải là trừng phạt" - Đại tá Nguyễn Hồng Phong - Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh.
Đại tá Phong nhắc nhở ông Sử không nên uống rượu khi tham gia giao thông vì sẽ ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và nguy hiểm cho người khác. Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh cũng quyết định "đặc cách" không đo nồng độ cồn bác thợ xây và yêu cầu người này gọi điện thoại cho người thân xuống đón về.
Sau đó, clip ghi lại hình ảnh sự việc được đăng tải và lan truyền trên mạng xã hội. Hành động "đặc cách" không đo nồng độ cồn bác thợ xây của Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh được nhiều người đánh giá là nhân văn! Xét ở góc độ tình người thì thật ấm lòng.
Tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến cho rằng “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Điều này được quy định rõ tại khoản 1, Điều 16 Hiến pháp năm 2013. Tại Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư; Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo quyết liệt: "Xử lý vi phạm nồng độ cồn, không có vùng cấm, ngoại lệ."
Trong bối cảnh nước ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lấy pháp luật làm cơ sở nền tảng để điều chỉnh các hành vi cá nhân, các quan hệ xã hội, bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển bền vững. Không có pháp luật thì không thể xây dựng được Nhà nước pháp quyền, không có Nhà nước pháp quyền thì không thể đảm bảo trật tự kỷ cương, ổn định xã hội, bảo vệ quyền con người, làm cho người dân có cuộc sống an toàn, ấm no, hạnh phúc.
Trả lời Báo Tri thức và Cuộc sống về những vấn đề dư luận nêu trên, Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, về lý, trường hợp bác thợ xây vi phạm là rất rõ ràng. Tại chốt kiểm tra, bác luôn chấp hành yêu cầu của tổ công tác, thẳng thắn thừa nhận và nhận thức về hành vi sai phạm của mình.
Theo quy định, tổ công tác hoàn toàn có thể xử lý trường hợp bác thợ xây nhưng thực tế cho thấy, thời điểm đó bác thợ xây rất say, việc cứng nhắc xử lý người vi phạm sẽ không đạt được hiệu quả cao về tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Nếu luật pháp mà cứ vận dụng cứng nhắc không đi vào cuộc sống, hình thành ý thức pháp luật của người dân thì không những xã hội không phát triển mà pháp luật vô hình trở thành lực cản, kìm hãm việc tự nhận thức của người dân.
“Nếu có xử phạt, nặng nhẹ gì thì cuối cùng cũng phải đặt yếu tố nhân văn, ý thức của người dân về tính mạng, sức khỏe của mình, của cộng đồng mới là quan trọng. Nếu xử phạt họ trong hoàn cảnh đó, họ có hiểu, có phục, có ý thức không?” - Giám đốc công an Hà Tĩnh bộc bạch.
Đại tá Phong nói tiếp: "Trong tình huống đó, tôi đã xử lý mềm mỏng nhưng không có nghĩa là bỏ qua vi phạm. Tôi đã cho vợ của bác đón về vì khi đó mưa lạnh, bác đã uống rượu, nếu cảm lạnh hoặc đột quỵ thì ân hận cả đời. Chúng tôi đã giữ lại phương tiện để sáng hôm sau mời bác đến làm việc, kiểm điểm, nhắc nhở và có hình thức xử lý phù hợp.
Xét về tình, mặc dù việc xử lý nồng độ cồn là mục tiêu trọng điểm, song pháp luật cũng cần phải có thời gian để người dân thẩm thấu, thấm nhuần và thay đổi hành vi của bản thân. Cần phải nói thêm, đặc điểm văn hoá, tập quán của các vùng miền, đặc biệt là các vùng quê là khác nhau. Vậy nên, trong vấn đề vận dụng xử lý, đặc biệt là đây chỉ là vi phạm hành chính thì cần xét cả những yếu tố đó."
Tại Điều 31 Bộ luật hình sự có quy định: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc cùa cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm”. Đại tá Phong cho rằng: "Luật Hình sự còn có những điều khoản khoan hồng, huống hồ đây là hành vi vi phạm hành chính. Chắc chắn bác thợ xây cũng đã nhận được một bài học nhớ đời, để từ đó sẽ tự giác nâng cao ý thức tuân thủ luật pháp và tuyên truyền cho những người xung quanh."

Chiều nay, 17/1, Công an Hà Tĩnh cho biết, ông Nguyễn Văn Sử (SN 1974, ở xóm Tân Tiến, xã Tân Lâm Hương) vừa ký cam kết không tái phạm trong đảm bảo an toàn giao thông.

Giam doc CA Ha Tinh xu ly nong do con: Muc dich cao nhat cua Phap luat la giao duc-Hinh-2
Ông Sử tại trụ sở công an xã Tân Lâm Hương, Thạch Hà, Hà Tĩnh.

Tại Công an xã Tân Lâm Hương, ông Nguyễn Văn Sử đã trình bày, bản thân là nghề thợ nề, ngày 15/1, sau khi được chủ nhà mời rượu nên khi đi về nhà bị lạc đường. Được Công an Thành phố Hà Tĩnh và Giám đốc Công an tỉnh cho liên hệ gọi vợ đón về. Ông Sử đã bày tỏ sự cảm ơn đối với lực lượng Công an Thành phố Hà Tĩnh và đồng chí Giám đốc Công tỉnh.

Bác thợ nề Nguyễn Văn Sử đã ký cam kết không tái phạm trong đảm bảo an toàn giao thông, nhận thức rõ việc nguy hiểm lái xe sau khi sử dụng rượu, bia và chấp nhận xử lý.

Chồng vi phạm nồng độ cồn, vợ lăng mạ cảnh sát giao thông

Sau khi thấy chồng bị tổ công tác của Đội CSGT số 3 (Phòng CSGT Hà Nội) phát hiện vi phạm nồng độ cồn, người vợ đi cùng xe đã liên tục lăng mạ, chửi lực lượng làm nhiệm vụ.

Tối 20/12, tổ công tác của Đội CSGT số 3, Phòng CSGT (Công an TP Hà Nội) lập chốt kiểm tra nồng độ cồn trên đường Láng (Láng Thượng, Đống Đa). Ít phút sau khi lập chốt, lực lượng chức năng phát hiện nhiều người điều khiển ô tô vi phạm.

Cụ thể, gần 22h, tổ công tác yêu cầu tài xế ô tô Mercedes biển kiểm soát 30E- 973.XX dừng xe, kiểm tra nồng độ cồn. Qua kiểm tra, tài xế N.V.D. (SN 1961, trú tại Ba Đình, Hà Nội) vi phạm ở mức 0,093 mg/L khí thở.

Chong vi pham nong do con, vo lang ma canh sat giao thong

 

Chong vi pham nong do con, vo lang ma canh sat giao thong-Hinh-2

Người phụ nữ đi cùng xe liên tục chửi bới lực lượng CSGT

Chong vi pham nong do con, vo lang ma canh sat giao thong-Hinh-3

Người này liên tục gọi điện cho người thân, yêu cầu tổ công tác cho quay số hiệu quân nhân

Chong vi pham nong do con, vo lang ma canh sat giao thong-Hinh-4

Tổ CSGT lập biên bản xử phạt tài xế N.V.D. số tiền 7 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 11 tháng và tạm giữ phương tiện 7 ngày

Ngay khi thấy ông N.V.D. bị kiểm tra nồng độ cồn, người phụ nữ đi cùng xe, tự xưng là vợ của tài xế liền lớn tiếng chửi bới, lăng mạ tổ công tác. Trong quá trình tổ CSGT lập biên bản, người phụ nữ này liên tục gọi điện thoại cho người thân yêu cầu CSGT cho xem bảng tên, số hiệu.

Còn ông N.V.D. thừa nhận đã uống 1 cốc bia rồi điều khiển ô tô, chấp hành ký vào biên bản xử phạt.

Với lỗi trên, tổ công tác đã lập biên bản xử phạt ông N.V.D. với số tiền 7 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 11 tháng và tạm giữ phương tiện 7 ngày.

Chong vi pham nong do con, vo lang ma canh sat giao thong-Hinh-5

Ông H. thừa nhận hành vi vi phạm của mình và cam kết không tái phạm

Chong vi pham nong do con, vo lang ma canh sat giao thong-Hinh-6

Lực lượng chức năng niêm phong phương tiện của ông H.

Trước đó, ông P.M.H.(SN 1965, trú tại Hà Đông, Hà Nội) điều khiển ô tô mang BKS 30G- 384.XX cũng bị tổ công tác phát hiện vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,049 mg/L khí thở.

Ông H. cho biết, do thói quen uống vài chén rượu thuốc trong bữa ăn cơm nên mới vi phạm. Sau lần bị xử phạt này, ông nói sẽ rút kinh nghiệm, đã sử dụng rượu, bia thì không lái xe.

Trong tối cùng ngày, tổ Cảnh sát Y7/141 (Công an TP Hà Nội) cũng đã phát hiện tài xế Đ.M.H. (SN 1986, trú tại Thanh Xuân, Hà Nội) vi phạm nồng độ cồn ở mức 1,188 mg/L khí thở. Đây là mức vi phạm nồng độ cồn rất cao, cao gấp 3 lần mức vi phạm tối đa được quy định tại Nghị định 100/NĐ-CP.

Điều đáng nói, thời điểm tổ công tác phát hiện vi phạm, tài xế H. đang điều khiển ô tô Mercedes mang BKS 30G- 779.XX, điều này tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn rất cao.

Tổ Cảnh sát Y7/141 đã lập biên bản xử phạt tài xế H. 35 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 23 tháng và tạm giữ phương tiện 7 ngày.

Chong vi pham nong do con, vo lang ma canh sat giao thong-Hinh-7

Lực lượng CSGT kiểm tra ngẫu nhiên nhiều phương tiện ô tô đi trên đường Láng

Thiếu tá Lã Sơn Tùng, Đội CSGT số 3 cho biết, sau hàng loạt vụ tai nạn liên hoàn do người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn gây ra, đơn vị đã tăng cường lực lượng, tuần tra 24/24h để tăng cường kiểm tra.

“Trong quá trình kiểm tra cho thấy, nhiều người vi phạm còn rất chủ quan. Họ đưa ra lý do chỉ uống một chút nên không chấp hành việc xử phạt của lực lượng CSGT. Tuy nhiên, tổ công tác đã giải thích cho người vi phạm hiểu mức độ nguy hiểm của việc sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện”, Thiếu tá Lã Sơn Tùng nói.

Theo số liệu của Phòng CSGT (Công an TP Hà Nội) chỉ tính riêng từ ngày 14- 20/12, đơn vị đã xử phạt hơn 300 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Trong đó, nhiều trường hợp vi phạm ở mức rất cao, cá biệt có trường hợp có nồng độ cồn cao gấp 3,1 lần mức vi phạm tối đa.

Mất tiền oan vì máy đo nồng độ cồn giá rẻ

Với mức giá chỉ từ 100.000 đồng trở lên, các loại máy đo nồng độ cồn trong hơi thở được nhiều người lựa chọn. Hiệu quả của những thiết bị này có được như mong muốn?

Với mức giá chỉ từ 100.000 đồng trở lên, các loại máy đo nồng độ cồn trong hơi thở được nhiều người lựa chọn. Hiệu quả của những thiết bị này có được như mong muốn?

Tin mới