Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), mỗi năm số thí sinh trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ chỉ chiếm chưa đến 30%, còn lại gần 70% thí sinh phải chấp nhận rời xa cánh cửa ĐH, CĐ. Song song với đó cứ sau mỗi kỳ thi đại học, cao đẳng, có khoảng 2, 3 vụ học sinh tự tử vì trượt đại học. Bên cạnh đó, con số các bệnh nhân đến khám tâm thần vì sốc, hay trầm cảm do trượt đại học cũng tăng đáng kể.
Mùa thi ĐH, CĐ mới đang đến gần, cùng nhìn lại các vụ tự tử vì thi cử những năm vừa qua để gióng lên hồi chuông cảnh báo chăm sóc sức khỏe tinh thần cho các sĩ tử trong đợt vượt vũ môn quan trọng này.
Mùa thi ĐH, CĐ mới đang đến gần, cùng nhìn lại các vụ tự tử vì thi cử những năm vừa qua để gióng lên hồi chuông cảnh báo chăm sóc sức khỏe tinh thần cho các sĩ tử trong đợt vượt vũ môn quan trọng này.
Nhiều học sinh đang chịu những áp lực quá lớn của việc phải thi đỗ đại học |
Gần đây nhất, vào ngày 5/3/2013, em Lê Chí H., học sinh lớp 7 trường THCS Hải Xuân, Hải Năng, tỉnh Quảng Trị bị gia đình la mắng do mải chơi, không lo chuyện học hành. Bứa xúc, H. đã nhảy sông tự tử.
Tiếp đó, vào tháng 4/2011, một học sinh lớp 10 trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng treo cổ tự tử, để lại thư tuyệt mệnh cho biết bị thầy giáo mắng trong giờ học môn Hóa.
Sáng 10/7/2011 tại điểm thi Trường THPT Dân lập Lô-mô-lô-xôp (Hà Nội) của ĐHQG Hà Nội trong môn thi Ngoại ngữ, cũng là môn thi cuối cùng của đợt thi ĐH lần II.
Sau khi bóc đề, tính thời gian làm bài được 15 phút, các giám thị coi thi phát hiện em nữ sinh mang tài liệu và lập biên bản, đình chỉ thi với trường hợp này. Trong khi các giám thị đang lập biên bản, với tâm trạng hoảng loạn, thí sinh này đã chạy ra khỏi phòng thi, định nhảy qua lan can tự tử. Rất may các cán bộ tại đây đã kịp thời ngăn cản hành động của em nữ sinh. Khi được đưa xuống phòng y tế, nữ sinh khóc, hét rất to...
Tiếp đó, ngày 13/7/2010, em Trịnh Công S, một học sinh giỏi của trường chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi) đã uống thuốc rầy tự vẫn bởi vì một bài thi làm dang dở...
Ngày 7/7/2010, nữ sinh N. T. H, sinh năm 1992, ở Lâm Đồng đã uống thuốc trừ cỏ vì... không nhận được giấy báo thi ĐH. Người nhà nạn nhân cho biết, em H. đã nộp hồ sơ dự thi vào Trường ĐH Đà Lạt tại Trường THPT Tân Hà, nhưng sát ngày diễn ra kỳ thi mà H. vẫn không nhận được giấy báo. Sau đó, em H. lên Trường ĐH Đà Lạt nhờ kiểm tra thì phát hiện không có hồ sơ đăng ký dự thi của em tại đây. Trong lúc quẫn trí, em H. đã viết một bức thư để lại cho gia đình rồi uống thuốc trừ cỏ tự tử.
Ảnh minh họa. |
Ngày 20/8/2009 tại Yên Khê (Con Cuông, Nghệ An) em Nguyễn Thị V, sinh năm 1991 tự tử bằng lá ngón vì thất vọng trước kết quả dự thi ĐH.
Tại Nam Định,12h30 ngày 14/8/2006, Nguyễn Thị Diệu T, sinh năm 1988 đã quyên sinh khi biết tin thi trượt ĐH.
Sự việc không dừng lại ở đó, sau đó không lâu, chiều 2/8/2005, em Trần Duy Hùng sinh năm 1987, trú tại Nam Định đã thắt cổ tự tử sau khi biết tin mình trượt ĐH... Hùng vốn là học sinh giỏi, em là con trai cả và là niềm tự hào của cả nhà. Hàng xóm cho biết bố mẹ rất kỳ vọng vào cậu, tạo nên một áp lực lớn. Vì thế khi biết kết quả không như kỳ vọng, em đã tìm đến cái chết để giải thoát, trốn tránh chính bản thân mình.
Bức tranh đối nghịch giữa một bên điểm số rất cao, được dư luận ca ngợi, một bên điểm số thấp, bị đánh giá thua kém kèm theo nhiều nhận xét không hay, sự thất vọng của phụ huynh... đã tạo tâm trạng tuyệt vọng cùng cực cho những bạn trẻ trong độ tuổi tâm lý nhiều nhiễu động này. Cuối cùng, đẩy các em học sinh trên phải tìm tới cái chết như một sự giải thoát gây bao đau đớn cho gia đình và xã hội.
Đây là lời cảnh tỉnh đến những bậc phụ huynh, nhà trường và chính bản thân các em học sinh cần phải biết cân bằng và xắp xếp hợp lý giữa thời gian học tập và nghỉ ngơi để tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra.
Bức tranh đối nghịch giữa một bên điểm số rất cao, được dư luận ca ngợi, một bên điểm số thấp, bị đánh giá thua kém kèm theo nhiều nhận xét không hay, sự thất vọng của phụ huynh... đã tạo tâm trạng tuyệt vọng cùng cực cho những bạn trẻ trong độ tuổi tâm lý nhiều nhiễu động này. Cuối cùng, đẩy các em học sinh trên phải tìm tới cái chết như một sự giải thoát gây bao đau đớn cho gia đình và xã hội.
Đây là lời cảnh tỉnh đến những bậc phụ huynh, nhà trường và chính bản thân các em học sinh cần phải biết cân bằng và xắp xếp hợp lý giữa thời gian học tập và nghỉ ngơi để tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra.