Giáo viên nhận thách thức từ học sinh, làm điều gây sửng sốt

(Kiến Thức) - Một giáo viên nghệ thuật ở bang Wisconsin, Mỹ đã nhận lời thách thức từ các học sinh và phá vỡ kỷ lục thế giới Guinness bằng cách làm 261 nồi đất sét chỉ trong một giờ.

Giáo viên nhận thách thức từ học sinh, làm điều gây sửng sốt
Mới đây, Jill Fortin, một giáo viên nghệ thuật tại Trường trung học khu vực Medford, ở bang Wisconsin, Mỹ đã chế tác ra 261 chậu đất sét chỉ trong một giờ để đánh bật kỷ lục Guinness trước đó là 209 chậu.
Nguồn ảnh: UPI.
Nguồn ảnh: UPI. 
Cô giáo Fortin cho biết ý tưởng làm chậu phá vỡ kỷ lục bắt đầu từ thách thức của một sinh viên.
"Một trong những sinh viên của tôi đã mời tôi thử và tôi dành khoảng 15 phút để xem tôi có thể làm được bao nhiêu", Fortin nói với WAOW-TV.
"Tôi đã làm thử vào tháng 10 và làm được 209 chậu".

Mời quý vị xem video: Top 20 kỷ lục đáng kinh ngạc của Sách kỷ lục Guinness

Nữ giáo viên cho biết nỗ lực mới đã giúp cô chính thức đã vượt qua kỷ lục cũ một cách ngoạn mục.
"Tôi cực kỳ hào hứng", Fortin nói với WSAW-T. "Tôi không nghĩ rằng tôi làm được tới 261 chiếc chậu."

Cảnh hạn hán tệ nhất 80 năm ở Brazil, nhìn từ trên không

(Kiến Thức) - Đợt hạn hán tồi tệ nhất lịch sử 80 năm qua của Brazil khiến cho hệ thống ao, hồ, sông ngòi, mương rạch hạ mực nước xuống thấp kỷ lục.

Cảnh hạn hán tệ nhất 80 năm ở Brazil, nhìn từ trên không
Hình ảnh từ trên không chụp đập Jaguari, một phần của hồ chứa Cantareira, trong đợt hạn hán diễn ra ở Braganca Paulista, bang Sao Paulo, Brazil.
Hình ảnh từ trên không chụp đập Jaguari, một phần của hồ chứa Cantareira, trong đợt hạn hán diễn ra ở Braganca Paulista, bang Sao Paulo, Brazil. 
Ảnh chụp đập Atibainha. Đất đai khô cằn nứt nẻ ở con đập Atibainha vì hạn hán kéo dài.
Ảnh chụp đập Atibainha. Đất đai khô cằn nứt nẻ ở con đập Atibainha vì hạn hán kéo dài. 
Góc chụp khác trên không về đập Atibainha, một phần của hồ chứa Cantareira, trong đợt hạn hán ở Nazare Paulista.
Góc chụp khác trên không về đập Atibainha, một phần của hồ chứa Cantareira, trong đợt hạn hán ở Nazare Paulista. 
Nền đất nứt nẻ, trơ đáy vì hạn hán của đập Jaguari ở Joanopollis.
Nền đất nứt nẻ, trơ đáy vì hạn hán của đập Jaguari ở Joanopollis. 
Ảnh chụp trên không trạm trung tâm tại đập Jaguari, một phần của hồ chứa Cantareira. Hạn hán đe dọa nghiêm trọng sản lượng thu hoạch của Brazil.
Ảnh chụp trên không trạm trung tâm tại đập Jaguari, một phần của hồ chứa Cantareira. Hạn hán đe dọa nghiêm trọng sản lượng thu hoạch của Brazil. 
Hình ảnh xơ xác của một chiếc xe trên mặt đất nứt nẻ ở đập Atibainha.
Hình ảnh xơ xác của một chiếc xe trên mặt đất nứt nẻ ở đập Atibainha. 
Đập Atibainha cạn kiệt do hạn hán kéo dài.
Đập Atibainha cạn kiệt do hạn hán kéo dài. 
Công nhân của SABESP, một doanh nghiệp bang Sao Paulo của Brazil chuyên cung cấp dịch vụ thoát nước cho các khu vực dân cư, thương mại và khu công nghiệp đang đứng bên cạnh trạm đập Jaguari.
Công nhân của SABESP, một doanh nghiệp bang Sao Paulo của Brazil chuyên cung cấp dịch vụ thoát nước cho các khu vực dân cư, thương mại và khu công nghiệp đang đứng bên cạnh trạm đập Jaguari. 
Điểm nhìn trên không của trạm đập Jaguari.
Điểm nhìn trên không của trạm đập Jaguari. 
Hình ảnh héo khô nghiêm trọng của đập Atibainha.
Hình ảnh héo khô nghiêm trọng của đập Atibainha. 
Đập Atibainha - một phần của hồ chứa Cantareira trong đợt hạn hán, mực nước của đập hạ thấp xuống mức nghiêm trọng.
Đập Atibainha - một phần của hồ chứa Cantareira trong đợt hạn hán, mực nước của đập hạ thấp xuống mức nghiêm trọng. 
Những con bò đang kiếm ăn trên mặt đất nứt của đập Jaguari.
Những con bò đang kiếm ăn trên mặt đất nứt của đập Jaguari.

10 xứ sở nóng khủng khiếp nhất thế giới

(Kiến Thức) - Những địa điểm nóng kinh hoàng sau đây giữ kỷ lục về nhiệt độ trung bình cao nhất hành tinh đối với một khu vực dân cư.

10 xứ sở nóng khủng khiếp nhất thế giới
Thị trấn Dallol, Ethiopia. Đây là một trong những nơi xa xôi nhất trên Trái đất có rất ít người sống. Nhiệt độ trung bình ở Dallol được ghi nhận từ năm 1960 đến năm 1966 là 34,4 độ C, trở thành một trong những khu vực có khí hậu khắc nghiệt và cô quạnh nhất.
Thị trấn Dallol, Ethiopia. Đây là một trong những nơi xa xôi nhất trên Trái đất có rất ít người sống. 
Nhiệt độ trung bình ở Dallol được ghi nhận từ năm 1960 đến năm 1966 là 34,4 độ C, trở thành một trong những khu vực có khí hậu khắc nghiệt và cô quạnh nhất.
 Nhiệt độ trung bình ở Dallol được ghi nhận từ năm 1960 đến năm 1966 là 34,4 độ C, trở thành một trong những khu vực có khí hậu khắc nghiệt và cô quạnh nhất. 
Tirat Tsvi, Israel. Tháng 6/1942, Tirat Tsvi từng ghi nhận mức nhiệt độ nóng kỷ lục lên tới 53,7 độ C. Tirat Tsvi là vùng đất trồng cây chà là lớn nhất đất nước Israel với dân số hơn 600 người.
Tirat Tsvi, Israel. Tháng 6/1942, Tirat Tsvi từng ghi nhận mức nhiệt độ nóng kỷ lục lên tới 53,7 độ C. Tirat Tsvi là vùng đất trồng cây chà là lớn nhất đất nước Israel với dân số hơn 600 người. 
Để tránh cái nóng, người dân ở Tirat Tsvi thường đắm mình trong các hồ bơi, và mỗi ngôi nhà đều được bao quanh bởi một tán cây để cung cấp bóng mát.
 Để tránh cái nóng, người dân ở Tirat Tsvi thường đắm mình trong các hồ bơi, và mỗi ngôi nhà đều được bao quanh bởi một tán cây để cung cấp bóng mát. 

Thành phố Timbuktu, Mali. Tháng 4 và 5 là những thời điểm nóng nhất ở Timbuktu. Nhiệt độ ở vùng này từng lên tới đỉnh điểm là 54,5 độ C.
Thành phố Timbuktu, Mali. Tháng 4 và 5 là những thời điểm nóng nhất ở Timbuktu. Nhiệt độ ở vùng này từng lên tới đỉnh điểm là 54,5 độ C.
Bất chấp thời tiết nóng bức ở nơi đây, dân số Timbuktu vẫn lên tới vài chục nghìn người.
  Bất chấp thời tiết nóng bức ở nơi đây, dân số Timbuktu vẫn lên tới vài chục nghìn người. 

Kebili - điểm du lịch chính của Tunisia. Kebili nằm gần với thành phố cổ Ghadames, miền Trung Tunisia. Mùa hè ở đây nhiệt độ rất khắc nghiệt, mức nhiệt kỷ lục ở đây từng đo được là 55 độ C.
Kebili - điểm du lịch chính của Tunisia. Kebili nằm gần với thành phố cổ Ghadames, miền Trung Tunisia. Mùa hè ở đây nhiệt độ rất khắc nghiệt, mức nhiệt kỷ lục ở đây từng đo được là 55 độ C. 
Hiện Kebili là nơi trú ngụ của khoảng 18.000 người.
 Hiện Kebili là nơi trú ngụ của khoảng 18.000 người. 

Rub al-Khali, phía Nam bán đảo Ả Rập. Đây là một trong những sa mạc khắc nghiệt nhất thế giới, nhiệt độ ban ngày lên đến 55 độ C và có xu hướng ngày càng tăng. Khí hậu siêu khô cằn biến nơi đây trở thành vùng đất cách biệt với con người.
Rub al-Khali, phía Nam bán đảo Ả Rập. Đây là một trong những sa mạc khắc nghiệt nhất thế giới, nhiệt độ ban ngày lên đến 55 độ C và có xu hướng ngày càng tăng. Khí hậu siêu khô cằn biến nơi đây trở thành vùng đất cách biệt với con người. 
Tuy nhiên, các nhà khoa học từng tìm thấy bằng chứng về hoạt động của con người ở Rub al-Khali có niên đại từ 2.000 - 3.000 năm trước.
 Tuy nhiên, các nhà khoa học từng tìm thấy bằng chứng về hoạt động của con người ở Rub al-Khali có niên đại từ 2.000 - 3.000 năm trước. 

Thành phố El Azizia, Libya. Đây là một nơi nóng thuộc dạng bậc nhất thế giới. Nhiệt độ cao kỷ lục được trạm khí tượng tại El Azizia ghi nhận ngày 13/12/1922 lên tới 57,8 độ C. Theo thống kê, có hơn 300.000 cư dân sinh sống ở thành phố này.
Thành phố El Azizia, Libya. Đây là một nơi nóng thuộc dạng bậc nhất thế giới. Nhiệt độ cao kỷ lục được trạm khí tượng tại El Azizia ghi nhận ngày 13/12/1922 lên tới 57,8 độ C. 
Theo thống kê, có hơn 300.000 cư dân sinh sống ở thành phố này.
 Theo thống kê, có hơn 300.000 cư dân sinh sống ở thành phố này. 
Thung lũng Chết, Mỹ. Vùng đất này có điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt, nhiệt độ mùa hè trung bình đều trên 49 độ C, nhiệt độ đạt mức kỉ lục là 56,7 độ C. Thung lũng Chết là điểm nóng nhất nước Mỹ nên ở đây gần như không có cư dân sinh sống.
Thung lũng Chết, Mỹ. Vùng đất này có điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt, nhiệt độ mùa hè trung bình đều trên 49 độ C, nhiệt độ đạt mức kỉ lục là 56,7 độ C. 
Thung lũng Chết là điểm nóng nhất nước Mỹ nên ở đây gần như không có cư dân sinh sống.
 Thung lũng Chết là điểm nóng nhất nước Mỹ nên ở đây gần như không có cư dân sinh sống. 
Hỏa Diệm Sơn, Trung Quốc. Đó là một vùng đồi sa thạch màu đỏ cằn cỗi và bị xói mòn thuộc dãy Thiên Sơn, Tân Cương, Trung Quốc. Tuy chưa có một trạm thời tiết nào có thể đo nhiệt độ trực tiếp tại đây, nhưng một vệ tinh của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) được trang bị MODIS - một thiết bị có khả năng đo nhiệt độ bề mặt đất từ không gian – từng ghi lại mức nhiệt độ cao nhất lên tới 152,2 độ .
Hỏa Diệm Sơn, Trung Quốc. Đó là một vùng đồi sa thạch màu đỏ cằn cỗi và bị xói mòn thuộc dãy Thiên Sơn, Tân Cương, Trung Quốc. 
Tuy chưa có một trạm thời tiết nào có thể đo nhiệt độ trực tiếp tại đây, nhưng một vệ tinh của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) được trang bị MODIS - một thiết bị có khả năng đo nhiệt độ bề mặt đất từ không gian – từng ghi lại mức nhiệt độ cao nhất lên tới 152,2 độ .
 Tuy chưa có một trạm thời tiết nào có thể đo nhiệt độ trực tiếp tại đây, nhưng một vệ tinh của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) được trang bị MODIS - một thiết bị có khả năng đo nhiệt độ bề mặt đất từ không gian – từng ghi lại mức nhiệt độ cao nhất lên tới 152,2 độ .  
Vùng đất chết thuộc Queensland, Australia. Nhiệt độ tại khu vực có thể lên tới đỉnh điểm là 69,4 độ C.
Vùng đất chết thuộc Queensland, Australia. Nhiệt độ tại khu vực có thể lên tới đỉnh điểm là 69,4 độ C.  
Sa mạc muối Dasht-e Lut của Iran. Khu vực này được ghi nhận là vùng đất nóng nhất trên Trái đất với nhiệt độ lên tới 70,6 độ C.
Sa mạc muối Dasht-e Lut của Iran. Khu vực này được ghi nhận là vùng đất nóng nhất trên Trái đất với nhiệt độ lên tới 70,6 độ C.
Dasht-e Lut không hề có một hạt mưa nào quanh năm và trở nên khô cằn. Không có bất cứ một sinh vật nào, kể cả vi khuẩn có thể tồn tại ở địa điểm này.
  Dasht-e Lut không hề có một hạt mưa nào quanh năm và trở nên khô cằn. Không có bất cứ một sinh vật nào, kể cả vi khuẩn có thể tồn tại ở địa điểm này.

Nữ phi hành gia lập kỷ lục sống lâu ngoài Trái đất

Nữ phi hành gia vũ trụ người Italy Samantha Cristoforetti đã sống và làm việc khoảng 200 ngày (từ tháng 11/2014) trên vũ trụ.

Nữ phi hành gia lập kỷ lục sống lâu ngoài Trái đất

Theo hãng tin ANSA, ngày 11/6, nữ đại úy Không quân Italy, phi hành gia vũ trụ Samantha Cristoforetti cùng với hai đồng nghiệp là Anton Shkaplerov (người Nga) và Terry Virts (người Mỹ) đã trở về Trái đất an toàn.

Do một số vấn đề kỹ thuật, đại úy Cristoforetti đã rời Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) muộn hơn một tháng so với dự kiến. Như vậy, nữ phi hành gia vũ trụ người Italy Samantha Cristoforetti đã sống và làm việc khoảng 200 ngày (từ tháng 11/2014) trên vũ trụ, đây cũng là khoảng thời gian được coi là kỷ lục mới đối với một nữ phi hành gia và đối với các phi hành gia vũ trụ châu Âu nói chung.

Nu phi hanh gia lap ky luc song lau ngoai Trai dat
 Nữ phi hành gia Italy Samantha Cristoforetti đã trở về Trái Đất an toàn. (Nguồn: ANSA)

Trước đó, năm 2007, nữ phi hành gia vũ trụ người Mỹ Sunita Williams đã lưu lại trên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) 195 ngày.

Trong 200 ngày sống trên trạm ISS, đại úy Cristoforetti vẫn thường xuyên cập nhật thông tin, các bức ảnh qua các mạng xã hội như Twitter và được đông đảo truyền thông và dư luận xã hội quan tâm.

Trong nhiệm vụ mang tên Futura do Cơ quan Vũ trụ châu Âu giao phó, Samantha Cristoforetti đã tiến hành các nghiên cứu về gen, sinh học, một số loài côn trùng, hoa quả dưới tác động của một chuyến bay vũ trụ dài ngày.

Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Italy, ông Roberto Battiston cho biết nhiệm vụ Futura mà đại úy Cristoforetti trên trạm ISS đã thành công; hiện nay, Italy đang lên kế hoạch đưa các phi hành gia vào không gian trong khoảng thời gian năm 2017 và giữa 2018-2019 để quan sát một số hành tinh.

Trên trang Twitter của mình, Thủ tướng Italy Matteo Renzi đã viết lời chào mừng đối với đại úy Cristoforetti "Chúng tôi tự hào về đại úy". Trong khi đó, Tổng thống Italy Sergio Mattarella thông báo sẽ đón tiếp nữ phi hành gia tại Phủ Tổng thống để thể hiện sự đánh giá cao và trân trọng thay mặt cho cả quốc gia.

Tin mới