Giáo sư 58 tuổi nhận giải Y học danh giá nhất của Mỹ

Sau gần 30 năm cống hiến cho Y học thế giới, ở tuổi 58, GS Trần Chí Kiên liên tiếp nhận hai giải thưởng danh giá: Giải Albert Lasker của Mỹ và Giải Paul Ehrlich & Ludwig Darmstaedter của Đức.

Ngày 19/9, Quỹ Lasker chính thức công bố danh sách nhà khoa học nhận Giải Albert Lasker 2024. Đây là giải thưởng danh giá nhất của Mỹ được trao hàng năm, dành cho những nghiên cứu trong lĩnh vực Y học.
Thành công sau nghiên cứu phát hiện ra enzyme cGAS có khả năng kích hoạt hệ thống miễn dịch bẩm sinh chống lại một số bệnh truyền nhiễm và ung thư, đã giúp GS Trần Chí Kiên người Mỹ gốc Hoa nhận được Giải Albert Lasker 2024, trị giá 250.000 USD (tương đương 6,1 tỷ đồng).
GS Trần Chí Kiên là nhà khoa học thứ 6 của Trung Quốc nhận Giải Albert Lasker. Tuy nhiên, đối với hạng mục nghiên cứu Y học cơ bản của giải này, phải đến hơn 60 năm, Trung Quốc mới có nhà khoa học thứ hai giành chiến thắng. Trước đó, năm 1962, nhà hóa sinh Lý Trác Hạo từng nhận giải này.
Theo ông Daniel K. Podolsky, Chủ tịch Trung tâm Y học Tây Nam của Đại học Texas (UTSW) cho biết, nghiên cứu của GS Kiên đã làm sáng tỏ khả năng chống lại các mầm bệnh của cơ thể, bao gồm virus, vi khuẩn và các vi sinh vật khác, thông qua việc phát hiện các axit nucleic nội bào bất thường.
"Sự hiểu biết sâu sắc về miễn dịch bẩm sinh là nền tảng giúp GS Kiên tìm ra phương pháp mới điều trị ung thư và các bệnh tự miễn cũng như phát triển vắc-xin", GS Daniel chia sẻ.
Ngoài ra, các nhà khoa học khác cũng đánh giá cao nghiên cứu của GS Kiên. Họ cho rằng, phát hiện đã giải quyết bí ẩn Y học kéo dài hàng thế kỷ, về cách DNA kích thích phản ứng miễn dịch và chống lại viêm nhiễm trong cơ thể người.
Còn GS Lưu Thiện Lự của Đại học Ohio (Mỹ) kiêm Chủ tịch Hiệp hội Virus học Mỹ, cho rằng, khám phá của GS Kiên mở ra hướng đi mới cho việc điều trị các bệnh tự miễn. "Công trình nghiên cứu này không chỉ giúp mọi người hiểu rõ về cơ chế miễn dịch, còn cung cấp giải pháp tiềm năng điều trị các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch", ông Lự nói.
Dự kiến Giải Albert Lasker 2024, diễn ra tại New York (Mỹ) ngày 29/9. Chia sẻ cảm xúc sau khi trở thành nhà khoa học thắng giải, GS Kiên bày tỏ: "Tôi vinh dự khi có được sự công nhận này. Qua đây, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến các nghiên cứu sinh, sinh viên và nhân viên trong phòng thí nghiệm vì sự chăm chỉ của họ. Tôi cũng biết ơn sự ủng hộ của Trung tâm Y khoa Tây Nam (UTSW) dành cho chúng tôi. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu".
Trước đó, ngày 16/9, GS Kiên cũng nhận Giải thưởng Paul Ehrlich & Ludwig Darmstaedter - danh giá nhất nước Đức trong lĩnh vực Y học, trị giá 120.000 EUR (tương đương 3,2 tỷ đồng).
Giao su 58 tuoi nhan giai Y hoc danh gia nhat cua My
Ở tuổi 58, GS Trần Chí Kiên nhận được giải "Nobel của Mỹ"- Albert Lasker 2024. Ảnh: SCMP 
GS Trần Chí Kiên sinh năm 1966 ở Phúc Kiến, Trung Quốc. Xuất thân trong gia đình trí thức, mẹ là giáo viên, từ nhỏ ông bộc lộ khả năng học tập xuất chúng. Sau khi tốt nghiệp THPT, ông đỗ Đại học Sư phạm Phúc Kiến, chuyên ngành Sinh học. Năm 1985, tốt nghiệp đại học ông tiếp tục học thạc sĩ Hóa sinh tại trường.
Suốt quá trình học thạc sĩ và tiến sĩ, ông chủ yếu nghiên cứu vai trò của protein trong cơ thể người. Nhận được học bổng, năm 1986, ông lên đường sang Mỹ học tiến sĩ tại Đại học New York và tốt nghiệp năm 1991. Sau đó, ông đến Viện nghiên cứu Sinh học Salk ở San Diego (California, Mỹ), tiến hành nghiên cứu sau tiến sĩ.
Hoàn thành việc học, ông lần lượt làm việc tại công ty chăm sóc sức khỏe đa quốc gia Baxter và công ty công nghệ sinh học ProScript. Trong thời gian ở ProScript, ông đã phát triển phương pháp xét nghiệm mới nhằm nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị ung thư bằng thuốc Velcade. Sau thành công này, ông bắt đầu nghiên cứu Ubiquitin (một loại protein).
Ban đầu, trọng tâm nghiên cứu của ông là tập trung vào vai trò của Ubiquitin trong việc phức hợp protein NF-rB và mối quan hệ với phản ứng miễn dịch. Sau ông chuyển sang nghiên cứu cách để NF-rB kích hoạt phản ứng miễn dịch đối với các virus RNA như cúm và viêm gan C. Trong quá trình này, ông có một loạt phát hiện mới như: Cảm biến DNA tế bào chất, Enzyme tổng hợp GMP - AMP theo chu kỳ,..
Do đó, năm 1997, ông quyết định gia nhập Đại học Texas (Mỹ) với tư cách là trợ lý giáo sư để tiếp tục nghiên cứu. Về sau, ông được bổ nhiệm thành PGS và GS. Thậm chí, tại đây ông còn thành lập được Phòng nghiên cứu Viêm nhiễm thuộc Trung tâm Y khoa Tây Nam (UTSW).
Giao su 58 tuoi nhan giai Y hoc danh gia nhat cua My-Hinh-2
 Hiện GS Trần Chí Kiên là một trong những nhà khoa học hàng đầu thế giới về nghiên cứu miễn dịch. Ảnh: UTSW
Sau nhiều năm nghiên cứu, đến năm 2012, GS Kiên phát hiện ra enzyme cGAS có khả năng nhận biết sự hiện diện của DNA có nguồn gốc từ mầm bệnh hoặc từ tế bào cơ thể, Ngoài ra, cGAS còn có khả năng kích hoạt hệ thống miễn dịch bằng cách giải phóng các phân tử nhỏ dạng vòng nucleotide. Từ đây, ông có hàng loạt công trình nghiên cứu liên quan đến enzyme cGAS để đời.
Là một trong những nhà nghiên cứu về miễn dịch hàng đầu thế giới hiện nay, GS Trần Chí Kiên từng nhận được các giải thưởng danh giá sau:
- Giải thưởng Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ về Sinh học Phân tử (năm 2012);
- Giải thưởng Merck của Hiệp hội Hóa sinh và Sinh học Phân tử Mỹ (năm 2015);
- Giải thưởng Lurie về Khoa học Y sinh (năm 2018);
- Giải thưởng Đột phá về Khoa học sự sống (năm 2018);
- Giải thưởng Switzer (năm 2019);
- Giải thưởng William B. Coley dành cho nghiên cứu xuất sắc về Miễn dịch cơ bản và Ung thư (năm 2020);
- Giải thưởng Louisa Gross Horwitz (năm 2023);
- Giải thưởng Albert Lasker (năm 2024);
- Giải thưởng Paul Ehrlich & Ludwig Darmstaedter (năm 2024);
Hiện, ông Trần Chí Kiên là GS Sinh học Phân tử kiêm Giám đốc Phòng nghiên cứu Viêm nhiễm thuộc Trung tâm Y khoa Tây Nam của Đại học Texas (UTSW). Ông là người thứ tư của Trung tâm Y học Tây Nam nhận Giải Albert Lasker.
Trước đó, ba nhà khoa học Alfred Gilman, Michael Brown và Joseph Goldstein của Trung tâm Y học Tây Nam cũng từng chiến thắng hạng mục nghiên cứu Y học cơ bản giải Albert Lasker. Đến nay, họ đều đã đoạt giải Nobel Y sinh. Với những cống hiến cho nền Y học thế giới, GS Kiên được cộng đồng khoa học kỳ vọng là chủ nhân giải Nobel Y sinh tương lai.

29 nhân tài Việt Nam lọt top nhà khoa học ảnh hưởng nhất TG 2021

PLoS Biology mới công bố danh sách 100.00 nhà KH có ảnh hưởng nhất năm 2021. Trong bảng xếp hạng có 29 nhà khoa học Việt Nam và 5 nhà khoa học vào Top 10.000.

29 nhân tài Việt Nam lọt top nhà khoa học ảnh hưởng nhất TG 2021
Nhóm Metrics của giáo sư Jeroen Baas, Kevin Boyack và John P.A. Ioannidis thuộc Đại học Stanford (Mỹ) mới công bố danh sách 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2021 ttrên ạp chí PLoS Biology.

Vinh danh 3 nhà khoa học nữ xuất sắc Việt Nam năm 2022

Vừa qua tại Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, chương trình Giải thưởng L’Oréal – UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học (For Women in Science) đã tổ chức buổi lễ trao Giải thưởng Nhà Khoa học nữ xuất sắc năm 2022.

Vinh danh 3 nhà khoa học nữ xuất sắc Việt Nam năm 2022
Vinh danh nhà khoa học nữ xuất sắc năm 2022 ảnh 1
GS.VS Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện hàn lâm KH&CN VN, Chủ tịch Hội đồng khoa học

Bất ngờ những thói quen “lạ” của các nhà khoa học thiên tài

Một số nhà khoa học thiên tài có sự nghiệp thành công như Albert Einstein, Richard Feynman... khiến nhiều người bất ngờ vì có những thói quen "lạ". Trong số này có người ghét đi tất, người sợ vi khuẩn...

Bất ngờ những thói quen “lạ” của các nhà khoa học thiên tài
Bat ngo nhung thoi quen “la” cua cac nha khoa hoc thien tai
 Albert Einstein (1879 - 1955) là một trong những nhà khoa học thiên tài có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Ông được nhiều người biết đến với thuyết tương đối. Ngoài ra, Einstein còn đạt được nhiều thành tựu khác trong nghiên cứu khoa học. 

Tin mới