Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu qua đời ở tuổi 106

Giáo sư, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới Vũ Khiêu đã qua đời vào lúc 12h37 ngày 30/9 tại Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội), hưởng thọ 106 tuổi.

Giáo sư Vũ Khiêu - tên thật là Đặng Vũ Khiêu, sinh ngày 19/9/1916 tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Là người được thừa hưởng truyền thống hiếu học của gia tộc Đặng Vũ, sau khi tốt nghiệp tú tài trường Bonnal (Ngô Quyền - Hải Phòng) từ thời thuộc Pháp, ông đã bền bỉ nghiên cứu văn hóa Đông - Tây, từ cổ đại đến hiện đại.
Giao su, Anh hung Lao dong Vu Khieu qua doi o tuoi 106
 Giáo sư Vũ Khiêu, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Ảnh: AN
Với vốn kiến thức được tích lũy trong suốt cuộc đời, ông trở thành một nhà nghiên cứu văn hóa lớn. Cuộc đời cách mạng và công tác của Giáo sư Vũ Khiêu phần lớn gắn bó với Hà Nội.
Giáo sư Vũ Khiêu là trí thức tham gia cách mạng từ trước năm 1945 và đã từng hoạt động trên các lĩnh vực: Công tác Đảng, dân vận, chính quyền, quân đội và đối ngoại…
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông được phân công làm công tác tuyên huấn ở Khu 10, rồi Khu Việt Bắc, Tây Bắc, trực tiếp có mặt tại tiền tuyến từ Chiến dịch Biên giới năm 1950, đến Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Trong quá trình hoạt động, ông đã cùng làm việc với các văn sĩ, trí thức nổi tiếng của Việt Minh như: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Xuân Khoát, Thế Lữ, Thanh Tịnh, Đoàn Phú Tứ, Bùi Công Kỳ, Vũ Hoàng Địch...
Sau năm 1954, ông chuyển từ công tác tuyên huấn sang làm công tác nghiên cứu. Ông cũng tham gia giảng dạy triết học và lý luận khoa học xã hội cho các trường Đảng và các trường đại học. Năm 1959, ông làm Thư ký khoa học xã hội của Ủy ban Khoa học Việt Nam, sau đó được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Phó Tổng Giám đốc TTXVN. Ông là Viện trưởng đầu tiên của Viện Xã hội học, là người đặt nền móng cho sự phát triển của ngành xã hội học và ngành mỹ học ở Việt Nam.
Về hoạt động đối ngoại, ông có nhiều đóng góp, sáng lập viên tham gia thành lập Hội Xã hội học các nước XHCN; giúp Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên điều hành nhiều hội thảo quốc tế của UNESCO tại Việt Nam; cùng Giám đốc Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp chủ trì nhiều cuộc hội thảo về Nho giáo tại Việt Nam và Paris; được nguyên Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, Chủ tịch Hội Khổng học thế giới mời làm cố vấn của Hội…
Giáo sư được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng; Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1; Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; Huân chương Độc lập hạng Nhất...

Giải mã câu đối GS Vũ Khiêu tặng HH Kỳ Duyên

Câu đối của giáo sư Vũ Khiêu sâu xa hơn là một sự thương cảm cho một cánh hoa mỏng manh, non nớt trước cuộc đời đầy giông gió.

Gần đây, không ít người đã hỏi và bàn luận về câu đối giáo sư Vũ Khiêu tặng hoa hậu Kỳ Duyên khi cô tới thăm ông vào dịp Tết. Các vị cao niên nho sĩ thì thâm thúy, viết đấy mà dường như cứ muốn để người ta tự cảm thụ lấy vậy , ai hiểu sao cũng được họ chẳng quan tâm. Dẫu vậy thì với tôi, câu đối viết tặng Kỳ Duyên là một trong những câu đối hay, tinh tế và thâm thúy nhất của giáo sư.
Giai ma cau doi GS Vu Khieu tang HH Ky Duyen
Giáo sư Vũ Khiêu viết tặng hoa hậu Kỳ Duyên câu đối.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm, chúc Tết các trí thức tiêu biểu

Sáng ngày 29 Tết, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đến thăm, chúc Tết các trí thức tiêu biểu. 

Trong không khí rộn ràng của những ngày giáp Tết cổ truyền Đinh Dậu 2017, sáng 26/1 (ngày 29 Tết), Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đến thăm, chúc Tết tại nhà riêng Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu; Giáo sư - tiến sĩ, Anh hùng Lao động, nhà giáo nhân dân, nghệ sĩ nhân dân Trần Thu Hà; Giáo sư, nhà giáo nhân dân Hà Minh Đức. Cùng đi với Chủ tịch nước Trần Đại Quang có Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, Tổng Thư ký Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước Trần Văn Nhung, đại diện Lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước.
Đến thăm, chúc Tết Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ tình cảm kính trọng đối với một trí thức lớn hội tụ nhiều phẩm chất cao đẹp của thời đại, một nhà khoa học có uy tín, tâm huyết với sự nghiệp văn hóa, khoa học của nước nhà, một công dân mẫu mực của thủ đô Hà Nội. Khẳng định “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, để đất nước tận dụng được những thời cơ, vận hội, vượt lên các thách thức, khó khăn đan xen thì phải dựa vào sức mạnh cội nguồn, đó chính là nền văn hóa Việt. Vì vậy, lĩnh vực giáo dục - đào tạo có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng con người Việt Nam trong thời đại mới, đủ tầm, đủ sức đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Tin mới