Xem toàn bộ ảnh
Giặt đồ lót với quần áo thường. Quần áo bên ngoài thường dính đầy bụi đường và các loại vi khuẩn “sống dai” có tính gây bệnh mạnh, quần nhỏ thường có các loại vi khuẩn từ đường ruột và niệu đạo tiết ra. Theo thống kê, mỗi cm2 miếng vải có khoảng 10 - 100 vi sinh vật, cho dù sử dụng nước tẩy rửa giặt đồ thì cũng chỉ tiêu diệt được 80% vi khuẩn, số vi khuẩn lọt lưới sẽ gây hiện tượng nhiễm khuẩn chéo. Vì vậy, đồ ngoài và nội y không thể giặt lẫn lộn. |
Đổ xà phòng trực tiếp lên đồ lót. Xà phòng giặt “cực mạnh” có chứa nhiều chất tẩy trắng làm thay đổi màu sắc của quần áo. Vì thế không nên đổ xà phòng trực tiếp lên đồ lót mà hãy hòa tan trong nước rồi mới cho đồ của mình vào, như vậy sẽ tránh được tình trạng đồ chíp bị bay màu hay cặn bột giặt cố bám trụ trên đó. |
Ngâm đồ lót quá lâu. Tốt nhất chỉ ngâm nước dưới 5 phút để bảo vệ vải và tránh vi khuẩn phát triển. |
Dùng dung dịch tăng độ trắng để ngâm đồ lót. Thực tế, nhiều sản phẩm quảng cáo giúp quần áo trắng sáng hơn có cho thêm chất huỳnh quang tăng trắng. Chất này là một dạng thuốc nhuộm hấp thụ tia tử ngoại có khả năng phát huỳnh quang để tăng độ trắng hóa học. Nếu xâm nhập cơ thể, chất này nhanh chóng kết hợp với protein trong cơ thể, khó bài tiết ra ngoài, từ đó tăng gánh nặng cho gan, và kích ứng da. |
"Gom" nhiều nhiều rồi giặt một thể. Tuy nhiên, thời gian để đồ bẩn càng lâu, vi khuẩn càng có cơ hội xâm nhập và làm tổ trong các sợi vải, khó mà giặt sạch. Đặc biệt, trên đồ lót có nhiều dịch cơ thể, nếu không giặt ngay, nấm mốc sẽ sinh sôi, dễ gây bệnh phụ khoa cho người mặc. |
Giặt đồ lót bằng máy giặt. Dù có bận đến mấy, giặt tay những chiếc quần áo lót cũng không tốn nhiều thời gian. Bỏ vào máy giặt đợi đến lúc mang ra phơi sẽ tích tụ thêm vi khuẩn. Nếu giặt đồ lót trong môi trường nhiều nấm mốc như vậy, sẽ khiến đồ lót trở thành vật gây bệnh. |