Giáo viên nói về đề thi tiếng Hà Tĩnh gây xôn xao

Yêu cầu dịch hai câu thơ tiếng địa phương sang phổ thông, nhiều học sinh đánh giá đề thi lạ, tỏ ra lúng túng.

Những ngày qua, dư luận xôn xao về câu hỏi lạ trong đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn khá “lạ” của Phòng GD&ĐT huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) dành cho học sinh lớp 7 trên toàn huyện.
Cụ thể, trong đề thi có câu hỏi số 2 (1 điểm) yêu cầu dịch hai câu thơ sau bằng tiếng địa phương sang tiếng phổ thông:
Mô rú mô ri mô nỏ chộ.
Mô rào mô bể chộ mô mồ.
Chia sẻ với phóng viên, nhiều học sinh cho biết, khá lúng túng khi đọc câu hỏi này. Thực tế, hầu hết học sinh đều không làm đúng theo yêu cầu. Tuy nhiên, khác với nhiều nhận định trên mạng Internet, một số thầy cô cho rằng, câu hỏi đó là bình thường.
Giao vien noi ve de thi tieng Ha Tinh gay xon xao
Đề thi tiếng địa phương gây xôn xao dư luận. 
Thầy Nguyễn Thanh Châu, hiệu trưởng trường THCS Thạch Bằng, cho biết, câu hỏi này thực tế không khó. Hơn nữa, nó chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong đề thi và đa số các em đều làm được.
Theo thầy Châu, tại trường THCS xã Thạch Bằng, nhiều học sinh dịch nghĩa chưa thực sự sát, nhưng qua đó vẫn thể hiện được hiểu biết về tiếng địa phương.
Theo thống kê của trường THCS xã Thạch Bằng, kỳ thi vừa qua, đa số các em đều đạt điểm trên trung bình, chỉ một vài em bị điểm kém. Lớp thấp nhất có 19% học sinh bị điểm dưới trung bình môn Ngữ văn.
Cô Trần Thị Vân, giáo viên Văn, trường THCS xã Thạch Kim, cũng đánh giá câu hỏi địa phương trong đề thi không có gì đánh đố.
“Nếu câu hỏi đó ra cho học sinh ở địa phương khác, có thể nói là đánh đố. Tuy nhiên, với các em ở Hà Tĩnh, tôi thấy bình thường. Thực tế, trong chương trình giảng dạy, trung bình vẫn có hai tiết học tiếng địa phương, nên việc ra đề thi có câu hỏi như thế không có gì lạ. Năm nào trong đề thi khảo sát chất lượng cũng có một câu hỏi địa phương”, cô Vân cho biết.
Giao vien noi ve de thi tieng Ha Tinh gay xon xao-Hinh-2
 Thầy cô giáo cho rằng, nhiều học sinh làm được bài.
Theo lời nữ giáo viên này, chỉ có từ “ri” trong câu hỏi hơi khó, vì nó có nhiều nghĩa khác nhau, mỗi xã phiên âm khác. Do đó, một số học sinh dịch sai từ này, nhưng nó không ảnh hưởng toàn bài thi, vì câu hỏi cũng chỉ có 1 điểm trong tổng số 10 điểm.
Cùng chung quan điểm, cô Mai Thị Liễu, giáo viên dạy Ngữ văn lớp 7, trường THCS Thạch Kim nhận xét câu hỏi "không đánh đố".
Cô Liễu cho biết thêm, với câu hỏi này, học sinh ở trường THCS xã Thạch Kim làm được hơn 70%, trong đó phần lớn đạt số điểm 0.75. Còn đạt 100% điểm câu hỏi này thì hơi khó.
Trao đổi với phóng viên, ông Phan Thanh Dân, trưởng phòng GD&ĐT huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) cho biết, từ lâu, Bộ và Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã có chương trình tích hợp phần địa phương vào môn Ngữ văn. Khi ra đề thi, phòng đã lấy kiến thức từ trong sách. Vì thế, đề thi như trên hoàn toàn bình thường và đã áp dụng nhiều năm nay.
Ông Dân cũng đánh giá, đề thi này không khó đối với học sinh trên địa bàn. Ông lý giải, các em là người địa phương nên biết rõ những từ đó. “Nếu học sinh nào bảo khó thì do không chịu học bài”, ông Dân thẳng thắn nói.
Vị trưởng phòng cũng cho biết thêm, không chỉ riêng tại phòng GD&ĐT huyện Lộc Hà mới đưa phần tiếng địa phương vào đề thi, những địa phương khác cũng làm vậy, nhưng có thể ngắn gọn hơn, như yêu cầu giải nghĩa của một trong số các từ “Mô; chi; ri; chộ...”.
Với 2 câu thơ trên, đáp án chính xác của phòng giáo dục là:
"Đâu núi đâu non đâu chẳng thấy. Đâu sông đâu biển thấy đâu nào”, ông Dân nói.
Người ra đề thi này là thầy Lê Khắc Yên, chuyên viên phòng GD&ĐT huyện Lộc Hà. Thầy Yên cũng cho rằng, câu hỏi bình thường và các em đều làm được.

Đề thi văn lạ ở Vũng Tàu: “Có lạ nhưng không đánh đố“

(Kiến Thức) - Một đề thi văn lạ ở Vũng Tàu có ảnh biếm họa, chữ Hán và tiếng Anh đang khiến GV-HS tranh luận rôm rả vài ngày nay. 

Ngày 5/3/2015, Sở GD-ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi Olympic 27/4 (27/4/1975 là ngày giải phóng hoàn toàn tỉnh).
Đề thi Văn trong kỳ thi này ngay sau đó đã gây xôn xao trong giới học đường và cư dân mạng với có một số chi tiết, yếu tố được xem là lạ với những đề thi văn truyền thống.

Những đề thi văn độc lạ về phim ảnh, sách báo, trinh tiết

(Kiến Thức) - Nhiều đề thi Văn đã trở nên vô cùng độc, hot khi đưa các bộ phim đình đám hay các vấn đề nhạy cảm như trinh tiết vào các câu nghị luận xã hội...

Một đề thi thử THPT quốc gia môn Văn trích từ cuốn sách Tuyển tập 90 đề thi thử quốc gia THPT môn Ngữ văn tập 2 sắp phát hành ngày 19/5 tới đây đang khiến dân mạng xôn xao vì đưa các hình ảnh bộ phim bom tấn Fast and Furious 7 (Quá nhanh, quá nguy hiểm) vào.

Một đề thi thử THPT quốc gia môn Văn trích từ cuốn sách Tuyển tập 90 đề thi thử quốc gia THPT môn Ngữ văn tập 2 sắp phát hành ngày 19/5 tới đây đang khiến dân mạng xôn xao vì đưa các hình ảnh bộ phim bom tấn Fast and Furious 7 (Quá nhanh, quá nguy hiểm) vào. 

Cụ thể, câu 1 của đề thi có nội dung: "Trong đoạn kết của bộ phim Fast and furious 7, sau khi cùng nhau vượt qua mọi khó khăn để bảo vệ gia đình mình, nhân vật Dom đã nói với người anh em: “Cho dù cậu ở đâu, cách xa hàng dặm hay nửa vòng Trái Đất, cậu sẽ mãi ở trong tim chúng tôi, và chúng tôi mãi là gia đình cậu”. Từ câu nói trên, anh chị hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 600 chữ), trình bày suy nghĩ về vai trò tình cảm gia đình đối với đời sống mỗi con người". Câu hỏi này do sinh viên Mai Tôn Minh Trang, đến từ lớp Chất lượng cao, khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, từng đạt giải nhì Quốc gia môn Văn đưa ra.
Cụ thể, câu 1 của đề thi có nội dung: "Trong đoạn kết của bộ phim Fast and furious 7, sau khi cùng nhau vượt qua mọi khó khăn để bảo vệ gia đình mình, nhân vật Dom đã nói với người anh em: “Cho dù cậu ở đâu, cách xa hàng dặm hay nửa vòng Trái Đất, cậu sẽ mãi ở trong tim chúng tôi, và chúng tôi mãi là gia đình cậu”. Từ câu nói trên, anh chị hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 600 chữ), trình bày suy nghĩ về vai trò tình cảm gia đình đối với đời sống mỗi con người". Câu hỏi này do sinh viên Mai Tôn Minh Trang, đến từ lớp Chất lượng cao, khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, từng đạt giải nhì Quốc gia môn Văn đưa ra.
Nhung de thi van vo cung doc, la va sang tao
 Ngày 5/3/2015, Sở GD-ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi Olympic. Đề thi Văn trong kỳ thi này ngay sau đó đã gây xôn xao trong giới học đường và cư dân mạng vì có một số chi tiết, yếu tố được xem là lạ, dị như tranh biếm họa, tiếng Anh và chữ Hán. Ảnh chụp đề thi học sinh giỏi văn Olympic Bà Rịa - Vũng Tàu dành cho học sinh lớp 11. 

Tin mới