Giật mình lý do người xưa chọn nơi hang sâu, tối để vẽ

Theo một nghiên cứu mới, những người ở thời kỳ đồ đá có thể đã mạo hiểm vào sâu các hang động thiếu oxy để vẽ tranh để có những trải nghiệm ngoài cơ thể và ảo giác.

Vào thế kỷ 19, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một loạt các hang động được trang trí có niên đại từ 40.000 đến 14.000 năm - thuộc thời kỳ đồ đá cũ trên hoặc cuối thời kỳ đồ đá - trên khắp Tây Âu.

Giat minh ly do nguoi xua chon noi hang sau, toi de ve

Ảnh minh họa.

Các hang động được tìm thấy chủ yếu ở Tây Ban Nha và Pháp, có đầy những bức tranh trên tường, nhiều trong số chúng nằm ở những khu vực chỉ có thể tiếp cận bằng những lối đi hẹp. Các bức tranh được sơn màu đen, đỏ vẽ hình nhiều động vật và các kí tự trừu tượng.

Vậy lý do gì mà các hoạ sĩ lại lựa chọn những địa điểm khó khăn và ẩn chứa nhiều rủi ro cho tính mạng của bản thân để thực hiện các bức vẽ như vậy? Để trả lời câu hỏi này, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Tel Aviv đã tập trung vào một đặc điểm của những hang động sâu và hẹp, đặc biệt là những hang động cần ánh sáng nhân tạo: lượng oxy thấp.

Mức độ oxy thấp như vậy có thể gây ra tình trạng thiếu oxy trong cơ thể, dẫn tới tình trạng nhức đầu, khó thở, lú lẫn và bồn chồn. Nhưng mặt khác, nó làm tăng hormone dopamine trong não dẫn tới ảo giác và cảm giác hưng phấn. Đối với các hang động sâu, hẹp, nồng độ oxy giảm xuống thấp tới 11%, điều này sẽ gây ra các triệu chứng thiếu oxy nghiêm trọng hơn.

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng, người cổ đại chui vào những không gian tối tăm sâu thẳm này để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật.

"Chúng tôi cho rằng việc vào những hang động sâu và tối này là một lựa chọn có ý thức", tác giả chính của nghiên cứu Yafit Kedar cho hay.

Giat minh ly do nguoi xua chon noi hang sau, toi de ve-Hinh-2

Để có thể nhìn thấy trong bóng tối, các họa sỹ phải thắp đuốc. Điều này càng làm giảm oxy trong hang động. Các hang động có ý nghĩa đặc biệt với các nền văn minh cổ đại. Chúng được coi là "cổng kết nối với thế giới ngầm".

Kedar và các cộng sự tin rằng người cổ đại vẽ tranh trong trạng thái ảo giác như một cách để duy trì mối liên hệ của họ với các thực thể của thế giới ngầm. "Ý tưởng là họ đi sâu vào trong hang động. Họ tin rằng có thứ gì đó ở đó và có những thực thể bên ngoài bức tường", Kedar cho hay.

Các nhà nghiên cứu đang tìm cách phân tích số người ở cùng một thời điểm trong các hành động này và thời điểm họ cùng nhau kéo dài bao lâu.

Việt Nam phát hiện 22 hang động mới tại Quảng Bình

Theo Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, đoàn thám hiểm hang động Anh - Việt đã phát hiện 22 hang động mới và 3 hang động khảo sát bổ sung với tổng chiều dài 3.550m.

Trong đợt khảo sát hang động vào tháng 3 vừa qua, đoàn thám hiểm hang động Anh - Việt phối hợp với Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã ghi nhận thêm 22 hang động mới và 3 hang động khảo sát bổ sung với tổng chiều dài 3.550m tại khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa (Quảng Bình).

Các nhà chứa cổ xưa có 'năm điều cấm' đối với phụ nữ

Có một lý do tại sao các nhà thổ thời xưa ở Trung Quốc đều rất phát triển, đó là do có những quy tắc và quy định rất nghiêm ngặt bên trong nhà thổ.

Thứ nhất, phải lập khế ước bán thân

Con gái khi bước chân vào nhà thổ phải có khế ước bán thân, từ đó về sau không thể trốn thoát được. Trong xã hội Trung Quốc xưa, nhà thổ không chỉ hợp pháp mà còn có lịch sử rất lâu đời nên hệ thống quản lý nội bộ của mỗi nhà thổ đã khá hoàn thiện và chặt chẽ.

(Ảnh minh họa)

Khế ước bán thân, như tên gọi, tương đương với việc bán thân cho nhà chứa, từ đó về sau, ngoại trừ chết bệnh, được chuộc lại hoặc bị trục xuất khỏi nhà chứa, người phụ nữ không thể rời khỏi nhà chứa nữa.

Thứ hai, không được chạy theo bám víu kẻ có quyền lực

Yêu cầu này đã trở thành một quy tắc ngầm trong việc kinh doanh nhà thổ kể từ thời nhà Tống. Do địa vị thấp kém của phụ nữ vào thời nhà Tống, việc quản lý phụ nữ trong các nhà thổ càng nghiêm ngặt hơn. Các quan chức "làm công việc bán thời gian" để kiếm thêm tiền và việc đầu tư vào các nhà thổ ở những nơi khác là rất phổ biến. Cũng từ đây, hình thành mối quan hệ giữa quan chức và các phụ nữ trong nhà thổ.

(Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, việc người con gái trong nhà thổ có quan hệ thân thiết với một quan chức nào đó, điều này khiến trật tự trong nhà thổ trở nên hỗn loạn, chia bè phái. Kể từ đó, việc không được quá thân thiết với quan chức có quyền lực được coi là hành vi không được phép, vi phạm sẽ bị trừng phạt.

Thứ ba, không được lừa dối khách

Vì một số lý do nào đó, những người phụ nữ trong nhà thổ thường tìm cách né tránh, lừa dối những vị khách mà mình không thích tiếp đón. Điều này khiến cho những vị khách này không vui, thường tìm cách gây khó khăn cho nhà thô. Vì vậy nhà thổ đã ra quy tắc phụ nữ trong nhà thổ không được lừa dối khách quen của quán. Những người vi phạm sẽ bị các nhà thổ trừng phạt theo quy định tương ứng, các biện pháp trừng phạt rất nghiêm khắc và tàn nhẫn khiến người ta “nổi da gà”.

Thứ tư, không từ chối khách hàng

(Ảnh minh họa)

Đây là quy định nghiêm ngặt nhất trong nhà thổ, thông thường, phụ nữ trong nhà thổ bất luận thế nào cũng phải tiếp khách, trừ khi họ mắc bệnh nan y, ốm nằm liệt giường. Cho dù có thai cũng phải uống thuốc phá thai, nghỉ ngơi một hai ngày là phải bắt đầu làm việc, quả thật quá tàn nhẫn.

Thứ năm, không được cất giấu tiền riêng

(Ảnh minh họa)

Cùng với sự phát triển thì việc đào tạo kỹ nữ ngày càng đắt đỏ. Vì vậy có lẽ từ thời nhà Tống, nhà chứa đã quy định rõ ràng rằng kỹ nữ không được phép giấu tiền riêng trong nhà chứa, tất cả tiền boa đều phải giao nộp.

Phải nói rằng thủ đoạn này thực sự tàn nhẫn, nó không chỉ giúp những ông trùm nhà chứa tăng thu nhập và tiết kiệm tiền mà còn ngăn cản những phụ nữ trong nhà thổ kiếm được quá nhiều tiền và có thể tự chuộc bản thân rời khỏi nhà thổ.

Tin mới