Gian lận thi cử ở Hòa Bình: Cựu công an bất ngờ đề nghị VKSND xin lỗi

(Kiến Thức) - Cựu thượng tá Công an tỉnh Hòa Bình đề nghị VKSND xin lỗi bị cáo và các bị cáo khi bị truy tố theo Điểm B, Khoản 2, Điều 356, Bộ Luật Hình sự năm 2015.

Ngày 15/5, Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm 15 bị cáo trong vụ án gian lận thi cử ở Hòa Bình năm 2018.
Tại phiên tòa sáng nay, cựu thượng tá công an, cựu trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ (Công an tỉnh Hòa Bình) Khương Ngọc Chất đã tự bào chữa cho mình. Bị cáo Chất cho biết không đồng ý với luận tội của đại diện VKSND truy tố mình theo Khoản 2, Điều 356, Bộ Luật Hình sự 2015. Đối với bị cáo, truy tố như vậy là có dấu hiệu vi phạm tố tụng hình sự, đã làm ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của bị cáo và các bị cáo khác.
Về hoạt động điều tra, vấn đề trọng chứng hơn trọng cung chưa được đưa ra. Lời khai của các bị cáo khác buộc tội bị cáo không được tiến hành xác minh, thu thập cho khách quan.
Vì vậy, bị cáo cho rằng VKSND truy tố như vậy đã ảnh hưởng tới nhân phẩm của bị cáo, của gia đình bị cáo. Bị cáo Chất nói: "Bị cáo đề nghị VKSND xin lỗi bị cáo và các bị cáo khi bị truy tố theo Điểm B, Khoản 2, Điều 356, Bộ Luật Hình sự năm 2015".
Gian lan thi cu o Hoa Binh: Cuu cong an bat ngo de nghi VKSND xin loi
 Bị cáo Khương Ngọc Chất.

Về 10 bài thi nhờ nâng điểm, Chất khẳng định không có bất kỳ thí sinh, phụ huynh nào nhờ can thiệp nâng điểm và không có người thân nào thi THPT Quốc gia năm 2018. Về trường hợp Khương Bá Anh (chiến sĩ công an ở huyện Kim Bôi), Chất nói không hề biết trường hợp đó là ai, ở đâu, làm gì.

Bị cáo Chất khẳng định: "Tôi không hề biết gì về người này nhưng cứ cho rằng đó là cháu tôi. Các thí sinh và người nhà thí sinh cũng khẳng định không có trường hợp nào nhờ tôi can thiệp điểm. Vậy tại sao tôi phải chịu trách nhiệm với 10 thí sinh này. Nếu có bất cứ một thí sinh, phụ huynh nào nói nhờ nâng điểm, bị cáo chịu hoàn toàn trước pháp luật".

Bi cáo Chất cũng khẳng định lại rằng không có cấu kết, bàn bạc gì với bị cáo Nguyễn Quang Vinh (nguyên trưởng phòng Khảo thí - Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình) và Đỗ Mạnh Tuấn (nguyên phó hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT Lạc Thủy) trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018.

Bị cáo Khương Ngọc Chất cho rằng mình bị oan sai, bị người khác vu khống đổ tội cho bị cáo. Với vấn đề liên quan đến việc bị cáo Khương Ngọc Chất có đưa danh sách cho bị cáo Đỗ Mạnh Tuấn hay không, ông Chất khẳng định mình đã khai báo đầy đủ trước cơ quan pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ông Chất cũng cho rằng ông Đỗ Mạnh Tuấn vụ khống cho mình.

Ông Chất cho rằng tài liệu chứng cứ chứng minh việc ông nhờ bị cáo Đỗ Mạnh Tuấn không được các cơ quan chức năng chứng minh. Bị cáo Khương Ngọc Chất cho rằng các cơ quan chức năng không xem xét chứng cứ ngoại phạm của Chất khi Chất đi chỉ đạo cuộc đua xe tại Hòa Bình. Chất đề nghị cơ quan điều tra công bố các cuộc gọi, tin nhắn của Chất đối với Nguyễn Quang Vinh, Đỗ Mạnh Tuấn để chứng minh Chất có phạm tội hay không?

Tại Tòa, Khương Ngọc Chất ủy quyền cho luật sư Đặng Văn Cường và Luật sư Liên khiếu nại đến cơ quan chức năng về việc Chất bị nghe trộm điện thoại, cung cấp thông tin cá nhân khi chưa được phép của Chất.

Ông Chất cũng nêu việc trong quá trình điều tra, các Kiểm sát viên rất gay gắt với Chất và nói rằng có tài liệu chứng minh Chất phạm tội. Tuy nhiên, ông Chất cho rằng đến thời điểm này chưa có một tài liệu nào chứng minh việc Chất có tội. Bị cáo Khương Ngọc Chất đề nghị Hội đồng xét xử triệu tập Điều tra viên của Bộ Công an để chứng minh lời khai của Đỗ Mạnh Tuấn về việc Tuấn gặp mẹ Chất và Chất.

Tại Tòa, Chất cho rằng việc mình và các bị cáo bị truy tố theo điểm B khoản 2 điều 356 Bộ luật hình sự đã mất đi cơ hội cho các bị cáo thay đổi biện pháp ngăn chặn. Khương Ngọc Chất cũng đề nghị Tòa thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang tại ngoại.

Ông Chất cho rằng mình không thực hiện hành vi phạm tội. Cựu thượng tá an ninh của công an tỉnh Hòa Bình rơi nước mắt khi nhắc về bố bị ung thư giai đoạn cuối, em gái bị khuyết tật. Bị cáo Chất đề nghị Hội đồng xét xử, các luật sư, các bị cáo cần nhìn nhận một cách khách quan, ông Chất cũng yêu cầu rút lại tội danh truy tố với mình, đề nghị Hội đồng xét xử tuyên Chất vô tội trước tòa.

>>> Xem thêm video: Gian lận điểm thi Hòa Bình: Cựu Thượng tá "phủi tội", kêu oan

Nguồn: VTC 14.

Gian lận thi tại Hòa Bình: Hưởng lợi 550 triệu từ can thiệp, sửa chữa bài thi

(Kiến Thức) -Theo kết luận điều tra, bị can Đỗ Mạnh Tuấn đã thừa nhận được hưởng 550 triệu đồng để can thiệp sửa bài thi trắc nghiệm của các thí sinh.

Ngày 11/3, Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại phường Phương Lâm, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, đề nghị truy tố 3 bị can về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Các bị can gồm Nguyễn Quang Vinh (SN 1966, trú tại TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình - nguyên Trưởng phòng, Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình); Đỗ Mạnh Tuấn (SN 1979, Phó hiệu trưởng Trưởng phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) và Nguyễn Khắc Tuấn (SN 1981, chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình).

28 thí sinh gian lận thi cử trúng tuyển Công an bị trả về địa phương

(Kiến Thức) - 28 thí sinh trúng tuyển vào các trường công an nhân dân, được xác định liên quan gian lận điểm thi tại Hòa Bình đã bị Bộ Công an trả về địa phương để xử lý theo quy định.

Ngày 9/4, đại úy Nguyễn Mạnh Tuấn, Trợ lý tuyển sinh, Cục Đào tạo, Bộ Công an, cho biết, sau khi nhận danh sách 64 thí sinh được nâng điểm thi THPT quốc gia do Sở GD&ĐT Hòa Bình gửi. Cục Đào tạo, Bộ Công an, đã kiểm tra, rà soát các trường công an nhân dân.
Theo đó, có 28 thí sinh gian lận thi cử trúng tuyển Công an bị trả về địa phương.

Tin mới