Giám đốc CDC Việt Nam: “Tôi đồng tính, tôi có HIV”

Chia sẻ tại sự kiện “Không lây nhiễm = Không lây truyền”, TS John Blandford, Giám đốc Tổ chức kiểm soát và dự phòng dịch bệnh Mỹ (CDC) tại Việt Nam, cho biết bản thân ông là người đồng tính và có HIV. 

Giam doc CDC Viet Nam: “Toi dong tinh, toi co HIV”
TS John Blandford, Giám đốc CDC tại Việt Nam (trái), cho biết tải lượng virus thấp sẽ không lây nhiễm HIV 
Theo TS John Blandford, từ lâu những người xung quanh ông đã biết ông có H. và bản thân ông rất thoải mái khi chia sẻ điều này. "Với cương vị là Giám đốc CDC, việc chia sẻ mình là người có H. tức là tôi mong muốn truyền tải tới cộng đồng những bằng chứng khoa học về việc điều trị HIV bằng thuốc kháng virus ARV sẽ không có nguy cơ lây truyền HIV" - TS John Blandford nói.
Theo vị Giám đốc CDC, "Không phát hiện - Không lây truyền" (K = K) được dịch từ tiếng Anh "Undetectable = Untransmittable" (U = U) là một thông điệp mới về lợi ích của điều trị bằng thuốc kháng virus ARV với người nhiễm HIV. Thông điệp này dựa trên bằng chứng khoa học và nhấn mạnh rằng một người có HIV nếu được điều trị bằng thuốc kháng virus ARV và khi đạt tải lượng virus ở ngưỡng không phát hiện được trong máu thì nguy cơ lây truyền HIV sang người khác qua đường tình dục từ không đáng kể đến không có nguy cơ.
Tải lượng virrus không phát hiện được trong máu được định nghĩa là khi có dưới 200 bản sao/ml máu. Điều này có ý nghĩa rằng, một người có HIV được điều trị ARV khi có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện sẽ vừa bảo vệ sức khoẻ cho bản thân mình và ngăn ngừa lây nhiễm HIV sang bạn tình. Thông điệp này làm giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV và khuyến khích những người có HIV tuân thủ điều trị.
"Bản thân tôi là người nhiễm HIV, còn chồng tôi là người không có HIV và chúng tôi đã chung sống rất với nhau suốt 23 năm. Trong quá trình làm việc ở CDC Mỹ, tôi đã nghiên cứu và tìm kiếm những bằng chứng khoa học về việc điều trị HIV bằng thuốc ARV. Tại Việt Nam, tôi thấy rằng tình trạng người có HIV bị kỳ thị rất nặng nề, chính điều này đã khiến người ta ngại xét nghiệm HIV và khi biết mình có HIV thì không muốn lộ diện và ngại điều trị. Tôi muốn lấy bản thân mình làm tấm gương để xoá bỏ mặc cảm và sự kỳ thị để tất cả những người có HIV, nhất là những người đồng tính nam (MSM) sẽ cởi mở để tham gia điều trị ARV càng sớm càng tốt và người chưa xét nghiệm thì nên đi xét nghiệm HIV. Và khi người nhiễm HIV đang điều trị bằng ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện thì không có khả năng lây nhiễm qua đường tình dục, kể cả họ không dùng bao cao su hay dự phòng bằng thuốc ARV trước phơi nhiễm" - TS John Blandford nhấn mạnh.
Giam doc CDC Viet Nam: “Toi dong tinh, toi co HIV”-Hinh-2
"K=K được kỳ vọng sẽ giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV 
Sự kiện "Không phát hiện = Không lây truyền” (K = K) do Trường ĐH Y Hà Nội, CDC Việt Nam và Tổ chức hợp tác phát triển y tế Việt Nam tổ chức với thông điệp: "Tôi dương tính nhưng chắc chắn anh thì không" với bộ công cụ gồm những thông điệp thực tiễn nhằm chia sẻ thông tin đến cộng đồng người sống chung với HIV, cộng đồng người chuyển giới và các cán bộ y tế.
Dựa trên các bằng chứng khoa học, tuyên bố K = K đã được hơn 782 tổ chức y tế tại hơn 95 quốc gia trên thế giới công nhận và thông qua.
Tại Việt Nam, trong khuôn khổ dự án "Nâng cao năng lực đánh giá chương trình và hệ thống yY tế hỗ trợ cho công tác dự phòng, điều trị và chăm sóc HIV ở Việt Nam", Trường Đại học Y Hà Nội đã hỗ trợ cho 10 tổ chức cộng đồng tại TP HCM, Cần Thơ, Điện Biên và Hà Nội để thực hiện các sáng kiến của chính họ, nhằm truyền bá thông điệp K = K tới cộng đồng.

Chồng xuất hiện kịp thời cứu tôi thoát khỏi mũi tiêm chứa máu HIV

(Kiến Thức) - Hắn giơ cánh tay đang cầm một ống tiêm dọa dẫm rằng có chứa máu HIV của hắn và nếu kháng cự hắn sẽ cưỡng ép và tiêm vào tay cô.

Thanh là gái đã có chồng và một con trai kháu khỉnh. Không có người trông con để tiếp tục công việc một y tá trước đó, Thanh đành ở nhà chăm cho con cứng cáp, đợi khi con 2 tuổi rồi tiếp tục đi làm.

Nhưng công việc mà Thanh làm sau khi cho con đi gửi nhà trẻ là một công việc khác, một nhân viên phát thuốc cho người nghiện ma túy ở trung tâm y tế dự phòng của quận – đó là công việc mà cô đã tìm hiểu và yêu thích bấy lâu.

24 người bị nghi phơi nhiễm HIV khi cứu nạn nhân tại Kon Tum

Trong lúc tham gia cứu hộ tai nạn giao thông tại tỉnh Kon Tum, 24 người có thể bị nghi phơi nhiễm HIV vì không hề biết một nạn nhân bị nhiễm HIV.

Chiều ngày 2/7, ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) thông tin, 1 trong 4 nạn nhân tử vong trong vụ 2 xe khách đối đầu tại Kon Tum nhiễm HIV. Tuy nhiên trong quá trình đưa đi cấp cứu và làm nhiệm vụ cấp cứu, 17 y bác sỹ và 7 người dân đã tiếp xúc trực tiếp với máu của người này mà không biết nên đã không thực hiện phòng hộ, nghi phơi nhiễm HIV.
24 nguoi bi nghi phoi nhiem HIV khi cuu nan nhan tai Kon Tum
Sau vụ va chạm, một trong hai chiếc xe đã bẹp dúm dó phần đầu. Ảnh báo Kon Tum. 
Trước sự việc này, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đề nghị Sở Y tế Komtum ngay lập tức báo cáo vụ việc bằng văn bản về Cục. Đồng thời yêu cầu các phòng chức năng của Cục như phòng truyền thông, phòng điều trị, phòng giám sát – xét nghiệm khẩn trương liên hệ với Sở Y tế tỉnh Kon Tum để triển khai gấp nhiều đầu việc. Trong đó hướng dẫn địa phương tiến hành tư vấn, sàng lọc và cấp thuốc ARV miễn phí điều trị phơi nhiễm HIV ngay cho những người có liên quan đến ca cấp cứu người nhiễm HIV theo quy định. Phòng giám sát – xét nghiệm hướng dẫn việc tiệt trùng, xử lý, mai táng người nhiễm và các vật dụng liên quan.
Cục Phòng, chống HIV/AIDS cũng yêu cầu Sở Y tế Kon Tum tổ chức thăm hỏi, động viên những người dân và các cán bộ y tế đã tích cực, dũng cảm tham gia cấp cứu người bị nạn. Trường hợp đặc biệt lấy xe gia đình chở người đi cấp cứu như báo chí đưa thì cần có ưu tiên đặc biệt để động viên, khen thưởng.
Trước đó vào khoảng 12h ngày 30/6/2017, tại Km1522 thuộc đường Hồ Chí Minh (đoạn qua xã Đăk Hrinh, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum), chiếc xe khách 16 chỗ mang BKS 82B - 002.45 của nhà xe Vạn Thành lưu thông theo hướng từ huyện Đắk Tô về TP Kon Tum đã đâm vào xe khách mang BKS 82B-002.23 của nhà xe Mạnh Tiến lưu thông hướng ngược lại. .Cú tông trực diện khiến 2 xe biến dạng, 2 người tử vong tại chỗ, 2 người tử vong sau 1 ngày điều trị tại BV đa khoa tỉnh Kon Tum và hơn 10 người khác bị thương
Liên quan đến thông tin về các bệnh nhân của vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng này, ông Trần Minh Tuấn- Trưởng phòng Tổ chức cán bộ (Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum) cho biết, hiện nay còn 2 nạn nhân bị thương nặng là Vũ Thị Hương (21 tuổi, ở huyện Chư Pảh, tỉnh Gia Lai) và Nguyễn Thị Phương (19 tuổi, ở thôn 4, xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum) đang được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc nhưng đã qua cơn nguy kịch.
24 nguoi bi nghi phoi nhiem HIV khi cuu nan nhan tai Kon Tum-Hinh-2
 Các y bác sĩ  đang tích cực cấp cứu cho các nạn nhân của vụ tai nạn tham khốc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum. Ảnh báo Kon Tum

BS Phạm Thị Nguyệt - Khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum) cho biết: Trong 2 trường hợp nặng đang điều trị tại khoa, nạn nhân Hương bị đứt động mạch dưới xương đòn, gãy xương đòn, gãy xương cánh tay phải đã qua cơn nguy kịch và đã tỉnh. Còn nạn nhân Phương bị chấn thương sọ não, dù đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn còn lơ mơ. Chúng tôi vẫn đang tích cực điều trị.

Ngoài ra, còn 5 nạn nhân khác của vụ tai nạn này đang được điều trị ở Khoa Ngoại chấn thương, 1 người điều trị ở Khoa Tai mũi họng và 1 người đã xin xuất viện về Quảng Nam.

Tin mới