Giảng viên vòi tiền sinh viên: Tư cách nào còn đứng trên giảng đường?

Một giảng viên có hành vi vòi tiền sinh viên, thu tiền trái quy định thì việc kỷ luật cảnh cáo là quá nhẹ, không đủ sức răn đe. Người giảng viên như vậy cần bị loại ra khỏi ngành bởi không còn tư cách nào để đứng trên giảng đường.

Giảng viên vòi tiền sinh viên: Tư cách nào còn đứng trên giảng đường?
Mới đây, hội đồng trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam đã ban hành quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với ông Nguyễn Trọng Hùng, giảng viên Khoa Ngoại của trường.
Ông Huỳnh Tấn Tuấn, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường cao đẳng Y tế Quảng Nam cho biết, ông Hùng bị kỷ luật do vi phạm quy định, quy chế của đơn vị. Ông Hùng đã có hành vi “vòi vĩnh”, nhận tiền hàng chục triệu đồng của 44 sinh viên, trong đó có sinh viên Lào đang theo học tại trường.
Giang vien voi tien sinh vien: Tu cach nao con dung tren giang duong?
Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam. Ảnh: NLĐ
Theo ông Huỳnh Tấn Tuấn, quan điểm của nhà trường là không bao che, sai phạm đến đâu xử lý đến đó và hiện giảng viên Hùng đã hoàn trả toàn bộ số tiền cho các sinh viên. Cùng với việc ban hành quyết định kỷ luật, nhà trường cũng có những hình thức thông báo mức kỷ luật trên đến các sinh viên trong trường và sinh viên nước bạn Lào đang theo học tại trường.
Tuy nhiên, nhiều độc giả cho rằng, việc kỷ luật cảnh cáo đối với ông Hùng là quá nhẹ. Nhiều ý kiến cho rằng, phải kỷ luật đưa ra khỏi ngành mới tương xứng với hành vi. Một giảng viên có hành vi vòi vĩnh, nhận tiền của sinh viên không còn tư cách nào để đứng lớp giảng dạy.
Những ý kiến của các độc giả cho thấy sự bức xúc trước hành vi của giảng viên Nguyễn Trọng Hùng. Hành vi của ông Hùng không chỉ vi phạm quy định, quy chế của đơn vị mà còn vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo.
Bởi đạo đức nghề nghiệp vốn là nền tảng trong nhân cách nhà giáo. Rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp là nền tảng, động lực để nhà giáo phấn đấu hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của mình.
Nghề giáo là nghề được cả xã hội tôn vinh, lẽ ra là một giảng viên trong một môi trường luôn nêu cao tinh thần “kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” đào tạo nâng cấp đội ngũ cán bộ y tế, ông Hùng cần có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, lối sống và cách ứng xử chuẩn mực để làm tấm gương cho các sinh viên noi theo.
Tuy nhiên, ông Hùng lại lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định có hành vi vòi vĩnh, nhận tiền trái quy định của hàng chục sinh viên, dẫn đến sự bức xúc khiến các sinh viên phải phản ánh về hành vi “vòi vĩnh”, nhận tiền của vị giảng viên này.
Vi phạm đạo đức nhà giáo, thu tiền trái quy định, ông Hùng đã đánh mất đạo đức nghề nghiệp của mình, thậm chí còn làm ảnh hưởng đến hình ảnh của các giáo viên trong trường, làm mất uy tín của nhà trường cũng như ngành giáo dục Việt Nam khi vòi vĩnh cả những sinh viên Lào. Nguy hại hơn, hành vi của ông Hùng còn làm ảnh hưởng đến một bộ phận sinh viên khi để lại trong tâm trí các em là hành vi vòi vĩnh, thói nhũng nhiễu, gây phiền hà để trục lợi cá nhân.
Với hành vi như vậy, giảng viên Hùng không còn xứng đáng đứng trên bục giảng để dạy sinh viên nhân cách làm người. Không xứng đáng với lớp lớp nhà giáo luôn tâm huyết với nghề như các giáo viên miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa quyết tâm bám trường dù đồng lương ít ỏi, thậm chí họ phải sẻ chia tiền lương ấy để mua sách quần áo, lương thực cho học trò.
Do đó, việc loại ra khỏi ngành những giảng viên thoái hóa, biến chất như ông Hùng là việc cần thiết. Loại bỏ một giảng viên biến chất giống như gắp ra một con sâu trong nồi canh, dù đau xót cho ngành giáo dục nhưng cần phải làm để không còn những trường hợp tương tự. Nếu chỉ xử lý kỷ luật cảnh cáo với giảng viên có hành vi như vậy sẽ không đủ sức cảnh tỉnh những nhà giáo khác. Đồng thời, không giữ được tinh thần, phương châm “kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” như trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam vẫn đặt ra bấy lâu nay.
Qua vụ việc trên, Hội đồng trường, Ban giám hiệu nhà trường cũng cần có những biện pháp chấn chỉnh để mỗi nhà giáo phải luôn có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vị trí của nghề, trọng trách cao cả của mình trong xã hội. Tích cực tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống để mỗi nhà giáo thực sự là những tấm gương sáng về nhân cách, đạo đức cho học sinh noi theo.

>>> Mời độc giả xem thêm video Giáo viên Việt Nam đầu tiên lọt top 10 giáo viên toàn cầu, Cô giáo Hà Ánh Phượng

Nguồn: VTV 24

Quan hệ bất chính với nhiều sinh viên, giảng viên bị đuổi việc

ĐH Bắc Kinh - ngôi trường hàng đầu châu Á - vừa sa thải giảng viên vì quan hệ tình cảm cùng lúc với nhiều người, trong đó có cả sinh viên.

Quan hệ bất chính với nhiều sinh viên, giảng viên bị đuổi việc
Ngày 11/12, ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc) đăng thông tin sa thải Feng Renjie, 36 tuổi, giảng viên thuộc Trung tâm Nghiên cứu Toán Quốc tế Bắc Kinh, trên Weibo. Ngoài ra, trường cũng thu hồi giấy phép giảng dạy và các danh hiệu học thuật của thầy giáo Feng.

Hiệu trưởng Phú Yên nhờ người thi hộ: Đạo đức nghề giáo là gì?

(Kiến Thức) - Ông Huỳnh Cát Tạo, hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Anh Hào nhờ người làm bài kiểm tra hộ nhằm hoàn thành chương trình học Đại học Sư phạm Toán, vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề giáo, cần bị xem xét kỷ luật.

Hiệu trưởng Phú Yên nhờ người thi hộ: Đạo đức nghề giáo là gì?
UBND huyện Tây Hòa (Phú Yên) đang tiến hành các bước để xử lý kỷ luật đối với ông Huỳnh Cát Tạo, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Anh Hào (xã Hòa Bình 1). Ông Huỳnh Cát Tạo bị xem xét kỷ luật do hiệu trưởng này nhờ người làm bài kiểm tra hộ nhằm hoàn thành chương trình học Đại học Sư phạm Toán, vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề giáo.
Cụ thể, đạo đức nhà giáo được quy định tại Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ GD&ĐT.

Thầy cưới học trò nhỏ hơn 30 tuổi: Buộc thôi việc... đã đủ?

(Kiến Thức) - Dư luận quan tâm, ngoài việc bị xem xét buộc thôi việc do nghỉ quá số ngày quy định mà không có lý do, thầy giáo cưới học trò nhỏ hơn 30 tuổi còn sẽ phải chịu hình thức kỷ luật nào khác?

Thầy cưới học trò nhỏ hơn 30 tuổi: Buộc thôi việc... đã đủ?
Thông tin về vụ việc thầy giáo cưới học trò nhỏ hơn 30 tuổi, đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Long cho biết, đã chỉ đạo trường THCS-THPT Hiếu Nhơn (huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long) thực hiện xử lý đối với thầy N.V.T. (53 tuổi, giáo viên dạy Ngữ văn và Giáo dục công dân của trường. Việc xử lý kỷ luật do thầy giáo T. nghỉ quá 7 ngày không có lý do. Mức kỷ luật theo Nghị định đến buộc thôi việc.

Tin mới