Giao dịch UPCoM giá bèo, Thép Biên Hòa đưa 15 triệu cổ phiếu niêm yết trên HoSE

(Kiến Thức) - Thép Biên Hòa đăng ký niêm yết toàn bộ hơn 15 triệu cổ phiếu, tương ứng với vốn điều lệ gần 152 tỷ đồng trên sàn HoSE.
 

Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) vừa có thông báo về việc nhận hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu của CTCP Thép VICASA - VNSTEEL (Thép Biên Hòa, VCA).

Theo đó, Thép Biên Hòa đăng ký niêm yết toàn bộ hơn 15 triệu cổ phiếu, tương ứng với vốn điều lệ gần 152 tỷ đồng.

Vài năm trước, Thép Biên Hòa đưa hơn 15 triệu cổ phiếu giao dịch trên UPCoM chính thức vào ngày 21/2/2011 với giá giao dịch ngày đầu tiên là 10.000 đồng/cp. Tính đến phiên chiều ngày 28/11, cổ phiếu VCA cũng chỉ tới mức 10.700 đồng/cổ phiếu.

Tiền thân của Thép Biên Hòa là Xí nghiệp – Việt Nam Cán sắt, được sáng lập từ ngày 17/5/1967 với số vốn đầu tư 600 triệu đồng của 15 cổ đông do ông Lý Long Thân làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Đến ngày 1/1/2008, Công ty được đổi tên CTCP Thép Biên Hòa và đến ngày 6/4/2016 được đổi tên thành CTCP Thép VICASA – VNSTEEL.

Theo Báo cáo thường niên của Công ty, tính đến ngày 31/12/2018, Thép Biên Hòa có 2 cổ đông lớn là TCT Thép Việt Nam – CTCP (65%) và CTCP Thép Đà Nẵng (7,14%).

Giao dich UPCoM gia beo, Thep Bien Hoa dua 15 trieu co phieu niem yet tren HoSE
 Thép Biên Hòa đưa 15 triệu cổ phiếu niêm yết trên HoSE.

Về tình hình hoạt động, sản lượng tiêu thụ trong quý 3/2019 của Vicasa giảm gần 19% do điều kiện cạnh tranh thị trường gay gắt, giá bán bình quân trong quý giảm hơn 1 triệu đồng/tấn so với cùng kỳ.

Doanh thu thuần ghi nhận hơn 509 tỷ đồng trong quý 3, giảm gần 21%. Tuy nhiên, biên lãi gộp của Công ty có cải thiện đáng kể từ mức 2,9% lên mức hơn 3,5%.

Lãi suất ngân hàng cao hơn khiến chi phí lãi vay của Công ty trong quý tăng khoảng 2,1 tỷ đồng so với cùng kỳ, tương ứng gấp đôi.

Do đó, trong quý 3/2019, lợi nhuận của Thép Biên Hòa sụt giảm 45%, đạt gần 2,7 tỷ đồng chủ yếu là vì thị trường cạnh tranh gay gắt và lãi suất ngân hàng tăng so với cùng kỳ năm trước.   

Sau 9 tháng, Thép Biên Hòa đạt doanh thu thuần gần 1.738 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 20 tỷ đồng, lần lượt sụt giảm khoảng 12% và 30% so 9 tháng năm 2018.

Như vậy, Công ty đã thực hiện được xấp xỉ 58% chỉ tiêu doanh thu và 83% kế hoạch lãi sau thuế đề ra.

4 tháng đầu năm, 26.277 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động

Bốn tháng đầu năm nay, cả nước ghi nhận có 41.295 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, nhưng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động (dù giảm so với cùng kỳ năm trước) cũng lên tới con số 26.277 doanh nghiệp.

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 4, cả nước có 14.510 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 133,5 nghìn tỷ đồng, tăng 79,5% về số doanh nghiệp và tăng 64,5% về số vốn đăng ký so với tháng trước.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 9,2 tỷ đồng, giảm 8,3%; tổng số lao động đăng ký trong tháng của các doanh nghiệp thành lập mới gần 106,7 nghìn người, tăng 54,7%.

Doanh nghiệp kêu mất oan hàng trăm tỷ vì bị... siết nhầm

Quy định nhằm chống chuyển giá trốn thuế nhưng nhiều doanh nghiệp trong nước lại đang thiệt thòi do thuế tăng cao. Có phản ánh doanh nghiệp phải nộp thêm hàng trăm tỷ đồng, doanh nghiệp trung bình phải nộp thêm 100-200 tỷ đồng, còn doanh nghiệp lớn phải nộp thêm đến 500 tỷ đồng…

Phát biểu tại Hội thảo Nghị định số 20/2017/NĐCP: Một số vấn đề bất cập và giải pháp tháo gỡ, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, khoản 3, điều 8 Nghị định 20 quy định: "Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao của doanh nghiệp".
Quy định này không phù hợp với nguyên tắc tự do kinh doanh đã được ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp năm 2014; mâu thuẫn với các quy định trong Luật Thuế hiện hành và có nhiều vấn đề không phù hợp với thực tế, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của doanh nghiệp.

Tin mới